Nguyễn Mai
Well-known member
Samsung muốn tham gia đào tạo nhân tài công nghệ Việt
Samsung cho biết muốn giúp tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bằng việc hỗ trợ bồi dưỡng nhân tài, thông qua cuộc thi cho học sinh.
"Samsung không chỉ dừng lại ở đóng góp 20-25% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, mà còn mong đóng góp vào bồi dưỡng nhân tài về công nghệ, thông qua đó gia tăng năng lực cạnh tranh nền tảng", ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, nói tại sự kiện khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2023 chiều 12/4.
Theo ông, phát triển nhân tài công nghệ sẽ là chìa khóa chủ lực để các quốc gia vươn mình, trở thành nước phát triển.
Ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, tại sự kiện chiều 12/4.
Solve for Tomorrow là chương trình toàn cầu được Samsung khởi xướng từ năm 2010. Tại Việt Nam, cuộc thi được tổ chức từ 2019, là nơi học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 12 đến 18 tuổi thi về tư duy sáng tạo. Các thí sinh sẽ ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, đồng thời sáng tạo giải pháp để giải quyết các vấn đề của xã hội.
Theo thống kê của Samsung đến 2022, chương trình có sự tham gia của 165.000 học sinh và giáo viên. Năm ngoái, cuộc thi thu hút 1.160 ý tưởng, 76.000 học sinh và giáo viên các trường trường THCS và THPT trên cả nước tham dự khóa đào tạo trực tuyến.
Theo ông Choi Joo Ho, 2023 đánh dấu 15 năm Samsung chính thức đầu tư lớn tại Việt Nam. Cuộc thi sẽ được mở rộng quy mô triển khai, với dự kiến 140.000 học sinh, giáo viên đăng ký và hơn 2.000 bài thi tham dự, gấp đôi năm ngoái. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi năm nay là gần 8 tỷ đồng, trong đó trường có đội thi đạt giải nhất sẽ được tài trợ một phòng học chức năng STEM Lab trị giá hơn một tỷ đồng.
Tại sự kiện, bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, đánh giá thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn trong cuộc thi, học sinh không chỉ có cơ hội trau dồi kiến thức và kỹ năng mềm cần thiết để phát triển bản thân, mà còn nâng cao sự tự tin và chủ động trên quá trình lựa chọn và tìm kiếm công việc phù hợp.
Samsung cho biết muốn giúp tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bằng việc hỗ trợ bồi dưỡng nhân tài, thông qua cuộc thi cho học sinh.
"Samsung không chỉ dừng lại ở đóng góp 20-25% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, mà còn mong đóng góp vào bồi dưỡng nhân tài về công nghệ, thông qua đó gia tăng năng lực cạnh tranh nền tảng", ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, nói tại sự kiện khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2023 chiều 12/4.
Theo ông, phát triển nhân tài công nghệ sẽ là chìa khóa chủ lực để các quốc gia vươn mình, trở thành nước phát triển.
Ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, tại sự kiện chiều 12/4.
Solve for Tomorrow là chương trình toàn cầu được Samsung khởi xướng từ năm 2010. Tại Việt Nam, cuộc thi được tổ chức từ 2019, là nơi học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 12 đến 18 tuổi thi về tư duy sáng tạo. Các thí sinh sẽ ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, đồng thời sáng tạo giải pháp để giải quyết các vấn đề của xã hội.
Theo thống kê của Samsung đến 2022, chương trình có sự tham gia của 165.000 học sinh và giáo viên. Năm ngoái, cuộc thi thu hút 1.160 ý tưởng, 76.000 học sinh và giáo viên các trường trường THCS và THPT trên cả nước tham dự khóa đào tạo trực tuyến.
Theo ông Choi Joo Ho, 2023 đánh dấu 15 năm Samsung chính thức đầu tư lớn tại Việt Nam. Cuộc thi sẽ được mở rộng quy mô triển khai, với dự kiến 140.000 học sinh, giáo viên đăng ký và hơn 2.000 bài thi tham dự, gấp đôi năm ngoái. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi năm nay là gần 8 tỷ đồng, trong đó trường có đội thi đạt giải nhất sẽ được tài trợ một phòng học chức năng STEM Lab trị giá hơn một tỷ đồng.
Tại sự kiện, bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, đánh giá thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn trong cuộc thi, học sinh không chỉ có cơ hội trau dồi kiến thức và kỹ năng mềm cần thiết để phát triển bản thân, mà còn nâng cao sự tự tin và chủ động trên quá trình lựa chọn và tìm kiếm công việc phù hợp.