Quang Phúc Trương
Well-known member
Những điện thoại truyền thống (chưa thông minh như Nokia 3310 huyền thoại) có khả năng sạc dưới 5W, nhưng giờ đây, công suất sạc đã tăng lên rất nhiều đến mức “điên rồ”.
Ngày nay, chúng ta thường thấy những chiếc điện thoại có mức sạc lớn hơn 30W, thậm chí một số có công suất vượt quá vài trăm watt. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể có các bộ sạc công suất khác nhau ở nhà và “mắc lỗi” khi kết nối nhầm nó với điện thoại chịu công suất thấp hơn. Nhưng điều đó liệu có vấn đề? Điều gì xảy ra nếu người dùng sạc điện thoại với công suất bộ sạc mạnh hơn khả năng hỗ trợ?
Việc sử dụng bộ sạc khác sạc pin cho điện thoại là điều khá phổ biến hiện nay.
Có một điều mà người dùng cần nắm bắt là những gì các nhà sản xuất nói và những gì có thể xảy ra trong thực tế. Hầu như tất cả đều chỉ định rằng mỗi điện thoại phải được sạc bằng bộ sạc riêng, điều này hợp lý vì bộ sạc đó được thiết kế cho điện thoại và đáp ứng nhu cầu của chúng. Nhưng như vậy không có nghĩa bất kỳ bộ sạc nào cũng không hoạt động với bất kỳ điện thoại nào.
Bộ sạc điện thoại không khác biệt so với các bộ sạc truyền thống đã có, mặc dù hiện nay chúng đã tích hợp các công nghệ mới để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nhiệt lượng mà chúng tỏa ra. Một lượng năng lượng đến chúng thông qua phích cắm (chủ yếu là 220V), chuyển đổi dòng điện xoay chiều đó thành dòng điện một chiều và điều chỉnh điện áp để giải phóng năng lượng với các công suất khác nhau.
Một số bộ sạc chuyển đổi 220V thành 10W, 25W, hoặc 150W, nhưng hoạt động giống hệt nhau và đầu ra không phải là duy nhất. Nó không phải là bất động. Bộ sạc hoạt động dựa trên khái niệm năng lượng đầu ra tối đa, có nghĩa bộ sạc 150W không liên tục gửi 150W mà thích ứng với những gì được kết nối với đầu bên kia. Trong trường hợp này, nó phù hợp với điện thoại. Vì vậy bộ sạc có nguồn điện thay đổi mà chúng ta không cần phải làm gì với nó.
Người dùng hãy yên tâm khi sạc pin điện thoại bằng bộ sạc có công suất cao hơn.
Giả sử nếu điện thoại có công suất đầu vào tối đa là 30W thì nó sẽ cần 30W từ bộ sạc và bộ sạc sẽ cung cấp công suất đó nếu có thể. Nếu bộ sạc kém mạnh hơn, nó sẽ hoạt động hết công suất và cung cấp mọi thứ có thể. Nếu bộ sạc mạnh hơn, nó sẽ giảm công suất để cung cấp cho điện thoại những gì được yêu cầu hoặc mức gần nhất với yêu cầu và dưới mức đầu vào tối đa của điện thoại.
Tuy nhiên, với trường hợp bộ sạc mạnh hơn khả năng của điện thoại và không có khả năng cung cấp năng lượng nhỏ như mức điện thoại yêu cầu, ví dụ điện thoại hỗ trợ sạc 5W và bộ sạc chỉ có thể giảm xuống 10W. Trong trường hợp này, bộ sạc sẽ không hoạt động vì nó sẽ không gửi bất kỳ loại nguồn điện nào qua cáp. Điện thoại sẽ không được sạc và pin sẽ không được sạc lại.
Điều này có nghĩa, việc sử dụng bộ sạc mạnh hơn trên điện thoại cần ít năng lượng hơn không phải là vấn đề và không có gì nguy hiểm xảy ra. Điện thoại sẽ không bị cháy hay bất cứ thứ gì tương tự. Đơn giản, bộ sạc sẽ thích ứng với những gì điện thoại yêu cầu. Chúng sẽ “nói chuyện với nhau và đi đến thỏa thuận”, và nếu không có sự thống nhất, bộ sạc sẽ không gửi điện và người dùng sẽ phải tìm giải pháp khác.
Ngày nay, chúng ta thường thấy những chiếc điện thoại có mức sạc lớn hơn 30W, thậm chí một số có công suất vượt quá vài trăm watt. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể có các bộ sạc công suất khác nhau ở nhà và “mắc lỗi” khi kết nối nhầm nó với điện thoại chịu công suất thấp hơn. Nhưng điều đó liệu có vấn đề? Điều gì xảy ra nếu người dùng sạc điện thoại với công suất bộ sạc mạnh hơn khả năng hỗ trợ?
Việc sử dụng bộ sạc khác sạc pin cho điện thoại là điều khá phổ biến hiện nay.
Có một điều mà người dùng cần nắm bắt là những gì các nhà sản xuất nói và những gì có thể xảy ra trong thực tế. Hầu như tất cả đều chỉ định rằng mỗi điện thoại phải được sạc bằng bộ sạc riêng, điều này hợp lý vì bộ sạc đó được thiết kế cho điện thoại và đáp ứng nhu cầu của chúng. Nhưng như vậy không có nghĩa bất kỳ bộ sạc nào cũng không hoạt động với bất kỳ điện thoại nào.
Bộ sạc điện thoại không khác biệt so với các bộ sạc truyền thống đã có, mặc dù hiện nay chúng đã tích hợp các công nghệ mới để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nhiệt lượng mà chúng tỏa ra. Một lượng năng lượng đến chúng thông qua phích cắm (chủ yếu là 220V), chuyển đổi dòng điện xoay chiều đó thành dòng điện một chiều và điều chỉnh điện áp để giải phóng năng lượng với các công suất khác nhau.
Một số bộ sạc chuyển đổi 220V thành 10W, 25W, hoặc 150W, nhưng hoạt động giống hệt nhau và đầu ra không phải là duy nhất. Nó không phải là bất động. Bộ sạc hoạt động dựa trên khái niệm năng lượng đầu ra tối đa, có nghĩa bộ sạc 150W không liên tục gửi 150W mà thích ứng với những gì được kết nối với đầu bên kia. Trong trường hợp này, nó phù hợp với điện thoại. Vì vậy bộ sạc có nguồn điện thay đổi mà chúng ta không cần phải làm gì với nó.
Người dùng hãy yên tâm khi sạc pin điện thoại bằng bộ sạc có công suất cao hơn.
Giả sử nếu điện thoại có công suất đầu vào tối đa là 30W thì nó sẽ cần 30W từ bộ sạc và bộ sạc sẽ cung cấp công suất đó nếu có thể. Nếu bộ sạc kém mạnh hơn, nó sẽ hoạt động hết công suất và cung cấp mọi thứ có thể. Nếu bộ sạc mạnh hơn, nó sẽ giảm công suất để cung cấp cho điện thoại những gì được yêu cầu hoặc mức gần nhất với yêu cầu và dưới mức đầu vào tối đa của điện thoại.
Tuy nhiên, với trường hợp bộ sạc mạnh hơn khả năng của điện thoại và không có khả năng cung cấp năng lượng nhỏ như mức điện thoại yêu cầu, ví dụ điện thoại hỗ trợ sạc 5W và bộ sạc chỉ có thể giảm xuống 10W. Trong trường hợp này, bộ sạc sẽ không hoạt động vì nó sẽ không gửi bất kỳ loại nguồn điện nào qua cáp. Điện thoại sẽ không được sạc và pin sẽ không được sạc lại.
Điều này có nghĩa, việc sử dụng bộ sạc mạnh hơn trên điện thoại cần ít năng lượng hơn không phải là vấn đề và không có gì nguy hiểm xảy ra. Điện thoại sẽ không bị cháy hay bất cứ thứ gì tương tự. Đơn giản, bộ sạc sẽ thích ứng với những gì điện thoại yêu cầu. Chúng sẽ “nói chuyện với nhau và đi đến thỏa thuận”, và nếu không có sự thống nhất, bộ sạc sẽ không gửi điện và người dùng sẽ phải tìm giải pháp khác.