TUVM
Well-known member
Cuộc chiến chống lại AI dường như vừa bắt đầu bằng lệnh cấm ChatGPT của Italy.
Theo thông cáo báo chí phát đi vào chiều 31/3, Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy ban bố lệnh cấm "cho đến khi ChatGPT tôn trọng quyền riêng tư", đồng thời mở cuộc điều tra đối với OpenAI do lo ngại về cách công ty này xử lý dữ liệu người dùng.
Không có chi tiết nào trong lệnh cấm nói rõ về cách thực thi cũng như tác động đến các đối tác OpenAI sử dụng ChatGPT, chẳng hạn Bing Chat của Microsoft.
Động thái này được đưa ra sau sự cố ChatGPT làm lộ dữ liệu người dùng và phải tạm đóng dịch vụ trong thời gian ngắn hôm 20/3.
"Quan trọng hơn, dường như không có cơ sở pháp lý nào cho việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân khổng lồ để huấn luyện các thuật toán của nền tảng", Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy tuyên bố.
Cùng với việc vi phạm dữ liệu, cơ quan này cũng chỉ ra OpenAI không tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR), bộ luật mang tính bước ngoặt của Liên minh châu Âu nhằm hạn chế khả các công ty thu thập dữ liệu cư dân EU.
Ngoài ra, OpenAI thiếu cơ chế xác minh độ tuổi người dùng mặc dù dịch vụ ChatGPT chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên. Việc này dẫn đến nguy cơ trẻ em nhận được phản hồi không phù hợp.
OpenAI được thành lập tại Mỹ nhưng có đại diện ở châu Âu. Nhà chức trách Italy yêu cầu công ty phản hồi trong vòng 20 ngày sau lệnh cấm. Nếu không, họ có nguy cơ bị phạt đến 20 triệu EUR hoặc 4% tổng doanh thu hàng năm trên toàn cầu.
Theo Digitaltrends, OpenAI đồng thời phải giải quyết một vấn đề lớn hơn ở Mỹ. Trung tâm AI và Chính sách kỹ thuật số (CAIDP) vừa đệ đơn khiếu nại về ChatGPT lên Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC).
Tổ chức phi lợi nhuận này trích dẫn yêu cầu của FTC về việc sử dụng AI phải "minh bạch, rõ ràng, công bằng và hợp lý, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm giải trình".
Tính minh bạch là một vấn đề đối với OpenAI. Mô hình được sử dụng cho ChatGPT là độc quyền, trong khi nhiều mô hình khác mã nguồn mở.
CAIDP kêu gọi FTC ngừng triển khai thương mại GPT và thực hiện đánh giá độc lập các sản phẩm GPT trước khi triển khai trong tương lai.
Ngoài ra, cần có hành động pháp lý để hạn chế phân phối các AI có khả năng gây nguy hiểm và sai lệch mà không có sự giám sát của chính phủ.
Khiếu nại có thể không dẫn đến bất kỳ hành động pháp lý nào từ phía FTC. Tuy nhiên, việc này sẽ thúc đẩy một số quy định trong tương lai, làm chậm quá trình phát hành GPT-5
|
Italy là quốc gia đầu tiên ban bố lệnh cấm ChatGPT. Ảnh: Digitaltrends. |
Theo thông cáo báo chí phát đi vào chiều 31/3, Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy ban bố lệnh cấm "cho đến khi ChatGPT tôn trọng quyền riêng tư", đồng thời mở cuộc điều tra đối với OpenAI do lo ngại về cách công ty này xử lý dữ liệu người dùng.
Không có chi tiết nào trong lệnh cấm nói rõ về cách thực thi cũng như tác động đến các đối tác OpenAI sử dụng ChatGPT, chẳng hạn Bing Chat của Microsoft.
Động thái này được đưa ra sau sự cố ChatGPT làm lộ dữ liệu người dùng và phải tạm đóng dịch vụ trong thời gian ngắn hôm 20/3.
"Quan trọng hơn, dường như không có cơ sở pháp lý nào cho việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân khổng lồ để huấn luyện các thuật toán của nền tảng", Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy tuyên bố.
Cùng với việc vi phạm dữ liệu, cơ quan này cũng chỉ ra OpenAI không tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR), bộ luật mang tính bước ngoặt của Liên minh châu Âu nhằm hạn chế khả các công ty thu thập dữ liệu cư dân EU.
Ngoài ra, OpenAI thiếu cơ chế xác minh độ tuổi người dùng mặc dù dịch vụ ChatGPT chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên. Việc này dẫn đến nguy cơ trẻ em nhận được phản hồi không phù hợp.
OpenAI được thành lập tại Mỹ nhưng có đại diện ở châu Âu. Nhà chức trách Italy yêu cầu công ty phản hồi trong vòng 20 ngày sau lệnh cấm. Nếu không, họ có nguy cơ bị phạt đến 20 triệu EUR hoặc 4% tổng doanh thu hàng năm trên toàn cầu.
|
OpenAI đối mặt với các rắc rối pháp lý liên quan đến ChatGPT. Ảnh: Phương Lâm. |
Theo Digitaltrends, OpenAI đồng thời phải giải quyết một vấn đề lớn hơn ở Mỹ. Trung tâm AI và Chính sách kỹ thuật số (CAIDP) vừa đệ đơn khiếu nại về ChatGPT lên Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC).
Tổ chức phi lợi nhuận này trích dẫn yêu cầu của FTC về việc sử dụng AI phải "minh bạch, rõ ràng, công bằng và hợp lý, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm giải trình".
Tính minh bạch là một vấn đề đối với OpenAI. Mô hình được sử dụng cho ChatGPT là độc quyền, trong khi nhiều mô hình khác mã nguồn mở.
CAIDP kêu gọi FTC ngừng triển khai thương mại GPT và thực hiện đánh giá độc lập các sản phẩm GPT trước khi triển khai trong tương lai.
Ngoài ra, cần có hành động pháp lý để hạn chế phân phối các AI có khả năng gây nguy hiểm và sai lệch mà không có sự giám sát của chính phủ.
Khiếu nại có thể không dẫn đến bất kỳ hành động pháp lý nào từ phía FTC. Tuy nhiên, việc này sẽ thúc đẩy một số quy định trong tương lai, làm chậm quá trình phát hành GPT-5