Quan tài đầu người mình rắn hơn 2.000 năm

TRUONGTRINH

Well-known member
Một nhóm nhà khoa học Anh khám phá 6 quan tài bịt kín từ thời Ai Cập cổ đại bằng phương pháp chụp cắt lớp neutron.


Quan tài đầu người mình rắn thân nửa lươn nửa rắn hổ mang ở Bảo tàng Anh. Ảnh: Bảo tàng Anh


Quan tài đầu người mình rắn thân nửa lươn nửa rắn hổ mang ở Bảo tàng Anh. Ảnh: Bảo tàng Anh


Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ để quan sát bên trong 6 quan tài Ai Cập cổ đại hiện nay nằm ở Bảo tàng Anh tại London lần đầu tiên, hé lộ xác ướp của một số loài động vật, bao gồm hộp sọ thằn lằn hoàn chỉnh. Họ công bố nghiên cứu hôm 20/4 trên tạp chí Scientific Reports.

Những quan tài dài từ 50 mm tới 300 mm, có niên đại giữa năm 664 và 250 trước Công nguyên, khai quật ở thành phố cổ Naukratis và Tell el-Yehudiyeh vào năm 1885. Chúng được làm từ hợp chất đồng và có hình thằn lằn, lươn và rắn ở mặt ngoài. Một quan tài có hình sinh vật đầu người thân nửa lươn nửa rắn hổ mang, đội mũ miện gắn liền với Atum, thần sáng tạo của người Ai Cập.

Do chất liệu đóng quan tài, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp mang tên chụp cắt lớp neutron, công nghệ không xâm lấn và không bị ảnh hưởng bởi kim loại, để xem xét bên trong. Ở một quan tài, ảnh scan cho thấy phần hộp sọ nguyên vẹn hoàn toàn của loài thằn lằn tương tự họ thằn lằn sống ở Bắc Phi ngày nay. Hai quan tài khác chứa mảnh vỡ xương động vật quấn vải lanh.

"Tập tục chôn cất động vật rất phổ biến ở Ai Cập nhưng rất hiếm gặp quan tài vẫn bịt kín" trưởng nhóm nghiên cứu Daniel O'Flynn, nhà khoa học chụp ảnh tia X ở Bảo tàng Anh, chia sẻ. "Do các quan tài làm bằng kim loại, rất khó nhìn xuyên qua với tia X, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông qua sử dụng neutron để xem bên trong".

Ngoài xương, các nhà khoa học còn phát hiện chì ở 3 quan tài, có thể dùng để phân bổ trọng lượng trong quá trình chôn cất hoặc lấp một lỗ ở bên thành quan tài. Mặt ngoài một số quan tài có móc treo, dùng để treo lên tường đền thờ hoặc khuân vác trong nghi thức tôn giáo.
 
Bên trên