Nhu cầu công nghệ giảm mạnh gây ra thua lỗ tại bộ phận bán dẫn, khiến Samsung đối mặt kết quả kinh doanh quý I thấp nhất trong vòng 14 năm trở lại đây. Nhưng điều này không làm thay đổi chiến lược giành thị phần tương lai của tập đoàn Hàn Quốc.
Lợi nhuận thấp kỷ lục trong 14 năm
Theo tính toán của Bloomberg, lợi nhuận dự phóng của gã khổng lồ Hàn Quốc trong quý tháng 3 giảm 90%, xuống còn 1,45 ngàn tỷ Won (1,1 tỷ USD). Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Samsung kể từ năm 2009. Một số dự đoán khác còn cho rằng, tập đoàn này chỉ đạt lợi nhuận dưới 1 ngàn tỷ Won, thậm chỉ với kịch bản xấu hơn, chỉ nhỉnh trên mức hoà vốn.
Ngành công nghiệp bán dẫn luôn có tính chu kỳ bùng nổ và suy thoái. Nhu cầu tăng vọt trong thời kỳ đại dịch khiến các nhà sản xuất chip như Samsung phải tăng sản lượng đáp ứng số lượng máy tính và điện thoại thông minh xuất xưởng.
Giá DRAM và NAND giảm mạnh là yếu tố khiến lợi nhuận quý mới nhất của Samsung thấp kỷ lục
Thế nhưng, doanh số bán hàng bắt đầu sụt giảm khi lệnh phong toả được dỡ bỏ, và càng lao dốc khi lạm phát phi mã.
Tất cả các yếu tố này đẩy lĩnh vực chip nhớ trị giá 160 tỷ USD rơi vào tình trạng mất cân bằng cung-cầu. Số lượng hàng tồn kho tăng đột biến. Giá DRAM (bộ nhớ truy cập) và NAND (bộ nhớ lưu trữ) giảm mạnh. Chỉ tính riêng bộ phận bán dẫn, Samsung dự kiến lỗ khoảng 2,7 tỷ USD.
“Vấn đề lớn nhất hiện nay là lượng hàng tồn kho quá cao, để giải quyết tình trạng này, công ty sẽ phải cắt giảm sản lượng”, Lee Seung-woo, nhà phân tích tại Eugene Investment & Securities, cho biết.
Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, trong quý I, giá DRAM đã giảm 20% và dự kiến tiếp tục giảm thêm từ 10% đến 15% trong quý II. Trong khi đó chip NAND giảm 15% và dự kiến xuống sâu thêm 5% đến 10% quý tiếp theo.
“Giá bộ nhớ giảm sâu hơn kỳ vọng của thị trường trong quý đầu tiên do nhu cầu thấp”, Baik Gilhyun, chuyên gia phân tích tại Yuanta Securities nói. “Giá sẽ vẫn giảm nhưng với tốc độ chậm hơn ở quý hiện tại. Dư địa để giá trượt dốc không còn nhiều vì giá hợp đồng DRAM và NAND đang về chạm ngưỡng chi phí tiền mặt doanh nghiệp (cash-cost level)”.
Lợi thế “người khổng lồ”
Bộ Thương mại Hàn Quốc công bố dữ liệu cho thấy, xuất khẩu chip của nước này đã giảm 34,5% trong tháng 3, từ mức giảm 40% của tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, giảm 33,4%.
Tuần trước, Sanjay Mehrotra, CEO hãng chip nhớ Micron Technology nhận định lạc quan về sự phục hồi của thị trường trong năm nay khi nhu cầu trở lại và lượng hàng tồn kho giảm.
Samsung đang đầu tư 230 tỷ USD xây dựng "cứ điểm" bán dẫn lớn nhất thế giới tại Yongin, Hàn Quốc
“Sự phục hồi sẽ càng nhanh chóng hơn nếu các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm nguồn cung”, ông cho biết, ám chỉ đến vai trò của Samsung trong nỗ lực chung toàn ngành.
Micron, SK Hynix và Kioxia Holdings đều đã cắt giảm chi tiêu và sản lượng với hi vọng giữ chân giá không tiếp tục rơi tự do. Tuy nhiên, Samsung, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, vẫn đang duy trì mức chi tiêu theo kế hoạch ban đầu.
Chiến lược của tập đoàn này rất rõ ràng: tiếp tục chi tiêu trong thời kỳ suy thoái để tăng vị thế cạnh tranh. Cách tiếp cận này có thể giúp Samsung giành thị phần và phát triển công nghệ mới lấn át các đối thủ có ngân sách eo hẹp hơn như Hynix và Micron.
Tại Pyeongtaek, các công nhân của Samsung đang bận rộn xây dựng dây chuyền sản xuất chip khổng lồ thứ 4 của công ty và có kế hoạch bổ sung thêm 2 dây chuyền nữa đến cuối thập kỷ này.
Ngoài chip nhớ, Samsung cũng mở rộng hoạt động kinh doanh xưởng sản xuất bán dẫn, thị trường do TSMC thống trị. Tập đoàn này đã công bố khoản đầu tư 300 ngàn tỷ Won (229 tỷ USD) xây dựng trung tâm chip khổng lồ mới ở Yongin.
Bởi vậy, nhiều khả năng Samsung sẽ không cắt giảm sản lượng theo lời kêu gọi của các đối thủ cạnh tranh và nhà đầu tư. Vào tháng 2, Chủ tịch Lee nói với các giám đốc điều hành công ty rằng họ “không nên bối rối” trước những thách thức của ngành và cần tiếp tục đầu tư vào tương lai.
Lợi nhuận thấp kỷ lục trong 14 năm
Theo tính toán của Bloomberg, lợi nhuận dự phóng của gã khổng lồ Hàn Quốc trong quý tháng 3 giảm 90%, xuống còn 1,45 ngàn tỷ Won (1,1 tỷ USD). Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Samsung kể từ năm 2009. Một số dự đoán khác còn cho rằng, tập đoàn này chỉ đạt lợi nhuận dưới 1 ngàn tỷ Won, thậm chỉ với kịch bản xấu hơn, chỉ nhỉnh trên mức hoà vốn.
Ngành công nghiệp bán dẫn luôn có tính chu kỳ bùng nổ và suy thoái. Nhu cầu tăng vọt trong thời kỳ đại dịch khiến các nhà sản xuất chip như Samsung phải tăng sản lượng đáp ứng số lượng máy tính và điện thoại thông minh xuất xưởng.
Thế nhưng, doanh số bán hàng bắt đầu sụt giảm khi lệnh phong toả được dỡ bỏ, và càng lao dốc khi lạm phát phi mã.
Tất cả các yếu tố này đẩy lĩnh vực chip nhớ trị giá 160 tỷ USD rơi vào tình trạng mất cân bằng cung-cầu. Số lượng hàng tồn kho tăng đột biến. Giá DRAM (bộ nhớ truy cập) và NAND (bộ nhớ lưu trữ) giảm mạnh. Chỉ tính riêng bộ phận bán dẫn, Samsung dự kiến lỗ khoảng 2,7 tỷ USD.
“Vấn đề lớn nhất hiện nay là lượng hàng tồn kho quá cao, để giải quyết tình trạng này, công ty sẽ phải cắt giảm sản lượng”, Lee Seung-woo, nhà phân tích tại Eugene Investment & Securities, cho biết.
Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, trong quý I, giá DRAM đã giảm 20% và dự kiến tiếp tục giảm thêm từ 10% đến 15% trong quý II. Trong khi đó chip NAND giảm 15% và dự kiến xuống sâu thêm 5% đến 10% quý tiếp theo.
“Giá bộ nhớ giảm sâu hơn kỳ vọng của thị trường trong quý đầu tiên do nhu cầu thấp”, Baik Gilhyun, chuyên gia phân tích tại Yuanta Securities nói. “Giá sẽ vẫn giảm nhưng với tốc độ chậm hơn ở quý hiện tại. Dư địa để giá trượt dốc không còn nhiều vì giá hợp đồng DRAM và NAND đang về chạm ngưỡng chi phí tiền mặt doanh nghiệp (cash-cost level)”.
Lợi thế “người khổng lồ”
Bộ Thương mại Hàn Quốc công bố dữ liệu cho thấy, xuất khẩu chip của nước này đã giảm 34,5% trong tháng 3, từ mức giảm 40% của tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, giảm 33,4%.
Tuần trước, Sanjay Mehrotra, CEO hãng chip nhớ Micron Technology nhận định lạc quan về sự phục hồi của thị trường trong năm nay khi nhu cầu trở lại và lượng hàng tồn kho giảm.
“Sự phục hồi sẽ càng nhanh chóng hơn nếu các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm nguồn cung”, ông cho biết, ám chỉ đến vai trò của Samsung trong nỗ lực chung toàn ngành.
Micron, SK Hynix và Kioxia Holdings đều đã cắt giảm chi tiêu và sản lượng với hi vọng giữ chân giá không tiếp tục rơi tự do. Tuy nhiên, Samsung, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, vẫn đang duy trì mức chi tiêu theo kế hoạch ban đầu.
Chiến lược của tập đoàn này rất rõ ràng: tiếp tục chi tiêu trong thời kỳ suy thoái để tăng vị thế cạnh tranh. Cách tiếp cận này có thể giúp Samsung giành thị phần và phát triển công nghệ mới lấn át các đối thủ có ngân sách eo hẹp hơn như Hynix và Micron.
Tại Pyeongtaek, các công nhân của Samsung đang bận rộn xây dựng dây chuyền sản xuất chip khổng lồ thứ 4 của công ty và có kế hoạch bổ sung thêm 2 dây chuyền nữa đến cuối thập kỷ này.
Ngoài chip nhớ, Samsung cũng mở rộng hoạt động kinh doanh xưởng sản xuất bán dẫn, thị trường do TSMC thống trị. Tập đoàn này đã công bố khoản đầu tư 300 ngàn tỷ Won (229 tỷ USD) xây dựng trung tâm chip khổng lồ mới ở Yongin.
Bởi vậy, nhiều khả năng Samsung sẽ không cắt giảm sản lượng theo lời kêu gọi của các đối thủ cạnh tranh và nhà đầu tư. Vào tháng 2, Chủ tịch Lee nói với các giám đốc điều hành công ty rằng họ “không nên bối rối” trước những thách thức của ngành và cần tiếp tục đầu tư vào tương lai.