Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Gần 40 năm nằm nép mình trên tầng hai của một ngôi nhà cổ ven Hồ Gươm, mặc cho bên ngoài đổi thay, cà phê Đinh vẫn vẹn nguyên nét mộc mạc, trở thành nơi để thực khách tìm về một Hà Nội xưa cũ.
Lời tòa soạn
Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa ẩm thực của đất nước, hẫp dẫn du khách tới thưởng thức và khám phá. Có những thương hiệu ẩm thực gia truyền tồn tại qua nhiều giai đoạn lịch sử, trở thành nơi lưu giữ kỷ niệm, ký ức của người Hà Nội.
Báo VietNamNet xin giới thiệu tới độc giả tuyến bài Thương hiệu 'lưu giữ ký ức Hà Nội'.
Bài 1: Quán phở mở từ thời 'khách vừa ăn vừa chạy bom’, ông chủ vừa bán vừa lẩy Kiều
"Tôi uống cà phê ở đây từ năm 18, 19 tuổi, khi là sinh viên Đại học Bách Khoa. Bây giờ con trai tôi sắp tốt nghiệp đại học.
Con phố Đinh Tiên Hoàng thay đổi quá nhiều, ồn ào, đông đúc. Chỉ có cà phê Đinh vẫn thế, cũ kỹ, bình lặng, đầy hoài niệm”, nhấp ngụm cà phê cuối cùng trong cốc, vị khách tuổi trung niên tâm sự.
"Có chăng, điều thay đổi nhất, là giờ u Bích không còn. Chắc những vị khách từ thuở ấy vẫn nhớ mãi hình ảnh u hiền dịu, nhẹ nhàng, mang nét đẹp thanh tao của một phụ nữ Tràng An”, anh nói rồi vội vã rời đi. Đôi mắt có chút bâng khuâng.
Trong quán, bản tình ca nổi tiếng những năm 2000 "Em về tinh khôi" phát ra du dương từ chiếc loa nhỏ: "Bờ vai ơi, đừng quá nghiêng nghiêng đánh rơi buổi chiều thơm ngát. Làn môi ơi, đừng quá run run lỡ tia nắng hồng tan mất…".
Đúng như vị khách nói, cà phê Đinh là nơi đầy hoài niệm của Hà Nội.
Gần 40 năm, cà phê Đinh vẫn nằm lặng lẽ trên gác hai căn nhà Pháp cổ, được xây dựng năm 1909, ngay mặt phố Đinh Tiên Hoàng, hướng ra hồ Hoàn Kiếm. Phía trước quán là cây xà cừ lâu năm và cây lộc vừng đang mùa thay lá.
Tầng một trước đây ít năm là cửa hàng bán balô, túi xách, vali… Thực khách phải len qua lối đi hẹp đầy hàng hóa để đến chiếc cầu thang nhỏ dẫn lên tầng hai. Năm ngoái, góc cửa hàng đã được sang sửa để mở thêm không gian cho cà phê Đinh, chừng 20m2.
Cầu thang nhỏ, hẹp dẫn lên tầng 2
Còn quán cà phê Đinh "nguyên gốc" vẫn nằm trong căn phòng 40m2 ở tầng hai (trước đây chỉ 25m2), với kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà phố cổ: Không gian nhỏ hẹp, hơi tối với chiếc gác xép gỗ lâu năm.
Trong quán xếp gọn gàng được chục bộ bàn ghế gỗ thấp, đã nhuốm màu thời gian. Trên bức tường có vài chỗ tróc vôi, loang lổ là những bức ảnh trắng đen của bà chủ quán lúc sinh thời, từ khi còn là cô bé Hà Nội tóc buộc nơ, tới lúc lấy chồng, sinh con và khi về già - cần mẫn chăm chút cho quán cà phê nhỏ.
Ở góc quán hay bệ cửa ngăn phòng, vẫn luôn có một bình gốm nâu trầm cắm khóm hoa, khi là hoa ly, khi loa kèn, khi cúc họa mi.
"Bà ấy mất rồi nhưng hình ảnh bà ấy vẫn mãi ở lại đây, trong lòng tôi, các con, các cháu và rất nhiều vị khách”, ông Tạ Duy Khoa, chồng "u Bích" trải lòng.
Quán cà phê Đinh "nguyên gốc" nằm trong căn phòng nhỏ, hơi tối
Ở tuổi 83, hàng ngày, dù nắng hay mưa, ông Khoa đều chạy xe máy từ nhà riêng ở Huỳnh Thúc Kháng lên số 13 Đinh Tiên Hoàng. Ông thường mặc sơ mi, mùa lạnh thì thêm chiếc gile len tối màu, cử chỉ nho nhã, gương mặt hiền hậu. Lúc đông khách, cụ ông 83 tuổi vẫn nhiệt tình “chạy bàn”.
Ông chỉ tay về quầy pha chế, về mấy bộ bàn ghế: "Những đồ gỗ này đều có tuổi đời 30, 40 năm. Cái nào gãy hỏng nghiêm trọng, không thể sửa chữa tôi mới bỏ đi"
Ông Khoa, chủ quán, trò chuyện với khách ngay bên bức tường tróc vôi
Bao năm qua, nhắc tới cà phê Đinh, người ta vẫn nhớ tới chiếc ban công nhỏ, nơi có thể thu gọn hồ Hoàn Kiếm vào trong tầm mắt. Trước đây, thực khách phải đến rất sớm mới "chiếm" được vị trí "đắc địa" này.
Người may mắn có chỗ ngồi tại đây thì cứ mải mê hàng vài giờ không nỡ đứng lên, mặc cho những người khác thấp thỏm mong chờ.
Ít năm trở lại đây, ông Khoa không đặt bàn ở ban công này nữa. Đây trở thành “không gian chung” để mỗi vị khách ghé tới quán đều có thể ra vào ngắm cảnh, chụp ảnh, tận hưởng "góc view đắc địa".
Không chỉ có một không gian "ngưng đọng" với thời gian, giữ mãi những nét xưa cũ đặc trưng của ngôi nhà phố cổ Hà Nội, mức giá của cà phê Đinh cũng dường như đứng ngoài "cơn bão giá" ngoài kia. Mỗi ly cà phê từ 25.000-35.000 đồng, nước chanh 20.000 đồng…
Ly cà phê trứng tại quán có giá từ 30.000 đồng
Ông Khoa và bà Bích (1943-2012) là "thanh mai trúc mã", cùng nhau lớn lên giữa phố cổ Hà Nội.
Bà Bích là con gái của cụ Nguyễn Văn Giảng, người khai sinh ra món cà phê trứng nức tiếng. Từ nhỏ đã phụ giúp cha nên bà Bích cũng am hiểu cách pha cà phê. Nhưng thủa ấy, cô gái Hà Nội không có ý định theo nghề cha mà học sư phạm văn rồi về dạy trường làng ở Thường Tín (Hà Tây cũ).
Năm 1967, ông bà cưới nhau. Ông Khoa không giấu nổi tự hào mỗi khi nhắc về vợ mình, một người phụ nữ đẹp dịu dàng, nói chuyện nhỏ nhẹ, ân cần, luôn nở nụ cười.
"Ngày đó, tôi bị huyết áp thấp, bác sĩ khuyên nên uống cà phê đều đặn. Mỗi sáng, bà ấy đều pha cà phê cho tôi”, ông Khoa kể.
Năm 1983, bà Bích về nghỉ hưu sớm còn ông Khoa tiếp tục công tác ở Viện Thiết kế của Bộ Nông ng
Lời tòa soạn
Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa ẩm thực của đất nước, hẫp dẫn du khách tới thưởng thức và khám phá. Có những thương hiệu ẩm thực gia truyền tồn tại qua nhiều giai đoạn lịch sử, trở thành nơi lưu giữ kỷ niệm, ký ức của người Hà Nội.
Báo VietNamNet xin giới thiệu tới độc giả tuyến bài Thương hiệu 'lưu giữ ký ức Hà Nội'.
Bài 1: Quán phở mở từ thời 'khách vừa ăn vừa chạy bom’, ông chủ vừa bán vừa lẩy Kiều
"Tôi uống cà phê ở đây từ năm 18, 19 tuổi, khi là sinh viên Đại học Bách Khoa. Bây giờ con trai tôi sắp tốt nghiệp đại học.
Con phố Đinh Tiên Hoàng thay đổi quá nhiều, ồn ào, đông đúc. Chỉ có cà phê Đinh vẫn thế, cũ kỹ, bình lặng, đầy hoài niệm”, nhấp ngụm cà phê cuối cùng trong cốc, vị khách tuổi trung niên tâm sự.
"Có chăng, điều thay đổi nhất, là giờ u Bích không còn. Chắc những vị khách từ thuở ấy vẫn nhớ mãi hình ảnh u hiền dịu, nhẹ nhàng, mang nét đẹp thanh tao của một phụ nữ Tràng An”, anh nói rồi vội vã rời đi. Đôi mắt có chút bâng khuâng.
Trong quán, bản tình ca nổi tiếng những năm 2000 "Em về tinh khôi" phát ra du dương từ chiếc loa nhỏ: "Bờ vai ơi, đừng quá nghiêng nghiêng đánh rơi buổi chiều thơm ngát. Làn môi ơi, đừng quá run run lỡ tia nắng hồng tan mất…".
Đúng như vị khách nói, cà phê Đinh là nơi đầy hoài niệm của Hà Nội.
Gần 40 năm, cà phê Đinh vẫn nằm lặng lẽ trên gác hai căn nhà Pháp cổ, được xây dựng năm 1909, ngay mặt phố Đinh Tiên Hoàng, hướng ra hồ Hoàn Kiếm. Phía trước quán là cây xà cừ lâu năm và cây lộc vừng đang mùa thay lá.
Tầng một trước đây ít năm là cửa hàng bán balô, túi xách, vali… Thực khách phải len qua lối đi hẹp đầy hàng hóa để đến chiếc cầu thang nhỏ dẫn lên tầng hai. Năm ngoái, góc cửa hàng đã được sang sửa để mở thêm không gian cho cà phê Đinh, chừng 20m2.
Cầu thang nhỏ, hẹp dẫn lên tầng 2
Còn quán cà phê Đinh "nguyên gốc" vẫn nằm trong căn phòng 40m2 ở tầng hai (trước đây chỉ 25m2), với kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà phố cổ: Không gian nhỏ hẹp, hơi tối với chiếc gác xép gỗ lâu năm.
Trong quán xếp gọn gàng được chục bộ bàn ghế gỗ thấp, đã nhuốm màu thời gian. Trên bức tường có vài chỗ tróc vôi, loang lổ là những bức ảnh trắng đen của bà chủ quán lúc sinh thời, từ khi còn là cô bé Hà Nội tóc buộc nơ, tới lúc lấy chồng, sinh con và khi về già - cần mẫn chăm chút cho quán cà phê nhỏ.
Ở góc quán hay bệ cửa ngăn phòng, vẫn luôn có một bình gốm nâu trầm cắm khóm hoa, khi là hoa ly, khi loa kèn, khi cúc họa mi.
"Bà ấy mất rồi nhưng hình ảnh bà ấy vẫn mãi ở lại đây, trong lòng tôi, các con, các cháu và rất nhiều vị khách”, ông Tạ Duy Khoa, chồng "u Bích" trải lòng.
Quán cà phê Đinh "nguyên gốc" nằm trong căn phòng nhỏ, hơi tối
Ở tuổi 83, hàng ngày, dù nắng hay mưa, ông Khoa đều chạy xe máy từ nhà riêng ở Huỳnh Thúc Kháng lên số 13 Đinh Tiên Hoàng. Ông thường mặc sơ mi, mùa lạnh thì thêm chiếc gile len tối màu, cử chỉ nho nhã, gương mặt hiền hậu. Lúc đông khách, cụ ông 83 tuổi vẫn nhiệt tình “chạy bàn”.
Ông chỉ tay về quầy pha chế, về mấy bộ bàn ghế: "Những đồ gỗ này đều có tuổi đời 30, 40 năm. Cái nào gãy hỏng nghiêm trọng, không thể sửa chữa tôi mới bỏ đi"
Ông Khoa, chủ quán, trò chuyện với khách ngay bên bức tường tróc vôi
Bao năm qua, nhắc tới cà phê Đinh, người ta vẫn nhớ tới chiếc ban công nhỏ, nơi có thể thu gọn hồ Hoàn Kiếm vào trong tầm mắt. Trước đây, thực khách phải đến rất sớm mới "chiếm" được vị trí "đắc địa" này.
Người may mắn có chỗ ngồi tại đây thì cứ mải mê hàng vài giờ không nỡ đứng lên, mặc cho những người khác thấp thỏm mong chờ.
Ít năm trở lại đây, ông Khoa không đặt bàn ở ban công này nữa. Đây trở thành “không gian chung” để mỗi vị khách ghé tới quán đều có thể ra vào ngắm cảnh, chụp ảnh, tận hưởng "góc view đắc địa".
Không chỉ có một không gian "ngưng đọng" với thời gian, giữ mãi những nét xưa cũ đặc trưng của ngôi nhà phố cổ Hà Nội, mức giá của cà phê Đinh cũng dường như đứng ngoài "cơn bão giá" ngoài kia. Mỗi ly cà phê từ 25.000-35.000 đồng, nước chanh 20.000 đồng…
Ly cà phê trứng tại quán có giá từ 30.000 đồng
Ông Khoa và bà Bích (1943-2012) là "thanh mai trúc mã", cùng nhau lớn lên giữa phố cổ Hà Nội.
Bà Bích là con gái của cụ Nguyễn Văn Giảng, người khai sinh ra món cà phê trứng nức tiếng. Từ nhỏ đã phụ giúp cha nên bà Bích cũng am hiểu cách pha cà phê. Nhưng thủa ấy, cô gái Hà Nội không có ý định theo nghề cha mà học sư phạm văn rồi về dạy trường làng ở Thường Tín (Hà Tây cũ).
Năm 1967, ông bà cưới nhau. Ông Khoa không giấu nổi tự hào mỗi khi nhắc về vợ mình, một người phụ nữ đẹp dịu dàng, nói chuyện nhỏ nhẹ, ân cần, luôn nở nụ cười.
"Ngày đó, tôi bị huyết áp thấp, bác sĩ khuyên nên uống cà phê đều đặn. Mỗi sáng, bà ấy đều pha cà phê cho tôi”, ông Khoa kể.
Năm 1983, bà Bích về nghỉ hưu sớm còn ông Khoa tiếp tục công tác ở Viện Thiết kế của Bộ Nông ng