Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Quán bún riêu trong hẻm ở quận Đống Đa với không gian trang trí nhiều đồ gỗ, gốm sứ cổ, được nhiều thực khách ví như quán quý tộc.
Bún riêu Gánh bán hơn 30 năm, từng là gánh hàng rong bán khắp Hà Nội, sau đó mở tiệm trên phố Hàng Bún, rồi Hàng Khoai. Từ tháng 10, chủ quán quyết định mở bán tại nhà riêng ở ngõ Lương Sử C. Không gian quán nổi bật bởi phong cách trang trí nhiều tượng bằng đá, gốm sứ, cùng tranh tường, bàn ghế, đồ dùng mang phong cách cổ.
Từ khi chuyển địa điểm về đây, quán nổi tiếng trên mạng xã hội, và được nhiều thực khách gọi với tên "bún riêu quý tộc" vì được thưởng thức bún riêu trong không gian cổ kính, ngắm các đồ vật có giá trị được bày trí hài hòa.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Những chiếc vỏ đồng hồ gỗ cổ (trước) do chị Yến, vợ chủ quán sưu tầm, được bày trí trong một góc quán vừa trang trí vừa làm tủ đựng đồ gia vị.
Một góc khác bày ba bức tranh dụ ngôn phong cách Trung Quốc (sau), lồng khung gỗ, hai bên bố trí cột đèn với vỏ kính màu cổ điển, tạo không gian ấm cúng. Theo chị Yến, ba bức tranh cổ được ông bà sưu tầm khoảng 60 năm trước, truyền lại cho con cháu gìn giữ.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Cửa ra vào, kệ tủ hay tường được trang trí nhiều đồ gốm sứ, vỏ đồng, đồ gỗ cổ.
Theo chủ quán, những món như đồng hồ, tượng cổ hay đàn piano đều do gia đình sưu tầm theo sở thích cá nhân, không chủ đích trang trí cho quán.
Đồ dùng như đĩa, hũ đựng ớt chưng, giấm bỗng, đũa đều là sản phẩm từ sứ được bày biện gọn gàng, tạo cho khách cảm giác ngon miệng, theo chủ quán.
Chủ quán Hoàng Minh Việt cho biết gia đình bán bún riêu từ những năm 90, có thời điểm mở ở Hàng Khoai bán 130 kg bún mỗi ngày. Sau này, lượng phục vụ bằng 1/5 số đó.
Tuy nhiên, từ khi chuyển về Lương Sử quán thu hút đông khách ghé thăm. "Nhà tôi phải đóng cửa mất 9 ngày để sắp xếp lại vì đông quá, không ngờ được mọi người yêu quý đến vậy", anh Việt chia sẻ.
Quán mở từ 10h tới 22h hằng ngày, thời điểm đông khách nhất từ 11h30 đến 13h. Không gian quán khoảng 50 m2, xếp được 9 bàn, có thể đón cùng lúc hơn 20 khách.
Phạm Linh Nhi (phải) biết đến quán trên mạng xã hội, nhận xét thưởng thức bún riêu trong quán giống như ở nhà. "Dù đường vào hơi khó tìm nhưng em đến đây cảm thấy xứng đáng", cô gái 19 tuổi, ở quận Thanh Xuân nói.
Bún riêu tại quán nấu theo kiểu truyền thống, tô đầy đủ bao gồm chả cá, giò tai, đậu, thịt bò, ốc và riêu cua được ăn kèm rau sống, ớt chưng và giấm bỗng. Một bát đầy đủ có giá 50.000 đồng.
George và Remi đến từ Anh và Pháp cũng tìm đến quán qua các clip trên mạng xã hội. "Thật tuyệt vời khi được thưởng thức món ăn Việt Nam trong không gian ở đây", Remi (trái) cho biết.
"Lúc trước dù ở phố Hàng Khoai thỉnh thoảng vẫn bị ngập, quán lại sử dụng bếp điện, chuyển về đây yên tâm và phục vụ khách tốt hơn", anh Việt nói về việc sử dụng nhà riêng làm quán.
Bún riêu Gánh bán hơn 30 năm, từng là gánh hàng rong bán khắp Hà Nội, sau đó mở tiệm trên phố Hàng Bún, rồi Hàng Khoai. Từ tháng 10, chủ quán quyết định mở bán tại nhà riêng ở ngõ Lương Sử C. Không gian quán nổi bật bởi phong cách trang trí nhiều tượng bằng đá, gốm sứ, cùng tranh tường, bàn ghế, đồ dùng mang phong cách cổ.
Từ khi chuyển địa điểm về đây, quán nổi tiếng trên mạng xã hội, và được nhiều thực khách gọi với tên "bún riêu quý tộc" vì được thưởng thức bún riêu trong không gian cổ kính, ngắm các đồ vật có giá trị được bày trí hài hòa.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Những chiếc vỏ đồng hồ gỗ cổ (trước) do chị Yến, vợ chủ quán sưu tầm, được bày trí trong một góc quán vừa trang trí vừa làm tủ đựng đồ gia vị.
Một góc khác bày ba bức tranh dụ ngôn phong cách Trung Quốc (sau), lồng khung gỗ, hai bên bố trí cột đèn với vỏ kính màu cổ điển, tạo không gian ấm cúng. Theo chị Yến, ba bức tranh cổ được ông bà sưu tầm khoảng 60 năm trước, truyền lại cho con cháu gìn giữ.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Cửa ra vào, kệ tủ hay tường được trang trí nhiều đồ gốm sứ, vỏ đồng, đồ gỗ cổ.
Theo chủ quán, những món như đồng hồ, tượng cổ hay đàn piano đều do gia đình sưu tầm theo sở thích cá nhân, không chủ đích trang trí cho quán.
Đồ dùng như đĩa, hũ đựng ớt chưng, giấm bỗng, đũa đều là sản phẩm từ sứ được bày biện gọn gàng, tạo cho khách cảm giác ngon miệng, theo chủ quán.
Chủ quán Hoàng Minh Việt cho biết gia đình bán bún riêu từ những năm 90, có thời điểm mở ở Hàng Khoai bán 130 kg bún mỗi ngày. Sau này, lượng phục vụ bằng 1/5 số đó.
Tuy nhiên, từ khi chuyển về Lương Sử quán thu hút đông khách ghé thăm. "Nhà tôi phải đóng cửa mất 9 ngày để sắp xếp lại vì đông quá, không ngờ được mọi người yêu quý đến vậy", anh Việt chia sẻ.
Quán mở từ 10h tới 22h hằng ngày, thời điểm đông khách nhất từ 11h30 đến 13h. Không gian quán khoảng 50 m2, xếp được 9 bàn, có thể đón cùng lúc hơn 20 khách.
Phạm Linh Nhi (phải) biết đến quán trên mạng xã hội, nhận xét thưởng thức bún riêu trong quán giống như ở nhà. "Dù đường vào hơi khó tìm nhưng em đến đây cảm thấy xứng đáng", cô gái 19 tuổi, ở quận Thanh Xuân nói.
Bún riêu tại quán nấu theo kiểu truyền thống, tô đầy đủ bao gồm chả cá, giò tai, đậu, thịt bò, ốc và riêu cua được ăn kèm rau sống, ớt chưng và giấm bỗng. Một bát đầy đủ có giá 50.000 đồng.
George và Remi đến từ Anh và Pháp cũng tìm đến quán qua các clip trên mạng xã hội. "Thật tuyệt vời khi được thưởng thức món ăn Việt Nam trong không gian ở đây", Remi (trái) cho biết.
"Lúc trước dù ở phố Hàng Khoai thỉnh thoảng vẫn bị ngập, quán lại sử dụng bếp điện, chuyển về đây yên tâm và phục vụ khách tốt hơn", anh Việt nói về việc sử dụng nhà riêng làm quán.