Andy Nguyễn
Guest
Samsung là hãng di động duy nhất đạt được sự phục hồi theo quý trong bối cảnh suy giảm trên toàn bộ thị trường smartphone.
Thị phần Apple thường suy giảm vào quý I hàng năm. Ảnh: GizmoChina.
Theo dữ liệu mới nhất từ Canalys, thị phần iPhone trên toàn thế giới đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong quý đầu năm 2023. Tuy nhiên, Apple lại mất vị trí số một vào tay Samsung.
Cụ thể, dữ liệu chỉ ra rằng trên cơ sở so sánh cùng kỳ (quý I/2022), thị phần của Apple tăng từ 18% lên 21%, trong khi thị phần của Samsung giảm từ 24% xuống 22%. Tuy cả hai công ty đều giữ được vị trí hiện có của mình trong bảng xếp hạng, tốc độ tăng trưởng của Táo khuyết là cao hơn đối thủ Hàn Quốc.
Tuy vậy, nếu so sánh với quý IV/2022, thị phần của iPhone đã giảm từ 25% xuống 21%, trong khi thị phần của Samsung tăng từ 20% lên 22%.
Samsung hiện là nhà cung cấp duy nhất đạt được sự phục hồi theo quý và đã phải vật lộn để trở lại vị trí số một với 22% thị phần. Trong khi đó, Apple tụt xuống vị trí thứ hai với 21% thị phần, thu hẹp khoảng cách giữa họ và Samsung.
Canalys cho hay sự sụt giảm hàng quý đối với Apple không phải là thông tin bất ngờ bởi quý IV hàng năm là đợt ra mắt của iPhone mới, tạo ra một cú hích lớn về doanh số bán hàng, khiến doanh số trong quý I năm sau sụt giảm đáng kể.
Các tác động trong năm nay cũng nhỏ hơn bình thường, bởi Táo Khuyết vẫn bắt kịp các đơn đặt hàng iPhone trong quý I sau khi hạn chế nguồn cung trong quý IV. Nhìn chung, Canalys nói rằng nhu cầu về smartphone của người tiêu dùng tiếp tục giảm.
Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý I đã trải qua quý giảm thứ 5 liên tiếp, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù các yếu tố vĩ mô bất lợi chính có cải thiện hạn chế, thị trường vẫn chưa phục hồi.
“Sự suy giảm của thị trường smartphone trong quý đầu tiên năm 2023 nằm trong dự đoán của toàn ngành. Các điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục cản trở hoạt động đầu tư và của các nhà cung cấp tại một số thị trường”, chuyên gia Sanyam Chaurasia tại Canalys cho biết.
“Bất chấp việc giảm giá và khuyến mại rầm rộ từ các nhà cung cấp, nhu cầu mua điện thoại vẫn giảm, đặc biệt là ở phân khúc giá rẻ do lạm phát cao ảnh hưởng đến niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng”, nhà phân tích tiếp tục.
Công ty cho biết thêm rằng các nhà bán lẻ đã cắt giảm đơn đặt hàng mới vì trước đó họ đã gặp phải tình trạng tồn hàng.
Thị phần Apple thường suy giảm vào quý I hàng năm. Ảnh: GizmoChina.
|
Thị phần Apple thường suy giảm vào quý I hàng năm. Ảnh: GizmoChina. |
Cụ thể, dữ liệu chỉ ra rằng trên cơ sở so sánh cùng kỳ (quý I/2022), thị phần của Apple tăng từ 18% lên 21%, trong khi thị phần của Samsung giảm từ 24% xuống 22%. Tuy cả hai công ty đều giữ được vị trí hiện có của mình trong bảng xếp hạng, tốc độ tăng trưởng của Táo khuyết là cao hơn đối thủ Hàn Quốc.
Tuy vậy, nếu so sánh với quý IV/2022, thị phần của iPhone đã giảm từ 25% xuống 21%, trong khi thị phần của Samsung tăng từ 20% lên 22%.
Samsung hiện là nhà cung cấp duy nhất đạt được sự phục hồi theo quý và đã phải vật lộn để trở lại vị trí số một với 22% thị phần. Trong khi đó, Apple tụt xuống vị trí thứ hai với 21% thị phần, thu hẹp khoảng cách giữa họ và Samsung.
Canalys cho hay sự sụt giảm hàng quý đối với Apple không phải là thông tin bất ngờ bởi quý IV hàng năm là đợt ra mắt của iPhone mới, tạo ra một cú hích lớn về doanh số bán hàng, khiến doanh số trong quý I năm sau sụt giảm đáng kể.
Các tác động trong năm nay cũng nhỏ hơn bình thường, bởi Táo Khuyết vẫn bắt kịp các đơn đặt hàng iPhone trong quý I sau khi hạn chế nguồn cung trong quý IV. Nhìn chung, Canalys nói rằng nhu cầu về smartphone của người tiêu dùng tiếp tục giảm.
Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý I đã trải qua quý giảm thứ 5 liên tiếp, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù các yếu tố vĩ mô bất lợi chính có cải thiện hạn chế, thị trường vẫn chưa phục hồi.
“Sự suy giảm của thị trường smartphone trong quý đầu tiên năm 2023 nằm trong dự đoán của toàn ngành. Các điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục cản trở hoạt động đầu tư và của các nhà cung cấp tại một số thị trường”, chuyên gia Sanyam Chaurasia tại Canalys cho biết.
“Bất chấp việc giảm giá và khuyến mại rầm rộ từ các nhà cung cấp, nhu cầu mua điện thoại vẫn giảm, đặc biệt là ở phân khúc giá rẻ do lạm phát cao ảnh hưởng đến niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng”, nhà phân tích tiếp tục.
Công ty cho biết thêm rằng các nhà bán lẻ đã cắt giảm đơn đặt hàng mới vì trước đó họ đã gặp phải tình trạng tồn hàng.