Nguyễn Mai
Well-known member
Nhiều người chưa biết cách uống sữa sao thu được lợi ích tốt nhất cho cơ thể. Nếu kết hợp thực phẩm không đúng cách dễ dẫn đến đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi và khó chịu. Lâu dần sẽ sinh các bệnh tiêu hóa mãn tính.
Sữa là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Sữa không chỉ cung cấp calci giúp xương chắc khỏe, nó còn có tác dụng bù nước và phục hồi cơ thể cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Thông thường, chúng ta thường kết hợp hai hoặc nhiều loại thực phẩm để có được lượng dinh dưỡng cần thiết và tăng thêm hương vị cho món ăn. Nhưng một số thực phẩm khi được kết hợp với nhau có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ảnh minh họa
6 sai lầm khi uống sữa gây bệnh cho đường tiêu hóa
Uống sữa khi bụng đói
Vào buổi sáng, nhiều người thường uống sữa ngay khi chưa ăn gì. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là dễ gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Khoa học chỉ ra nguyên nhân là do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài. Axit dịch vị càng tiết ra nhiều khi bụng đói, sau khi gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.
Đồng thời, cảm giác “no giả” sẽ xuất hiện sau khi uống sữa lúc bụng rỗng. Điều này khiến cho bạn mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn nữa nhưng thực tế, dạ dày vẫn duy trì trạng thái trống rỗng, cơ thể chưa được nạp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Vì thế, thói quen này rất tai hại cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Uống sữa với thuốc hoặc gần giờ uống thuốc
Tuy sữa cũng thuộc dạng nước nhưng tuyệt đối không thể dùng để thay thế nước lọc trong khi uống thuốc. Thậm chí, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị rằng, không nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc 1 thời gian ngắn vì khi sữa và thuốc gặp nhau, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây ra những nguy hại đến cơ thể.
Tốt nhất, chỉ nên uống sữa sau khi đã sử dụng thuốc khoảng 2 giờ đồng hồ để đảm bảo các thành phần trong hai loại này không phản ứng với nhau.
Uống sữa với hoa quả
Sữa và các sản phẩm liên quan, đặc biệt là sữa chua, thường được phụ nữ kết hợp với nhiều loại trái cây như dâu, chanh, cam, xoài để giảm cân và làm đẹp da. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này có đặc tính hoàn toàn trái ngược. Sữa đặc tính lạnh và trái cây nhiệt.
Khi hệ thống tiêu hóa hoạt động, rất dễ tạo ra các phản ứng khiến sữa kết tủa, gây mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Hậu quả là đau bụng, cảm lạnh, dị ứng, tiêu chảy. Nếu bạn muốn kết hợp với trái cây thì chuối, táo, bơ, đào, lê, đu đủ là những lựa chọn an toàn.
Ảnh minh họa
Uống sữa với thực phẩm giàu protein
Sữa đã là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong khi đó, thịt và cá cũng chứa rất nhiều protein. Kết hợp những thực phẩm này với nhau là tự làm quá tải hệ thống tiêu hóa của bạn.
Đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa kém, họ dễ bị đau bụng, khó tiêu, dị ứng ... Vì vậy, tránh chế biến cùng nhau hoặc uống sữa ngay khi ăn thịt và cá.
Đun sôi sữa
Nhiều người thậm chí mua sữa tiệt trùng nhưng vẫn không an tâm, họ đun sôi lại để khử trùng. Nhưng chính thói quen này đã vô tình khiến sữa xuống cấp, có thể chuyển màu, có vị chua và thậm chí gây ung thư.
Do đó, bạn không nên đun sôi nữa. Đối với trường hợp sữa được làm lạnh, sử dụng cho trẻ nhỏ, có thể làm nóng khoảng 50 độ trong 6 phút hoặc 70 độ trong 3 phút.
Ngoài ra, bạn cũng không nên trộn đường với sữa đun nóng. Bởi vì ở nhiệt độ cao, sự kết hợp này tạo ra chất độc không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là đợi sữa nguội rồi mới thêm đường.
Uống quá nhiều sữa
Nhiều người nghĩ rằng sữa bổ dưỡng nên uống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên sử dụng khoảng 600 ml sữa mỗi ngày (tương đương 300g sản phẩm sữa) để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Với những người thừa cân, béo phì chỉ nên uống sữa tách kem, sữa không đường. Người mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ cần tránh xa các sản phẩm sữa bão hòa và không lành mạnh.
3 thời điểm nên uống sữa tốt nhất cho sức khỏe
Ảnh minh họa
Uống sữa sau bữa sáng
Bữa sáng là bữa cung cấp năng lượng cho cả một ngày hoạt động. Vì thế, uống một cốc sữa vào buổi sáng sau khi ăn sẽ bổ sung thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày làm việc.
Uống sữa vào bữa ăn chiều
Bữa ăn nhẹ buổi chiều với một số loại bánh quy, bánh mì, hay ngũ cốc lại được kết hợp với sữa sẽ giúp cung cấp năng lượng hiệu quả nhưng không làm quá no. Đặc biệt, sữa lúc này sẽ được hấp thụ hiệu quả, cân bằng được lượng tinh bột và protein cho cơ thể.
Uống sữa trước khi đi ngủ
Một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp có một giấc ngủ dễ dàng hơn và sâu hơn. Trong nhiều trường hợp, những người khó ngủ do căng thẳng, một ly sữa trước khi đi ngủ sẽ giúp thư giãn và ngủ đủ giấc. Từ đó tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Thời gian lý tưởng nhất để uống sữa vào thời điểm này là khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ.
Sữa là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Sữa không chỉ cung cấp calci giúp xương chắc khỏe, nó còn có tác dụng bù nước và phục hồi cơ thể cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Thông thường, chúng ta thường kết hợp hai hoặc nhiều loại thực phẩm để có được lượng dinh dưỡng cần thiết và tăng thêm hương vị cho món ăn. Nhưng một số thực phẩm khi được kết hợp với nhau có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ảnh minh họa
6 sai lầm khi uống sữa gây bệnh cho đường tiêu hóa
Uống sữa khi bụng đói
Vào buổi sáng, nhiều người thường uống sữa ngay khi chưa ăn gì. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là dễ gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Khoa học chỉ ra nguyên nhân là do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài. Axit dịch vị càng tiết ra nhiều khi bụng đói, sau khi gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.
Đồng thời, cảm giác “no giả” sẽ xuất hiện sau khi uống sữa lúc bụng rỗng. Điều này khiến cho bạn mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn nữa nhưng thực tế, dạ dày vẫn duy trì trạng thái trống rỗng, cơ thể chưa được nạp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Vì thế, thói quen này rất tai hại cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Uống sữa với thuốc hoặc gần giờ uống thuốc
Tuy sữa cũng thuộc dạng nước nhưng tuyệt đối không thể dùng để thay thế nước lọc trong khi uống thuốc. Thậm chí, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị rằng, không nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc 1 thời gian ngắn vì khi sữa và thuốc gặp nhau, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây ra những nguy hại đến cơ thể.
Tốt nhất, chỉ nên uống sữa sau khi đã sử dụng thuốc khoảng 2 giờ đồng hồ để đảm bảo các thành phần trong hai loại này không phản ứng với nhau.
Uống sữa với hoa quả
Sữa và các sản phẩm liên quan, đặc biệt là sữa chua, thường được phụ nữ kết hợp với nhiều loại trái cây như dâu, chanh, cam, xoài để giảm cân và làm đẹp da. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này có đặc tính hoàn toàn trái ngược. Sữa đặc tính lạnh và trái cây nhiệt.
Khi hệ thống tiêu hóa hoạt động, rất dễ tạo ra các phản ứng khiến sữa kết tủa, gây mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Hậu quả là đau bụng, cảm lạnh, dị ứng, tiêu chảy. Nếu bạn muốn kết hợp với trái cây thì chuối, táo, bơ, đào, lê, đu đủ là những lựa chọn an toàn.
Ảnh minh họa
Uống sữa với thực phẩm giàu protein
Sữa đã là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong khi đó, thịt và cá cũng chứa rất nhiều protein. Kết hợp những thực phẩm này với nhau là tự làm quá tải hệ thống tiêu hóa của bạn.
Đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa kém, họ dễ bị đau bụng, khó tiêu, dị ứng ... Vì vậy, tránh chế biến cùng nhau hoặc uống sữa ngay khi ăn thịt và cá.
Đun sôi sữa
Nhiều người thậm chí mua sữa tiệt trùng nhưng vẫn không an tâm, họ đun sôi lại để khử trùng. Nhưng chính thói quen này đã vô tình khiến sữa xuống cấp, có thể chuyển màu, có vị chua và thậm chí gây ung thư.
Do đó, bạn không nên đun sôi nữa. Đối với trường hợp sữa được làm lạnh, sử dụng cho trẻ nhỏ, có thể làm nóng khoảng 50 độ trong 6 phút hoặc 70 độ trong 3 phút.
Ngoài ra, bạn cũng không nên trộn đường với sữa đun nóng. Bởi vì ở nhiệt độ cao, sự kết hợp này tạo ra chất độc không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là đợi sữa nguội rồi mới thêm đường.
Uống quá nhiều sữa
Nhiều người nghĩ rằng sữa bổ dưỡng nên uống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên sử dụng khoảng 600 ml sữa mỗi ngày (tương đương 300g sản phẩm sữa) để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Với những người thừa cân, béo phì chỉ nên uống sữa tách kem, sữa không đường. Người mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ cần tránh xa các sản phẩm sữa bão hòa và không lành mạnh.
3 thời điểm nên uống sữa tốt nhất cho sức khỏe
Ảnh minh họa
Uống sữa sau bữa sáng
Bữa sáng là bữa cung cấp năng lượng cho cả một ngày hoạt động. Vì thế, uống một cốc sữa vào buổi sáng sau khi ăn sẽ bổ sung thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày làm việc.
Uống sữa vào bữa ăn chiều
Bữa ăn nhẹ buổi chiều với một số loại bánh quy, bánh mì, hay ngũ cốc lại được kết hợp với sữa sẽ giúp cung cấp năng lượng hiệu quả nhưng không làm quá no. Đặc biệt, sữa lúc này sẽ được hấp thụ hiệu quả, cân bằng được lượng tinh bột và protein cho cơ thể.
Uống sữa trước khi đi ngủ
Một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp có một giấc ngủ dễ dàng hơn và sâu hơn. Trong nhiều trường hợp, những người khó ngủ do căng thẳng, một ly sữa trước khi đi ngủ sẽ giúp thư giãn và ngủ đủ giấc. Từ đó tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Thời gian lý tưởng nhất để uống sữa vào thời điểm này là khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ.