tran hương
Well-known member
Sa Pa, Hà Giang chật vật 'chưa từng có' trong mùa cao điểm
Khách sạn, nhà hàng ở Hà Giang, Sa Pa vắng khách "chưa từng có" dù đang mùa cao điểm du lịch, khiến doanh thu giảm 80% so với năm trước.
Đầu tháng 10, nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ ăn uống và các địa điểm du lịch ở Hà Giang, Sa Pa, hai địa danh du lịch nổi bật ở vùng núi phía bắc, ghi nhận doanh thu sụt giảm đến 80% so với năm trước. Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở trung tâm TP Hà Giang và thị xã Sa Pa chấp nhận đóng cửa tạm thời vì thu không đủ chi.
Anh Nguyễn Quang Huy, chủ một khu lưu trú tại TP Hà Giang, cho biết tình trạng ế khách đã kéo dài hơn một tháng và số khách ít ỏi chủ yếu là người nước ngoài. "Những khách yêu cầu hủy, dời lịch hồi tháng 9 đến nay vẫn chưa quay lại", anh Huy nói về ảnh hưởng sau bão Yagi.
Chủ một nhà nghỉ ở thị xã Sa Pa cho biết "giảm giá 20% đến 50% vẫn không có khách đặt".
Chủ tịch Hiệp hội du lịch Lào Cai Phạm Cao Vỹ nhận định đây là thời điểm khó khăn chung. Công suất đặt phòng lưu trú tại Sa Pa sụt giảm khoảng 85% trong tháng 9.
Cánh đồng hoa tam giác mạch ở thảo nguyên Suôi Thầu, Xín Mần, Hà Giang tháng 10/2023. Ảnh: Nguyễn Công Uy
Cánh đồng hoa tam giác mạch ở thảo nguyên Suôi Thầu, Xín Mần, Hà Giang tháng 10/2023. Ảnh: Nguyễn Công Uy
Các dịch vụ kinh doanh ăn uống tại trung tâm TP Hà Giang cũng đang "gồng mình" vì tình trạng ế ẩm kéo dài. Chủ một nhà hàng nằm trên đường Lạc Long Quân, TP Hà Giang, cho biết nhiều nhà hàng "sống dở chết dở vì mở cửa mà chẳng có bóng khách" hơn một tháng nay. Họ phải cắt giảm nhân viên để tiết kiệm chi phí vận hành.
Doanh thu mỗi ngày của quán trên đường Lạc Long Quân hiện chỉ vài triệu đồng trong khi trước đó đạt gần 100 triệu đồng lúc cao điểm. Quán hoàn toàn không có khách đoàn.
Theo Nguyễn Đức Kiên, chủ nhà hàng Cốn Sủi ở trung tâm thị xã Sa Pa, nhà hàng vẫn cố gắng mở cửa để duy trì công việc cho nhân viên dù nguồn thu giảm hơn một nửa.
Các điểm du lịch tại Sa Pa như bản Cát Cát, cầu kính Rồng Mây cũng ghi nhận tình trạng tương tự trong mùa du lịch tháng 10. Ông Nguyễn Trung Kiên, đại diện khu du lịch Cát Cát, cho rằng thông tin về các điểm sạt lở đã tạo nên hiệu ứng domino cho cả ngành du lịch.
Theo thống kê của Lào Cai, tỉnh xảy ra 14 vụ sạt lở trong tháng 9. Ở Hà Giang ghi nhận 2 vụ nghiêm trọng.
Minh Tấn 33 tuổi, ở TP HCM, dự định cùng gia đình lên Hà Giang vào giữa tháng 10 để ngắm lúa ở Hoàng Su Phì, sau đó tới sông Nho Quế và hẻm Tu Sản, Mèo Vạc. Tuy nhiên, vụ sạt lở ở huyện Bắc Quang hôm 1/10 khiến anh quyết định hủy chuyến.
Ông Đặng Quốc Sử, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch Hà Giang, cũng cho rằng tình trạng ế ẩm của du lịch tỉnh xuất phát từ tâm lý e ngại của khách sau các vụ sạt lở. Địa phương đã tích cực phối hợp với doanh nghiệp để tìm giải pháp và thông tin về những cung đường an toàn để kéo khách những vẫn chưa đạt hiệu quả.
"Có những chương trình tới tháng 11 mới diễn ra nhưng khách vẫn hủy do lo ngại thời tiết", ông Sử nói, cho biết thêm địa phương tiếp tục xây dựng chính sách, tăng tuyên truyền để ổn định tâm lý cho khách du lịch khi đến Hà Giang giai đoạn này.
Mùa du lịch Hà Giang, Sa Pa nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung thường sôi động từ khoảng cuối tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Tháng 9-10 vào mùa thu lúa chín vàng, tháng 11-12 mùa hoa tam giác mạch, hoa cải. Cận Tết, hoa mơ, hoa mận khoe sắc.
Một tháng sau bão Yagi, hầu hết các cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ ăn uống ở Sa Pa, Hà Giang đã khắc phục xong hậu quả bão lũ, sẵn sàng đón khách trở lại.
Ông Phạm Anh Vũ, Phó tổng giám đốc công ty Du lịch Việt, mong các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch ở Hà Giang, Sa Pa, chính quyền địa phương có thêm các chính sách, các gói kích cầu du lịch để kéo khách Việt trở lại.
"Hy vọng hai tháng cuối năm, du lịch Sa Pa sẽ khởi sắc hơn", Chủ tịch Hiệp hội du lịch Lào Cai Phạm Cao Vỹ nói.
Khách sạn, nhà hàng ở Hà Giang, Sa Pa vắng khách "chưa từng có" dù đang mùa cao điểm du lịch, khiến doanh thu giảm 80% so với năm trước.
Đầu tháng 10, nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ ăn uống và các địa điểm du lịch ở Hà Giang, Sa Pa, hai địa danh du lịch nổi bật ở vùng núi phía bắc, ghi nhận doanh thu sụt giảm đến 80% so với năm trước. Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở trung tâm TP Hà Giang và thị xã Sa Pa chấp nhận đóng cửa tạm thời vì thu không đủ chi.
Anh Nguyễn Quang Huy, chủ một khu lưu trú tại TP Hà Giang, cho biết tình trạng ế khách đã kéo dài hơn một tháng và số khách ít ỏi chủ yếu là người nước ngoài. "Những khách yêu cầu hủy, dời lịch hồi tháng 9 đến nay vẫn chưa quay lại", anh Huy nói về ảnh hưởng sau bão Yagi.
Chủ một nhà nghỉ ở thị xã Sa Pa cho biết "giảm giá 20% đến 50% vẫn không có khách đặt".
Chủ tịch Hiệp hội du lịch Lào Cai Phạm Cao Vỹ nhận định đây là thời điểm khó khăn chung. Công suất đặt phòng lưu trú tại Sa Pa sụt giảm khoảng 85% trong tháng 9.
Cánh đồng hoa tam giác mạch ở thảo nguyên Suôi Thầu, Xín Mần, Hà Giang tháng 10/2023. Ảnh: Nguyễn Công Uy
Cánh đồng hoa tam giác mạch ở thảo nguyên Suôi Thầu, Xín Mần, Hà Giang tháng 10/2023. Ảnh: Nguyễn Công Uy
Các dịch vụ kinh doanh ăn uống tại trung tâm TP Hà Giang cũng đang "gồng mình" vì tình trạng ế ẩm kéo dài. Chủ một nhà hàng nằm trên đường Lạc Long Quân, TP Hà Giang, cho biết nhiều nhà hàng "sống dở chết dở vì mở cửa mà chẳng có bóng khách" hơn một tháng nay. Họ phải cắt giảm nhân viên để tiết kiệm chi phí vận hành.
Doanh thu mỗi ngày của quán trên đường Lạc Long Quân hiện chỉ vài triệu đồng trong khi trước đó đạt gần 100 triệu đồng lúc cao điểm. Quán hoàn toàn không có khách đoàn.
Theo Nguyễn Đức Kiên, chủ nhà hàng Cốn Sủi ở trung tâm thị xã Sa Pa, nhà hàng vẫn cố gắng mở cửa để duy trì công việc cho nhân viên dù nguồn thu giảm hơn một nửa.
Các điểm du lịch tại Sa Pa như bản Cát Cát, cầu kính Rồng Mây cũng ghi nhận tình trạng tương tự trong mùa du lịch tháng 10. Ông Nguyễn Trung Kiên, đại diện khu du lịch Cát Cát, cho rằng thông tin về các điểm sạt lở đã tạo nên hiệu ứng domino cho cả ngành du lịch.
Theo thống kê của Lào Cai, tỉnh xảy ra 14 vụ sạt lở trong tháng 9. Ở Hà Giang ghi nhận 2 vụ nghiêm trọng.
Minh Tấn 33 tuổi, ở TP HCM, dự định cùng gia đình lên Hà Giang vào giữa tháng 10 để ngắm lúa ở Hoàng Su Phì, sau đó tới sông Nho Quế và hẻm Tu Sản, Mèo Vạc. Tuy nhiên, vụ sạt lở ở huyện Bắc Quang hôm 1/10 khiến anh quyết định hủy chuyến.
Ông Đặng Quốc Sử, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch Hà Giang, cũng cho rằng tình trạng ế ẩm của du lịch tỉnh xuất phát từ tâm lý e ngại của khách sau các vụ sạt lở. Địa phương đã tích cực phối hợp với doanh nghiệp để tìm giải pháp và thông tin về những cung đường an toàn để kéo khách những vẫn chưa đạt hiệu quả.
"Có những chương trình tới tháng 11 mới diễn ra nhưng khách vẫn hủy do lo ngại thời tiết", ông Sử nói, cho biết thêm địa phương tiếp tục xây dựng chính sách, tăng tuyên truyền để ổn định tâm lý cho khách du lịch khi đến Hà Giang giai đoạn này.
Mùa du lịch Hà Giang, Sa Pa nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung thường sôi động từ khoảng cuối tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Tháng 9-10 vào mùa thu lúa chín vàng, tháng 11-12 mùa hoa tam giác mạch, hoa cải. Cận Tết, hoa mơ, hoa mận khoe sắc.
Một tháng sau bão Yagi, hầu hết các cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ ăn uống ở Sa Pa, Hà Giang đã khắc phục xong hậu quả bão lũ, sẵn sàng đón khách trở lại.
Ông Phạm Anh Vũ, Phó tổng giám đốc công ty Du lịch Việt, mong các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch ở Hà Giang, Sa Pa, chính quyền địa phương có thêm các chính sách, các gói kích cầu du lịch để kéo khách Việt trở lại.
"Hy vọng hai tháng cuối năm, du lịch Sa Pa sẽ khởi sắc hơn", Chủ tịch Hiệp hội du lịch Lào Cai Phạm Cao Vỹ nói.