Quán bún đỏ Tây Nguyên độc lạ ở Hà Nội

Võ Xuân Trường

Well-known member
Quán bún đỏ Tây Nguyên độc lạ ở Hà Nội

Quán bún đỏ ở Hà Nội thu hút đông thực khách vì màu sắc, hương vị khác biệt từ Tây Nguyên.
Bún riêu đỏ với người Tây Nguyên xưa là một món ăn đặc biệt, chỉ dành cho những ngày lễ tết, các dịp đặc biệt. Đến nay thì nó được xem như một thức quà, thường được người Tây Nguyên dùng vào những buổi chiều sau bữa cơm trưa, hoặc gần đến bữa tối.
Quán bún nhỏ của anh Tuyền nằm trong ngõ 185 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Phạm Linh



Quán bún nhỏ của anh Tuyền nằm trong ngõ 185 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Phạm Linh
Anh Phạm Khắc Tuyền (50 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) - chủ quán bún riêu đỏ kể lại, sau chuyến đi du lịch Buôn Ma Thuột, anh có ấn tượng với món bún đặc biệt này và muốn đưa về Hà Nội để nhiều người biết đến.
Anh quyết định mở một quán bún riêu đỏ ở Hà Nội, và mời người bản địa về dạy cho mình.
Nước dùng được ninh từ xương lợn, nước riêu tôm và các gia vị Tây Nguyên để giữ mùi vị gần nhất với “bản gốc”. Ảnh: Phạm Linh
Nước dùng được ninh từ xương lợn, nước riêu tôm và các gia vị Tây Nguyên để giữ mùi vị gần nhất với “bản gốc”. Ảnh: Phạm Linh
Anh Tuyền cho biết, quán mở từ năm 2019. Ban đầu anh nấu theo đúng vị của người Tây Nguyên nhưng lại không hợp với khẩu vị của người Hà Nội, canh đúng vị sẽ thiên ngọt và nặng mùi vì nhiều nước mắm.
Vì thế, để phục vụ khách, anh đã điều chỉnh gia vị sao cho vừa vặn với khẩu vị của người Hà Nội, để không làm mất khách mà họ vẫn được thưởng thức món bún mới lạ của mảnh đất Tây Nguyên.
Tuy nhiên, anh vẫn giữ nguyên một đặc trưng của nước dùng đó là không cho hạt nêm, mì chính để tạo vị ngọt thanh cho nước dùng.
Bán bún đầy đặn với nhiều loại topping. Ảnh: Phạm Linh
Bát bún đầy đặn với nhiều loại topping. Ảnh: Phạm Linh
Ngoài ra, topping (các nguyên liệu đặt phía trên đóng vai trò trang trí hoặc tăng thêm hương vị) cũng được anh Hùng sử dụng linh hoạt. Anh cho biết, người Tây Nguyên không cho quá nhiều đồ ăn kèm mà chỉ cho trứng cút lộn và miếng riêu tôm vào bát bún.
Nhưng vì ở Hà Nội, mọi người đều đã quen với bát bún đầy đặn có thịt, mọc, chân giò, rau muống nên anh cũng cho thêm topping vào để phục vụ khách.
Sợi bún được nhuộm đỏ hấp dẫn, tạo nên sự đặc biệt. Ảnh: Phạm Linh
Sợi bún được nhuộm đỏ hấp dẫn, tạo nên sự đặc biệt. Ảnh: Phạm Linh
Điều đặc biệt nhất của quán chính là sợi bún được nhuộm đỏ trông rất đẹp mắt. Anh Tuyền đặt loại bún có sợi to, dầu điều từ Tây Nguyên rồi chuyển tới cơ sở làm bún để nhuộm màu. Vì dầu điều là loại phẩm màu tự nhiên nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe của thực khách.
Riêu tôm cũng là thứ không thể thiếu trong mỗi bán bún riêu đỏ. Miếng riêu tôm được anh Tuyền tự tay làm bằng cách xay nhuyễn thịt và tôm, rồi nặn thành miếng. Ảnh: Phạm Linh
Riêu tôm cũng là thứ không thể thiếu trong mỗi bán bún riêu đỏ. Miếng riêu tôm được anh Tuyền tự tay làm bằng cách xay nhuyễn thịt và tôm, rồi nặn thành miếng. Ảnh: Phạm Linh
Vì quán nằm ngay gần trường Đại học nên buổi trưa và tối là lúc đông khách nhất, sinh viên và người đi làm sẽ tới quán anh ăn bún.
Chị Nguyễn Thanh Huyền (20 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Đây là lần đầu mình ăn bún ở đây. Mình biết đến quán vì ở đây có điểm đặc biệt là sợi bún có màu đỏ và qua đây mình cũng mới biết là người Tây Nguyên ăn trứng cút với bún”.
Vào thứ 7, chủ nhật hằng tuần, anh Tuyền sẽ nấu canh có vị nguyên bản, chủ yếu để phục vụ khách tới ăn là người Buôn Ma Thuột. “Những ngày nghỉ, tôi nấu để cho những người trong Buôn Ma Thuột ra đây đi làm, sống ở Hà Nội tới ăn và vẫn được thưởng thức món ăn quê nhà”, anh Tuyền nói,
Mỗi bát bún dao động từ 35.000 đồng tới 45.000 đồng, thực khách có thể gọi thêm topping khác với giá 10.000 đồng.
 
Bên trên