REVIEW : ??? ??????? ?? ??? ????? - 2004

linh_449

Linh Linhh
❝ Close your eyes let your spirit start to soar… and you'll live, as you've never lived before. ❞
BÓNG MA TRONG NHÀ HÁT Bóng (Le Fantôme de l’Opéra) là tiểu thuyết của nhà văn Gaston Leroux. Vốn là tiểu thuyết dài kì được in trên tờ Le Gaulois (từ tháng 9 năm 1909 đến tháng 1 năm 1910) “Le Fantôme de l’Opéra” được nhà xuất bản Pierre Laffite in thành sách vào năm 1910, trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Gaston Lerroux là nguồn cảm hứng cho điện ảnh, phim kịch, phim truyền hình và ca khúc ở Pháp, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Tác phẩm lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu trong nhà hát lớn Paris & những lời đồn bí ẩn dưới tầng hầm của nhà hát Opéra Garnier - sau nhiều sự cố xảy ra liên tiếp ở nhà hát này vào cuối thế kỉ XIX.
Năm 1986, nhà soạn nhạc Andrew Lloyd Webber đã lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cho ra đời vở nhạc kịch cùng tên. Vở kịch của Andrew Lloyd Webber thành công vang dội và còn nổi tiếng hơn cả tác phẩm gốc dưới dạng tiểu thuyết.
?
VỀ BỘ PHIM “BÓNG MA TRONG NHÀ HÁT” (2004)
Thập niên 70 thế kỷ 19, một nhà hát Opera lâu đời ở Paris đã trì trệ vì thiếu giọng soprano (giọng nữ cao) chính cho vở diễn. Christine – diễn viên múa kiêm hát bè được giới thiệu thay vào vị trí quan trọng đó. Chất nhạc bắt đầu xuất hiện cùng lời ca trong veo trong tâm sự của một cô gái trẻ: “hãy nghĩ đến em trìu mến thôi khi ta nói lời chia tay, hãy hứa rằng anh sẽ nhớ về em dù chỉ trong chốc lát…” (think of me, think of me fondly when we’ve said goodbye, remember me once in a while, please promise me you’ll try…- Think of me).
Bí mật cũng hé mở sau đêm diễn huy hoàng của Christine. Người thầy – thiên thần âm nhạc vẫn đến từng đêm trong giấc mơ, dìu dắt linh hồn cô bay cao trong tiếng hát cũng chính là nhân vật mà mọi người khiếp sợ: Bóng Ma – nỗi ám ảnh bấy lâu trong nhà hát cùng những cái chết và tai nạn bất ngờ. Và rồi câu chuyện buồn về một “quỷ sứ chốn địa ngục” dám mơ tưởng đến thiên đàng cũng hé mở…
Bóng Ma (Erik) là một đứa bé có gương mặt quái dị bị mẹ ruột chối bỏ từ khi mới chào đời. Phải mang trên mình bộ dạng “quái vật” để làm trò tiêu khiển cho kẻ khác. Cứ ngỡ cuộc đời mở ra cho nó lối đi sáng hơn khi ẩn náu trong nhà hát, thế nhưng, cũng từ đó mà bi kịch bắt đầu. Con đường sống nó lựa chọn là đi vào trong bóng đêm cùng chiếc mặt nạ, xa rời cái gọi là “tình thương” của con người.
Tài năng nghệ thuật, giọng hát mê hồn và những vở opera hay lớn dần theo sự mặc cảm trong cái nhìn cay nghiệt với cuộc đời và với chính bản thân Erik… Mỗi lời hát trong những vở nhạc kịch mà Bóng Ma sáng tác như từng sợi chỉ nhỏ lúc quyện vào nhau thiết tha da diết, lúc tách rời buông tiếng thanh thoát trong veo. Đó chính là tâm trạng của một con người đa cảm: có khi tinh khôi, có khi căm hờn và có lúc đầy khao khát yêu thương.
Khi Bóng Ma đưa Christine đến nơi ngự trị của đêm tối có lẽ là lúc âm nhạc được thể hiện tinh tế nhất. Trong thế giới hun hút đầy ma lực ấy, tiếng nhạc khẽ chạm vào mạch cảm xúc bằng mỗi lời ca và từng giai điệu. Nó nhẹ nhàng đi vào tâm trí, khiến ta như muốn tìm ra đâu là sự đau đớn, đâu là niềm đam mê; đâu là tình yêu và đâu là hờn ghen chua chát. Tiếng hát gọi mời đầy quyền uy mà cũng thật tha thiết: “Linh hồn ta đã hoà vào tiếng hát của em…, trong mê cung của bóng đêm mù loà, chỉ có ta - Bóng Ma của nhà hát đang ngự trị trong tâm hồn em, hãy hát lên hỡi thiên thần âm nhạc…” (The Phantom of the opera). Lúc này bóng đêm bỗng trở nên thật dịu dàng, nó không còn nuốt chửng con người nữa mà lại dẫn dắt ta vào những giấc mơ…
Và cuối cùng, lại cất cao tiếng hát mê hồn đưa cô gái trẻ đến vô cùng cực của thế giới âm nhạc: “Hãy mở rộng lòng mình ra để trí tưởng tượng bay xa thoả thích trong bóng đêm mà em sẽ không thể chối từ – đó chính là âm nhạc của bóng đêm…” (The music of the night)
——
“The Phantom of the Opera” không chỉ thành công trên sàn diễn mà ngay đến cả điện ảnh cũng thu nhặt những lời khen ngợi đáng kể. Bộ phim điện ảnh “Bóng ma trong nhà hát” (2004) đã chinh phục khán giả bằng nghệ thuật xây dựng hình ảnh và âm thanh đầy lôi cuốn kết hợp nét hiện đại vào khung cảnh cổ điển.
Tuy bộ phim gây ra tranh cãi về giọng hát của diễn viên. Nhưng không thể phủ nhận rằng diễn xuất của 3 nhân vật chính (Gerard Butler vai Bóng Ma, Emmy Rossum vai Christine & Patrick Wilson vai Raoul) đã thành công khi để lại dư âm trong lòng người xem, mãi miên man nghĩ về nỗi khát khao hướng đến cái đẹp hoàn mỹ nhất của một con người.
Đạo diễn Joel Schumacher đã phần nào đưa người xem bước vào một thế giới bị lãng quên, tách biệt hoàn toàn với những hình ảnh phù phiếm từ cuộc sống giải trí của Paris. Đó là vương quốc bí mật của Phantom, nơi mà chúng ta chỉ có thể nhắm mắt để thả mình vào bóng đêm, để những bản nhạc huyền ảo thấm vào tâm hồn, lặng lẽ nhìn thấy một mối tình vĩnh cửu chìm trong vô vọng…
 
Bên trên