Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Ở tuổi U.80, dù có 6 người con đều đã khôn lớn, thành đạt nhưng vợ chồng ông Mỹ vẫn quyết bán bún bò vì không muốn sống lệ thuộc con cháu.
Cứ như vậy, suốt gần 20 năm nay, ông Đinh Đắc Mỹ và vợ, là bà Nguyễn Thị Thao (cùng 79 tuổi) vẫn lụi cụi bên quán bún bò nằm tuốt trong con hẻm sâu trên đường 3 Tháng 2 (Q.10, TP.HCM).
Chủ quán làm chậm nhưng… không ai hối
Thời trẻ kinh doanh, buôn bán nuôi 6 người con trưởng thành, rồi khi ngoài 60 vợ chồng ông Mỹ "lui về hậu trường", theo cách nói vui của ông. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vợ chồng ông cho phép mình "ở không".
Vợ chồng ông Mỹ mở quán bún bò từ ngày "nghỉ hưu".
CAO AN BIÊN
Hồi đó, bà có học nghề nấu bún bò từ một người quen. Sẵn có cái nghề trong tay mà chưa dùng, nên hai vợ chồng quyết định mở quán bún bò nho nhỏ ở nhà, bán cho khách quen. Tuổi già nhưng mà chí mình không già, vẫn phải lao động, làm việc để kiếm tiền cho các con yên tâm...
Kể từ đó, ngày ngày, ông bà lụi cụi thức sớm nấu bún bò để kịp bán cho khách vào buổi sáng, chiều. Nhưng gần 3 năm nay, vì tình hình sức khỏe không còn được đảm bảo, nên họ chỉ bán từ 14 giờ tới tối, thường cỡ 19 giờ là hết.
Hiện tại, vợ chồng ông sống với vợ chồng người con thứ 2. Lâu lâu, không bận công việc, con dâu của ông bà cũng ra phụ để tô bún được đến tay khách nhanh hơn. Có một điều đặc biệt, chính là việc, dù ông bà chủ lụi cụi, làm món lâu, nhưng không ai hối, vì khách nào cũng thông cảm, biết ông bà đã cố gắng làm nhanh nhất có thể.
Tô bún bò giá 50.000 đồng ở quán.
CAO AN BIÊN
Vừa làm xong tô bún bò cho khách, bà Thao nói rằng vì quán nằm trong hẻm sâu, lại chỉ bán trong không gian gia đình, nên chủ yếu là khách quen ghé ăn suốt mấy chục năm. Lâu lâu, cũng có khách vãng lai ghé ủng hộ, nhưng không nhiều lắm.
Mỗi tô bún bò tại quán có giá 30.000 đồng - 50.000 đồng tùy nhu cầu của khách. Quán còn có tô đặc biệt, giá 60.000 đồng. Khi khách gọi món, bà chủ tỉ mẩn, chậm rãi cho một phần bún vào tô, bỏ thêm chả, gân bò, bắp bò, giò heo… thêm một chút rau mùi, đầu hành trụng rồi chan nước lèo thơm phức.
Tuổi già nhưng chí không già!
Nhìn qua, tô bún bò của 2 ông bà cũng không quá đặc biệt so với những quán khác tôi từng thử qua. Nhưng điểm nhấn ở đây, chính là nguyên liệu tươi ngon và phần nước dùng đậm đà, hậu ngọt, hợp với khẩu vị của tôi. Cá nhân tôi, chấm 8/10, đáng để ăn qua và ghé lại nhiều lần.
Chiều chiều, trời TP.HCM đổ cơn mưa bất chợt. Tôi ngồi trong quán nhỏ, với không gian gia đình ấm cúng thong thả ngồi ăn tô bún bò khoái khẩu, mắt nhìn ra ngoài đường, đúng là một trải nghiệm thú vị.
Quán nằm ở 436B/152 đường 3 Tháng 2 (Q.10).
CAO AN BIÊN
Trong quán, đều đặn từng lượt khách ghé ăn xế. Trong đó có anh Hải Dương (34 tuổi, ngụ Q.10). Anh gọi một tô đầy đủ giá 50.000 đồng, rồi ngồi vào bàn chờ món được mang ra.
Anh Dương cho biết mình là "mối ruột" của quán suốt 3 năm qua, từ hồi chuyển trọ về đây. Vì ghiền cái hương vị bún bò ở quán của ông bà, nên hầu như tuần nào cũng ghé ăn, ít thì 2 - 3 lần, nhiều thì 4 - 5 lần.
Nể ông bà cụ tuổi già mà vẫn mưu sinh. Mình là người trẻ, nhiều khi còn có suy nghĩ an nhàn, nhưng mà ông bà dù các con đã có thể phụng dưỡng nhưng vẫn mở quán ngày ngày để bán. Mong là ở tuổi ông bà, mình cũng có tinh thần như vậy!
Anh Dương, Thực khách
Chị Dung (44 tuổi, ngụ Q.10) cho biết chồng và con chị rất thích ăn bún bò ở quán của vợ chồng ông Mỹ. “Mỗi khi thèm là 2 cha con đòi đi ăn, hoặc nhờ mẹ mua mang về. Bún bò của ông bà ăn hợp khẩu vị, mình thích nước lèo đậm đà. Dù đôi khi ông bà có làm lâu nhưng mình thấy bình thường, vì ở tuổi ông bà mà còn buôn bán được vậy là mình thương và ủng hộ", chị Dung nói xong, mang 2 phần bún bò mang về.
Ông bà cho biết sẽ bán đến khi nào không còn sức thì thôi.
CAO AN BIÊN
Ở tuổi này, ông Mỹ nói rằng niềm hạnh phúc của vợ chồng ông chính là mỗi ngày được lao động, được làm việc, được mang những tô bún tâm huyết nhất dành cho khách suốt nhiều năm qua tới ghé ủng hộ quán. Họ vẫn sẽ bán, tới khi nào không còn sức làm nữa thì thôi…
Cứ như vậy, suốt gần 20 năm nay, ông Đinh Đắc Mỹ và vợ, là bà Nguyễn Thị Thao (cùng 79 tuổi) vẫn lụi cụi bên quán bún bò nằm tuốt trong con hẻm sâu trên đường 3 Tháng 2 (Q.10, TP.HCM).
Chủ quán làm chậm nhưng… không ai hối
Thời trẻ kinh doanh, buôn bán nuôi 6 người con trưởng thành, rồi khi ngoài 60 vợ chồng ông Mỹ "lui về hậu trường", theo cách nói vui của ông. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vợ chồng ông cho phép mình "ở không".
Vợ chồng ông Mỹ mở quán bún bò từ ngày "nghỉ hưu".
CAO AN BIÊN
Hồi đó, bà có học nghề nấu bún bò từ một người quen. Sẵn có cái nghề trong tay mà chưa dùng, nên hai vợ chồng quyết định mở quán bún bò nho nhỏ ở nhà, bán cho khách quen. Tuổi già nhưng mà chí mình không già, vẫn phải lao động, làm việc để kiếm tiền cho các con yên tâm...
Kể từ đó, ngày ngày, ông bà lụi cụi thức sớm nấu bún bò để kịp bán cho khách vào buổi sáng, chiều. Nhưng gần 3 năm nay, vì tình hình sức khỏe không còn được đảm bảo, nên họ chỉ bán từ 14 giờ tới tối, thường cỡ 19 giờ là hết.
Hiện tại, vợ chồng ông sống với vợ chồng người con thứ 2. Lâu lâu, không bận công việc, con dâu của ông bà cũng ra phụ để tô bún được đến tay khách nhanh hơn. Có một điều đặc biệt, chính là việc, dù ông bà chủ lụi cụi, làm món lâu, nhưng không ai hối, vì khách nào cũng thông cảm, biết ông bà đã cố gắng làm nhanh nhất có thể.
Tô bún bò giá 50.000 đồng ở quán.
CAO AN BIÊN
Vừa làm xong tô bún bò cho khách, bà Thao nói rằng vì quán nằm trong hẻm sâu, lại chỉ bán trong không gian gia đình, nên chủ yếu là khách quen ghé ăn suốt mấy chục năm. Lâu lâu, cũng có khách vãng lai ghé ủng hộ, nhưng không nhiều lắm.
Mỗi tô bún bò tại quán có giá 30.000 đồng - 50.000 đồng tùy nhu cầu của khách. Quán còn có tô đặc biệt, giá 60.000 đồng. Khi khách gọi món, bà chủ tỉ mẩn, chậm rãi cho một phần bún vào tô, bỏ thêm chả, gân bò, bắp bò, giò heo… thêm một chút rau mùi, đầu hành trụng rồi chan nước lèo thơm phức.
Tuổi già nhưng chí không già!
Nhìn qua, tô bún bò của 2 ông bà cũng không quá đặc biệt so với những quán khác tôi từng thử qua. Nhưng điểm nhấn ở đây, chính là nguyên liệu tươi ngon và phần nước dùng đậm đà, hậu ngọt, hợp với khẩu vị của tôi. Cá nhân tôi, chấm 8/10, đáng để ăn qua và ghé lại nhiều lần.
Chiều chiều, trời TP.HCM đổ cơn mưa bất chợt. Tôi ngồi trong quán nhỏ, với không gian gia đình ấm cúng thong thả ngồi ăn tô bún bò khoái khẩu, mắt nhìn ra ngoài đường, đúng là một trải nghiệm thú vị.
Quán nằm ở 436B/152 đường 3 Tháng 2 (Q.10).
CAO AN BIÊN
Trong quán, đều đặn từng lượt khách ghé ăn xế. Trong đó có anh Hải Dương (34 tuổi, ngụ Q.10). Anh gọi một tô đầy đủ giá 50.000 đồng, rồi ngồi vào bàn chờ món được mang ra.
Anh Dương cho biết mình là "mối ruột" của quán suốt 3 năm qua, từ hồi chuyển trọ về đây. Vì ghiền cái hương vị bún bò ở quán của ông bà, nên hầu như tuần nào cũng ghé ăn, ít thì 2 - 3 lần, nhiều thì 4 - 5 lần.
Nể ông bà cụ tuổi già mà vẫn mưu sinh. Mình là người trẻ, nhiều khi còn có suy nghĩ an nhàn, nhưng mà ông bà dù các con đã có thể phụng dưỡng nhưng vẫn mở quán ngày ngày để bán. Mong là ở tuổi ông bà, mình cũng có tinh thần như vậy!
Chị Dung (44 tuổi, ngụ Q.10) cho biết chồng và con chị rất thích ăn bún bò ở quán của vợ chồng ông Mỹ. “Mỗi khi thèm là 2 cha con đòi đi ăn, hoặc nhờ mẹ mua mang về. Bún bò của ông bà ăn hợp khẩu vị, mình thích nước lèo đậm đà. Dù đôi khi ông bà có làm lâu nhưng mình thấy bình thường, vì ở tuổi ông bà mà còn buôn bán được vậy là mình thương và ủng hộ", chị Dung nói xong, mang 2 phần bún bò mang về.
Ông bà cho biết sẽ bán đến khi nào không còn sức thì thôi.
CAO AN BIÊN
Ở tuổi này, ông Mỹ nói rằng niềm hạnh phúc của vợ chồng ông chính là mỗi ngày được lao động, được làm việc, được mang những tô bún tâm huyết nhất dành cho khách suốt nhiều năm qua tới ghé ủng hộ quán. Họ vẫn sẽ bán, tới khi nào không còn sức làm nữa thì thôi…