QUẢN LÝ DỰ ÁN: PHẠM VI, CÁCH THỨC VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ (P4) - The End

VII. Xây dựng đội nhóm dự án hiệu quả
1. Chiêu mộ “nhân tài” từ nhiều phòng ban
Các nhân sự trong nhóm dự án của bạn có thể đến từ các bộ phận, phòng ban khác nhau, bởi một dự án đòi hỏi kiến thức chuyên môn và đầu vào đa dạng để hoạt động xuyên suốt qua các giai đoạn.

Thay vì tuyển nhân sự mới, bạn có thể tận dụng các nguồn lực hiện có và đồng bộ hóa nhiều phòng ban với mục tiêu tổ chức. Ví dụ: một chiến dịch tiếp thị mới có thể yêu cầu: người thiết kế Website, người viết quảng cáo, người quản lý sản phẩm, bộ phận kinh doanh … cùng tham gia vào quản lý và triển khai dự án.
2. Lựa chọn nhà quản lý giỏi và xác định trách nhiệm rõ ràng
Người quản lý phải là một chuyên gia về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của dự án. Họ sẽ tham gia vào toàn bộ các bước trong quy trình, từ lập kế hoạch ban đầu, tới khâu triển khai và đóng dự án. Do vậy, trách nhiệm, quyền hạn của người quản lý cũng như các thành viên cần được xác định rõ ràng, minh bạch để hạn chế những xung đột và chồng chéo khi dự án triển khai trên thực tế.

3. Trao quyền cho tất cả các thành viên chủ động và sáng tạo trong công việc
Nếu người quản lý phải trực tiếp giải quyết mọi đầu việc dù là nhỏ nhất, hay phải “trông nom” mọi thành viên trong nhóm và hướng dẫn họ đến từng chi tiết nhỏ, thì chắc chắn dự án không thể đúng tiến độ và người quản lý sẽ luôn rơi vào tình trạng quá tải.
Thay vào đó, hãy trao quyền và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm một cách phù hợp, công bằng, để tất cả nhân viên đều có cơ hội chủ động, sáng tạo trong công việc và phát huy năng lực cá nhân, đóng góp cho sự phát triển chung của toàn dự án và doanh nghiệp.
 
Bên trên