Trần Trọng Luân
Guest
Sự phát triển mạnh mẽ, và đầy hấp dẫn của thị trường di động, rõ ràng đã và đang thu hút nhiều cá nhân, đơn vị lớn nhỏ tham gia. Cuộc chiến của các nhà quảng cáo được đánh giá là đang dịch chuyển từ PC sang di động. Nhưng liệu các đơn vị mạnh trên PC có tiếp tục mạnh trên thị trường di động?
Khỏi phải nói thì năm 2012 được coi là một cột mốc quan trọng của thị trường di động Việt Nam. Đây chính là thời điểm mà người ta tin vào một sự chuyển biến lớn của thị trường công nghệ. Sự xuất hiện của 3G và sự ra đời của hàng loạt điện thoại thông minh, máy tính bảng, đã góp phần mạnh mẽ vào những thay đổi này. Những thiết bị di động này, càng ngày không chỉ đẹp hơn, hiện đại hơn, khiến người ta mê mẩn mà còn rẻ hơn, phù hợp với túi tiền của đông đảo người tiêu dùng. Tất cả những nhân tố đó đã tạo điều kiện cho lượng người dùng internet trên di động tăng đột biến. Dự đoán sẽ vượt ngưỡng người dùng internet trên máy tính vào năm 2014 (Theo dự báo mới nhất của tập đoàn tài chính Morgan Stanley (USA). Thậm chí năm 2016, lượng máy tính bảng và điện thoại thông minh còn vượt xa dân số thế giới, theo dự án nghiên cứu của Cisco.
Có lẽ vì vậy, quảng cáo trên di động trong một năm gần đây đã không còn gói gọn trong SMS spam từ các nhà mạng mà đã mở rộng ra rất nhiều hình thức quảng cáo khác trên điện thoại thông minh như Display ads, Text ads, Inline Box, Augmented Reality, QR code… Vì sự nhạy bén này của nhiều đơn vị công nghệ trẻ mà các công ty Telco đang mất dần vị thế dẫn dắt cuộc chơi, còn các nhà cung cấp dịch vụ SMS truyền thống thì loay hoay bám trụ.
Cuối năm 2012, hàng loạt các mạng quảng cáo trên di động ra đời tạo nên một thị trường đầy cạnh tranh cho các nhà quảng cáo Việt Nam. Nhưng rõ ràng đây vẫn là một thị trường hoàn toàn non trẻ, vì chỉ có rất nhiều daonh nghiệp nhỏ, các start up tham gia, còn các ông lớn dường như vẫn đang "chần chừ", hoạc có thì cũng chỉ rất ít. Các ông lớn này chính là các đơn vị mạnh trên PC/ Web như VCCorp, FPT,.. và các nhà mạng như Viettel, MobileFone, VinaPhone,...
Các đơn vị mạnh trên PC/ Web như VCCorp, FPT, Vatgia... , họ đều là các đơn vị tư nhân đã chiếm lĩnh được thị phần trên PC/web dựa vào năng lực thực sự của mình. Hiện có đầy đủ các yếu tố (nội dung, công nghệ, kênh quảng bá) để có thể làm trên mobile.
Kênh quảng bá có lẽ là một điểm mạnh chính yếu giúp các đơn vị này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, tốc độ truyền thông về sản phẩm mạnh hơn, chi phí truyền thông rẻ hơn, khiến họ dễ dàng tiếp cận được các khách hàng tiềm năng nhanh nhất, rộng nhất. Nền tảng công nghệ hiện đại, đầu tư lớn cùng với các nội dung sẵn có khiến cho các đơn vị này nhanh chóng tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu khách hàng.
Ngoài ra, uy tín của một đơn vị mạnh, cùng nguồn khách hàng lớn sẵn có từ hệ thống quảng cáo trực tuyến cũng chính là một nhân tố quan trọng dẫn đến việc chiếm lĩnh thị trường trên di động của các đơn vị này càng nhanh hơn. Với tất cả những nhân tố trên, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, thị hiện tại các đơn vị mạnh trên PC đang được đánh giá là có khả năng chiếm lĩnh thị trường cao nhất đến 80%.
Theo ông Nguyễn Đăng Ngọc, đồng giám đốc khối Admicro - mạng quảng cáo trúng đích trực thuộc VCCorp, thì hiện tại VCCorp đang rất quan tâm phát triển và khai thác mảng quảng cáo di động. Với những tiềm lực lớn của một đơn vị mạnh trên PC/web, thì VCCorp hết sức tự tin khi bước vào thị trường này.
Ông cũng cho biết: "Với sức mạnh của một công ty công nghệ hàng đầu, thì hệ thống quảng cáo Mobile Ads của Admicro đã đạt được khả năng vượt trội như có khả năng nhắm trúng mục tiêu (targeting) theo các tiêu chí sau: vùng miền, tỉnh thành , hệ điều hành (chi tiết đến từng verison), hãng sản xuất, dòng máy, kích cỡ màn hình, nhà cung cấp dịch vụ mạng, giới tính, nhóm tuổi. Với những khả năng này thì chắc chắn sẽ làm hài lòng các nhà quảng cáo của Admicro”.
Có thể nói rằng, VCCorp là một ông lớn nhanh chân nhất trên thị trường di động. Đầu năm 2010, VCCorp đã sớm tung ra thị trường hệ thống quảng cáo trên di động CPM Mobile Adnetwork. Cho đến tháng 10/2012 vừa qua , VCCorp tiếp tục cho ra đời, và khai thác các dòng sản phẩm quảng cáo trên mobile mới như Mobile Inline, Pop up, Full screen, Catfish, Interstitial, Expand nhằm mang lại cho nhà quảng cáo nhiều lựa chọn đa dạng hơn, khẳng định khả năng chiếm lĩnh thị trường không xa của ông lớn này.
Vậy khi nào thì FPT hay Vatgia,… và các nhà mạng sẽ cùng tham gia chiếm lĩnh thị trường này với VCCorp? Đó chắc chắn chỉ là điều sớm hay muộn trong một vài năm tới đây mà thôi. Nhưng việc ông lớn nào, đơn vị chuyên về di động nào, hay nhà mạng nào sẽ chiếm lĩnh thị trường này còn là vấn đề của tương lai vô lường. Tuy vậy, một tín hiệu đáng mừng và chắc chắn là chất lượng và số lượng dịch vụ quảng cáo trên di động của Việt Nam sẽ tăng lên, tạo nền tảng tốt để hướng tới ngành truyền thông trên di động ( Media Mobile) đúng nghĩa, bắt kịp xu thế của thế giới.
Khỏi phải nói thì năm 2012 được coi là một cột mốc quan trọng của thị trường di động Việt Nam. Đây chính là thời điểm mà người ta tin vào một sự chuyển biến lớn của thị trường công nghệ. Sự xuất hiện của 3G và sự ra đời của hàng loạt điện thoại thông minh, máy tính bảng, đã góp phần mạnh mẽ vào những thay đổi này. Những thiết bị di động này, càng ngày không chỉ đẹp hơn, hiện đại hơn, khiến người ta mê mẩn mà còn rẻ hơn, phù hợp với túi tiền của đông đảo người tiêu dùng. Tất cả những nhân tố đó đã tạo điều kiện cho lượng người dùng internet trên di động tăng đột biến. Dự đoán sẽ vượt ngưỡng người dùng internet trên máy tính vào năm 2014 (Theo dự báo mới nhất của tập đoàn tài chính Morgan Stanley (USA). Thậm chí năm 2016, lượng máy tính bảng và điện thoại thông minh còn vượt xa dân số thế giới, theo dự án nghiên cứu của Cisco.
Có lẽ vì vậy, quảng cáo trên di động trong một năm gần đây đã không còn gói gọn trong SMS spam từ các nhà mạng mà đã mở rộng ra rất nhiều hình thức quảng cáo khác trên điện thoại thông minh như Display ads, Text ads, Inline Box, Augmented Reality, QR code… Vì sự nhạy bén này của nhiều đơn vị công nghệ trẻ mà các công ty Telco đang mất dần vị thế dẫn dắt cuộc chơi, còn các nhà cung cấp dịch vụ SMS truyền thống thì loay hoay bám trụ.
Cuối năm 2012, hàng loạt các mạng quảng cáo trên di động ra đời tạo nên một thị trường đầy cạnh tranh cho các nhà quảng cáo Việt Nam. Nhưng rõ ràng đây vẫn là một thị trường hoàn toàn non trẻ, vì chỉ có rất nhiều daonh nghiệp nhỏ, các start up tham gia, còn các ông lớn dường như vẫn đang "chần chừ", hoạc có thì cũng chỉ rất ít. Các ông lớn này chính là các đơn vị mạnh trên PC/ Web như VCCorp, FPT,.. và các nhà mạng như Viettel, MobileFone, VinaPhone,...
Các đơn vị mạnh trên PC/ Web như VCCorp, FPT, Vatgia... , họ đều là các đơn vị tư nhân đã chiếm lĩnh được thị phần trên PC/web dựa vào năng lực thực sự của mình. Hiện có đầy đủ các yếu tố (nội dung, công nghệ, kênh quảng bá) để có thể làm trên mobile.
Ngoài ra, uy tín của một đơn vị mạnh, cùng nguồn khách hàng lớn sẵn có từ hệ thống quảng cáo trực tuyến cũng chính là một nhân tố quan trọng dẫn đến việc chiếm lĩnh thị trường trên di động của các đơn vị này càng nhanh hơn. Với tất cả những nhân tố trên, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, thị hiện tại các đơn vị mạnh trên PC đang được đánh giá là có khả năng chiếm lĩnh thị trường cao nhất đến 80%.
Theo ông Nguyễn Đăng Ngọc, đồng giám đốc khối Admicro - mạng quảng cáo trúng đích trực thuộc VCCorp, thì hiện tại VCCorp đang rất quan tâm phát triển và khai thác mảng quảng cáo di động. Với những tiềm lực lớn của một đơn vị mạnh trên PC/web, thì VCCorp hết sức tự tin khi bước vào thị trường này.
Ông cũng cho biết: "Với sức mạnh của một công ty công nghệ hàng đầu, thì hệ thống quảng cáo Mobile Ads của Admicro đã đạt được khả năng vượt trội như có khả năng nhắm trúng mục tiêu (targeting) theo các tiêu chí sau: vùng miền, tỉnh thành , hệ điều hành (chi tiết đến từng verison), hãng sản xuất, dòng máy, kích cỡ màn hình, nhà cung cấp dịch vụ mạng, giới tính, nhóm tuổi. Với những khả năng này thì chắc chắn sẽ làm hài lòng các nhà quảng cáo của Admicro”.
Có thể nói rằng, VCCorp là một ông lớn nhanh chân nhất trên thị trường di động. Đầu năm 2010, VCCorp đã sớm tung ra thị trường hệ thống quảng cáo trên di động CPM Mobile Adnetwork. Cho đến tháng 10/2012 vừa qua , VCCorp tiếp tục cho ra đời, và khai thác các dòng sản phẩm quảng cáo trên mobile mới như Mobile Inline, Pop up, Full screen, Catfish, Interstitial, Expand nhằm mang lại cho nhà quảng cáo nhiều lựa chọn đa dạng hơn, khẳng định khả năng chiếm lĩnh thị trường không xa của ông lớn này.
Vậy khi nào thì FPT hay Vatgia,… và các nhà mạng sẽ cùng tham gia chiếm lĩnh thị trường này với VCCorp? Đó chắc chắn chỉ là điều sớm hay muộn trong một vài năm tới đây mà thôi. Nhưng việc ông lớn nào, đơn vị chuyên về di động nào, hay nhà mạng nào sẽ chiếm lĩnh thị trường này còn là vấn đề của tương lai vô lường. Tuy vậy, một tín hiệu đáng mừng và chắc chắn là chất lượng và số lượng dịch vụ quảng cáo trên di động của Việt Nam sẽ tăng lên, tạo nền tảng tốt để hướng tới ngành truyền thông trên di động ( Media Mobile) đúng nghĩa, bắt kịp xu thế của thế giới.