Võ Xuân Trường
Well-known member
Quán mì vằn thắn ở Hà Nội có thịt chao xoòng độc lạ, ngày bán 400 bát
Nhờ công thức gia truyền, quán mì vằn thắn trên phố Nguyễn Ngọc Doãn (Đống Đa, Hà Nội) của ông chủ gốc Hoa thu hút hàng trăm thực khách.
Chủ quán mì vằn thắn là ông Phùng Văn Cương (55 tuổi), ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình người gốc Hoa. Từ nhỏ, ông đã được tiếp cận và có sự yêu thích với các món ăn truyền thống. Sau này, do niềm đam mê với ẩm thực và muốn nối nghiệp gia đình, ông Cương quyết định lựa chọn món mì vằn thắn để mở bán.
“Mì vằn thắn là món ăn đòi hỏi sự chuẩn xác, kỳ công trong từng nguyên liệu để giữ được hương vị gốc của nó” - chủ quán cho biết.
Sợi mì vằn thắn của quán được ông Cương và các nhân viên chế biến hàng ngày để có loại mì đạt chuẩn. Nguyên liệu chính để làm mì bao gồm bột mì và trứng tươi được trộn theo tỉ lệ phù hợp.
Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đem đi nhào lại bằng tay và dùng máy cán mỏng. Đến khi bột được cán đủ độ mỏng, đều thì thợ làm sẽ đưa vào máy cắt sợi. Cuối cùng, mì được đem đi phơi khô.
Sau khi trộn đều, hỗn hợp bột mì và trứng được đưa vào khuôn để nhào nặn. Ảnh: Nhật Minh
Ông Phùng Văn Cương (áo trắng) cùng nhân viên sản xuất mì tươi để bán hàng ngày. Ảnh: Nhật Minh
Phần nước dùng được ninh bằng xương lợn và tôm trong nhiều giờ đồng hồ để khử tanh và có độ thanh, ngọt nhẹ.
“Nước dùng phải có độ ngọt và thanh tự nhiên chứ không sử dụng nhiều gia vị hay hương liệu sẽ làm mất hương vị gốc” - ông Cương chia sẻ.
Điểm đặc biệt tại quán này là những miếng thịt “chao xoòng” trong từng bát mì. Thoạt nhìn món chao xoòng có vẻ giống xúc xích hay lạp xưởng nhưng hương vị lại hoàn toàn khác.
Chao xoòng có hương vị độc đáo, khác biệt so với lạp xưởng, xúc xích. Ảnh: Phùng Gia
Đầu tiên, đầu bếp sẽ nhồi phần thịt đã tẩm ướp gia vị vào trong lòng lợn được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, chao xoòng được mang đi luộc chín, đợi đến khi khô thì rán qua và bảo quản để sử dụng. Mỗi bát mì vằn thắn sẽ có 4 đến 5 miếng chao xoòng được thái lát để ăn kèm.
Với món sủi cảo hay còn gọi là hoành thánh được quán tự tay chế biến để bán hàng ngày. Vỏ bánh được làm từ trứng và bột mì, sau đó gói với phần nhân là tôm và thịt xay nhuyễn.
Món sủi cảo được quán tự tay chế biến để đảm bảo hương vị. Ảnh: Nhật Minh
Một bát mì vằn thắn tại quán có đầy đủ nguyên liệu gồm mì tươi, sủi cảo, rau hẹ, trứng, thịt xá xíu, nấm hương, gan heo, bóng bì lợn và chao xòong.
Trung bình mỗi ngày quán ông bán được 300 đến 400 bát, ngày cao điểm có thể bán được nhiều hơn.
Một bát mì vằn thắn tại quán ông Cương. Ảnh: Nhật Minh
11h trưa, chị Nguyễn Thị Mai Lam (26 tuổi) cùng đồng nghiệp tới quán ăn để thay đổi khẩu vị. Chị Lam cho biết đã ăn tại quán nhiều lần bởi không gian sạch sẽ, phục vụ nhanh chóng và hương vị phù hợp.
“Mình thấy bát mì ở đây có độ thanh nhẹ, không nồng mùi mì chính hay gia vị. Sợi mì có độ ngậy, ăn không bị bở” - chị Lam nói.
Mỗi bát mì vằn thắn tại quán có giá 40.000 đồng, ngoài ra, quán còn bán món phở chua trộn để thực khách có thể thay đổi khẩu vị.
Nhờ công thức gia truyền, quán mì vằn thắn trên phố Nguyễn Ngọc Doãn (Đống Đa, Hà Nội) của ông chủ gốc Hoa thu hút hàng trăm thực khách.
Chủ quán mì vằn thắn là ông Phùng Văn Cương (55 tuổi), ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình người gốc Hoa. Từ nhỏ, ông đã được tiếp cận và có sự yêu thích với các món ăn truyền thống. Sau này, do niềm đam mê với ẩm thực và muốn nối nghiệp gia đình, ông Cương quyết định lựa chọn món mì vằn thắn để mở bán.
“Mì vằn thắn là món ăn đòi hỏi sự chuẩn xác, kỳ công trong từng nguyên liệu để giữ được hương vị gốc của nó” - chủ quán cho biết.
Sợi mì vằn thắn của quán được ông Cương và các nhân viên chế biến hàng ngày để có loại mì đạt chuẩn. Nguyên liệu chính để làm mì bao gồm bột mì và trứng tươi được trộn theo tỉ lệ phù hợp.
Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đem đi nhào lại bằng tay và dùng máy cán mỏng. Đến khi bột được cán đủ độ mỏng, đều thì thợ làm sẽ đưa vào máy cắt sợi. Cuối cùng, mì được đem đi phơi khô.
Sau khi trộn đều, hỗn hợp bột mì và trứng được đưa vào khuôn để nhào nặn. Ảnh: Nhật Minh
Phần nước dùng được ninh bằng xương lợn và tôm trong nhiều giờ đồng hồ để khử tanh và có độ thanh, ngọt nhẹ.
“Nước dùng phải có độ ngọt và thanh tự nhiên chứ không sử dụng nhiều gia vị hay hương liệu sẽ làm mất hương vị gốc” - ông Cương chia sẻ.
Điểm đặc biệt tại quán này là những miếng thịt “chao xoòng” trong từng bát mì. Thoạt nhìn món chao xoòng có vẻ giống xúc xích hay lạp xưởng nhưng hương vị lại hoàn toàn khác.
Đầu tiên, đầu bếp sẽ nhồi phần thịt đã tẩm ướp gia vị vào trong lòng lợn được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, chao xoòng được mang đi luộc chín, đợi đến khi khô thì rán qua và bảo quản để sử dụng. Mỗi bát mì vằn thắn sẽ có 4 đến 5 miếng chao xoòng được thái lát để ăn kèm.
Với món sủi cảo hay còn gọi là hoành thánh được quán tự tay chế biến để bán hàng ngày. Vỏ bánh được làm từ trứng và bột mì, sau đó gói với phần nhân là tôm và thịt xay nhuyễn.
Một bát mì vằn thắn tại quán có đầy đủ nguyên liệu gồm mì tươi, sủi cảo, rau hẹ, trứng, thịt xá xíu, nấm hương, gan heo, bóng bì lợn và chao xòong.
Trung bình mỗi ngày quán ông bán được 300 đến 400 bát, ngày cao điểm có thể bán được nhiều hơn.
11h trưa, chị Nguyễn Thị Mai Lam (26 tuổi) cùng đồng nghiệp tới quán ăn để thay đổi khẩu vị. Chị Lam cho biết đã ăn tại quán nhiều lần bởi không gian sạch sẽ, phục vụ nhanh chóng và hương vị phù hợp.
“Mình thấy bát mì ở đây có độ thanh nhẹ, không nồng mùi mì chính hay gia vị. Sợi mì có độ ngậy, ăn không bị bở” - chị Lam nói.
Mỗi bát mì vằn thắn tại quán có giá 40.000 đồng, ngoài ra, quán còn bán món phở chua trộn để thực khách có thể thay đổi khẩu vị.