Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Chiếc chảo Liên Xô từ thời bao cấp hiện vẫn được quán bánh mì Hồng Trang sử dụng để phục vụ món bánh mì chảo.
Nằm ở 170 Triệu Việt Vương, bánh mì Hồng Trang là một trong những quán bánh mì chảo lâu năm ở Hà Nội, có từ thời bao cấp và được chuyển từ 116 Mai Hắc Đế khoảng 7 năm trước.
Biển hiệu quán nhỏ và không nổi bật, nằm cạnh hai quán bánh mì nên thực khách dễ nhầm lẫn.
Quán mở bán từ 6h - 22h hàng ngày. Có hai khu vực để khách ngồi ăn, một gian nhỏ trong ngõ, xếp được hai bàn nhựa loại dành cho 4 người. Không gian ngoài trời vừa là chỗ xếp khoảng hai, ba bộ bàn ghế, vừa là chỗ để xe.
Điểm đặc biệt của món bánh mì chảo quán bà Trang (67 tuổi) là những chiếc chảo Liên Xô với tuổi đời hơn 40 năm. Theo chia sẻ của bà, vào thời kỳ bao cấp, bà có dịp được thưởng thức món bít tết của châu Âu, trình bày đẹp và lạ mắt. Dựa vào đó, bà sáng tạo nên món bánh mì chảo với cách trình bày tương tự nhưng sử dụng những nguyên liệu quen thuộc với mức giá phải chăng để mọi người đều có thể thưởng thức.
Bà Trang đã mua khoảng 50 bộ chảo, bao gồm cả dao, nĩa từ một người quen đi Liên Xô mang về. Qua thời gian, hiện quán còn lại hơn 10 chiếc, chỉ mang ra phục vụ khi khách quá đông và đã dùng hết chảo cán nhựa bổ sung. Chiếc chảo tuy cũ nhưng được đánh bóng, vệ sinh sạch sẽ, mang cảm giác hoài niệm một thời.
Món bánh mì chảo được chế biến bằng chiếc chảo Liên Xô hơn 40 năm tuổi của quán.
Quán bán hai loại bánh mì chảo với mức giá khác nhau. Suất 35.000 đồng bao gồm: trứng ốp la, thịt xiên, pate, xúc xích đỏ, chả, ruốc bông. Suất 50.000 đồng cho thêm một viên thịt bò được phết một loại sốt đặc biệt do bà Trang tự làm. Quán cũng bán thêm các loại bánh mì kẹp với nhân được làm từ những nguyên liệu trên, giá dao động 20.000 - 25.000 đồng.
Khi khách gọi món, bà Trang mới bắt đầu chế biến, nên món bánh mì chảo luôn được phục vụ trong lúc vẫn còn nóng. Đầu tiên là đập trứng gà vào chảo nóng, sau đó lần lượt cho thêm thịt xiên, pate, xúc xích đỏ, chả và cuối cùng là ruốc bông. Pate và thịt xiên do bà Trang tự làm, còn các nguyên liệu khác đều được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo vệ sinh.
"Công đoạn chế biến không khó nhưng phục vụ thì khá vất vả", bà Trang chia sẻ. Ở cơ sở cũ, quán sử dụng đến năm bếp than khiến không gian thêm nóng bức vào mùa hè. Sau khi sang đây, quán đã đổi sang dùng hai bếp điện, tốc độ phục vụ được cải thiện. Mỗi chảo mất chưa đầy năm phút chế biến.
Mỗi suất khi mang ra phục vụ đều có bánh mì nướng giòn và rau chua ăn kèm. Khác với những hàng quán khác, bánh mì chảo quán bà Trang không có nước sốt mà thay vào đó là xì dầu.
Xé một miếng bánh mì giòn rụm, phết thêm lòng đỏ trứng đặc sánh, đặt pate, thịt xiên, giăm bông và ruốc lên trên rồi thưởng thức. "Lòng đỏ trứng bùi bùi, pate và giăm bông mềm, béo, còn thịt xiên có vị ngọt nhờ được tẩm ướp kỹ gia vị", một thực khách chia sẻ tại quán.
Tuy nhiên, vì các loại nguyên liệu đều chứa nhiều protein nên món ăn dễ gây ngán. Thực khách có thể gọi trà đá, nhân trần hoặc sữa đậu để trung hòa vị. Trước khi thêm xì dầu vào chảo, thực khách nên ăn thử để gia giảm tùy theo khẩu vị, tránh bị mặn.
Một suất bánh mì chảo thường giá 35.000 đồng.
Khoảng 2, 3 bộ bàn ghế nhựa được đặt trên vỉa hè cạnh quán.
Không gian quán bên trong ngõ.
Khi khách gọi món, chủ quán mới bắt đầu chế biến nên món bánh mì chảo luôn được phục vụ lúc còn nóng.
Một suất bánh mì chảo thường giá 35.000 đồng.
Khoảng 2, 3 bộ bàn ghế nhựa được đặt trên vỉa hè cạnh quán.
1 / 4
Khách của quán thuộc mọi lứa tuổi và tầng lớp, có cả những khách du lịch từ tỉnh, thành khác và khách ngoại quốc. Thời điểm còn ở Mai Hắc Đế, hàng ngày quán bà bán được khoảng 700 - 800 bánh mì, mùa đông có thể lên đến gần 1000 chiếc. Tuy nhiên sau khi đổi địa chỉ mới, lượng khách chỉ bằng khoảng 40 - 50% trước đây.
Ngô Thị Vân Anh (Hà Nội) cho biết đây là quán ruột của chị khi còn học cấp 3. Hồi đó một chảo chỉ có giá 10.000 đồng. Minh Huyền (32 tuổi), có nhà bà nội ở Mai Hắc Đế, cho biết món bánh mì chảo có từ khi chị chưa chào đời.
Anh Chu Văn Dương (Hà Nội) thường xuyên được bố dẫn đến đây ăn bánh mì chảo lúc nhỏ. "Ngày xưa khó khăn, nhìn thấy món bánh mì chảo này là thèm. Giờ đến quán ăn chủ yếu là để tìm lại cảm giác tuổi thơ", anh nói. Hương vị món ăn đã khác trước do thay đổi nguyên liệu. Anh Dương khuyên thực khách nên đến thưởng thức và đánh giá vì khẩu vị mỗi người khác nhau.
Mặt bằng quán không quá rộng, thời điểm nhiều nhất có khoảng 7, 8 bộ bàn ghế nên vào giờ cao điểm, khách đến sau sẽ phải chờ bàn. Ngày thường, giờ đông khách là buổi trưa, cuối tuần đông vào buổi tối. Quán không có chỗ để xe riêng, một số bàn ăn phía ngoài xếp ngay cạnh xe máy, gây bất tiện cho thực khách.
Nằm ở 170 Triệu Việt Vương, bánh mì Hồng Trang là một trong những quán bánh mì chảo lâu năm ở Hà Nội, có từ thời bao cấp và được chuyển từ 116 Mai Hắc Đế khoảng 7 năm trước.
Biển hiệu quán nhỏ và không nổi bật, nằm cạnh hai quán bánh mì nên thực khách dễ nhầm lẫn.
Quán mở bán từ 6h - 22h hàng ngày. Có hai khu vực để khách ngồi ăn, một gian nhỏ trong ngõ, xếp được hai bàn nhựa loại dành cho 4 người. Không gian ngoài trời vừa là chỗ xếp khoảng hai, ba bộ bàn ghế, vừa là chỗ để xe.
Điểm đặc biệt của món bánh mì chảo quán bà Trang (67 tuổi) là những chiếc chảo Liên Xô với tuổi đời hơn 40 năm. Theo chia sẻ của bà, vào thời kỳ bao cấp, bà có dịp được thưởng thức món bít tết của châu Âu, trình bày đẹp và lạ mắt. Dựa vào đó, bà sáng tạo nên món bánh mì chảo với cách trình bày tương tự nhưng sử dụng những nguyên liệu quen thuộc với mức giá phải chăng để mọi người đều có thể thưởng thức.
Bà Trang đã mua khoảng 50 bộ chảo, bao gồm cả dao, nĩa từ một người quen đi Liên Xô mang về. Qua thời gian, hiện quán còn lại hơn 10 chiếc, chỉ mang ra phục vụ khi khách quá đông và đã dùng hết chảo cán nhựa bổ sung. Chiếc chảo tuy cũ nhưng được đánh bóng, vệ sinh sạch sẽ, mang cảm giác hoài niệm một thời.
Món bánh mì chảo được chế biến bằng chiếc chảo Liên Xô hơn 40 năm tuổi của quán.
Quán bán hai loại bánh mì chảo với mức giá khác nhau. Suất 35.000 đồng bao gồm: trứng ốp la, thịt xiên, pate, xúc xích đỏ, chả, ruốc bông. Suất 50.000 đồng cho thêm một viên thịt bò được phết một loại sốt đặc biệt do bà Trang tự làm. Quán cũng bán thêm các loại bánh mì kẹp với nhân được làm từ những nguyên liệu trên, giá dao động 20.000 - 25.000 đồng.
Khi khách gọi món, bà Trang mới bắt đầu chế biến, nên món bánh mì chảo luôn được phục vụ trong lúc vẫn còn nóng. Đầu tiên là đập trứng gà vào chảo nóng, sau đó lần lượt cho thêm thịt xiên, pate, xúc xích đỏ, chả và cuối cùng là ruốc bông. Pate và thịt xiên do bà Trang tự làm, còn các nguyên liệu khác đều được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo vệ sinh.
"Công đoạn chế biến không khó nhưng phục vụ thì khá vất vả", bà Trang chia sẻ. Ở cơ sở cũ, quán sử dụng đến năm bếp than khiến không gian thêm nóng bức vào mùa hè. Sau khi sang đây, quán đã đổi sang dùng hai bếp điện, tốc độ phục vụ được cải thiện. Mỗi chảo mất chưa đầy năm phút chế biến.
Mỗi suất khi mang ra phục vụ đều có bánh mì nướng giòn và rau chua ăn kèm. Khác với những hàng quán khác, bánh mì chảo quán bà Trang không có nước sốt mà thay vào đó là xì dầu.
Xé một miếng bánh mì giòn rụm, phết thêm lòng đỏ trứng đặc sánh, đặt pate, thịt xiên, giăm bông và ruốc lên trên rồi thưởng thức. "Lòng đỏ trứng bùi bùi, pate và giăm bông mềm, béo, còn thịt xiên có vị ngọt nhờ được tẩm ướp kỹ gia vị", một thực khách chia sẻ tại quán.
Tuy nhiên, vì các loại nguyên liệu đều chứa nhiều protein nên món ăn dễ gây ngán. Thực khách có thể gọi trà đá, nhân trần hoặc sữa đậu để trung hòa vị. Trước khi thêm xì dầu vào chảo, thực khách nên ăn thử để gia giảm tùy theo khẩu vị, tránh bị mặn.
Một suất bánh mì chảo thường giá 35.000 đồng.
Khoảng 2, 3 bộ bàn ghế nhựa được đặt trên vỉa hè cạnh quán.
Không gian quán bên trong ngõ.
Khi khách gọi món, chủ quán mới bắt đầu chế biến nên món bánh mì chảo luôn được phục vụ lúc còn nóng.
Một suất bánh mì chảo thường giá 35.000 đồng.
Khoảng 2, 3 bộ bàn ghế nhựa được đặt trên vỉa hè cạnh quán.
1 / 4
Khách của quán thuộc mọi lứa tuổi và tầng lớp, có cả những khách du lịch từ tỉnh, thành khác và khách ngoại quốc. Thời điểm còn ở Mai Hắc Đế, hàng ngày quán bà bán được khoảng 700 - 800 bánh mì, mùa đông có thể lên đến gần 1000 chiếc. Tuy nhiên sau khi đổi địa chỉ mới, lượng khách chỉ bằng khoảng 40 - 50% trước đây.
Ngô Thị Vân Anh (Hà Nội) cho biết đây là quán ruột của chị khi còn học cấp 3. Hồi đó một chảo chỉ có giá 10.000 đồng. Minh Huyền (32 tuổi), có nhà bà nội ở Mai Hắc Đế, cho biết món bánh mì chảo có từ khi chị chưa chào đời.
Anh Chu Văn Dương (Hà Nội) thường xuyên được bố dẫn đến đây ăn bánh mì chảo lúc nhỏ. "Ngày xưa khó khăn, nhìn thấy món bánh mì chảo này là thèm. Giờ đến quán ăn chủ yếu là để tìm lại cảm giác tuổi thơ", anh nói. Hương vị món ăn đã khác trước do thay đổi nguyên liệu. Anh Dương khuyên thực khách nên đến thưởng thức và đánh giá vì khẩu vị mỗi người khác nhau.
Mặt bằng quán không quá rộng, thời điểm nhiều nhất có khoảng 7, 8 bộ bàn ghế nên vào giờ cao điểm, khách đến sau sẽ phải chờ bàn. Ngày thường, giờ đông khách là buổi trưa, cuối tuần đông vào buổi tối. Quán không có chỗ để xe riêng, một số bàn ăn phía ngoài xếp ngay cạnh xe máy, gây bất tiện cho thực khách.