Khi quan hệ Mỹ - Trung ngày một căng thẳng, Samsung cũng phải vật lộn để tìm sự cân bằng khi hoạt động tại Trung Quốc.
Không một doanh nghiệp nào muốn bỏ qua Trung Quốc, thị trường đông dân nhất thế giới. Samsung cũng không phải ngoại lệ. Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đang tìm cách vực dậy thị phần vốn đã giảm sút tại đây.
Chủ tịch Samsung Lee Jae Yong (thứ hai từ trái sang) thanh tra nhà máy của Samsung Electro-Mechanics tại Thiên Tân, Trung Quốc. (Ảnh: Samsung Electronics)
Trong bản hướng dẫn thu nhập công bố tuần trước, Samsung dự đoán thu nhập ròng quý I chỉ đạt 600 tỷ won (455 triệu USD), mức thấp nhất trong 14 năm. Dù ngành chip gặp khó khăn là nguyên nhân chính, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh cũng là một yếu tố quan trọng.
Samsung phải hết sức thận trọng khi cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, đặc biệt về chip. Nếu như Washington úp mở sẽ cắt giảm tài trợ cho các nhà sản xuất chip đầu tư bổ sung vào Trung Quốc, Bắc Kinh cũng gây áp lực khi nói rằng các hãng chip Hàn Quốc dường như gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ việc Mỹ kiểm soát bán dẫn.
Dù vậy, Samsung đang tìm cách lấy lại sự hiện diện tại Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực smartphone, nơi họ chỉ có chưa tới 3% thị phần. Tháng trước, Chủ tịch Lee Jae Yong lần đầu có chuyến công tác Trung Quốc trong vòng ba năm để tham dự một hội nghị cấp cao do nhà nước tổ chức.
Ông cũng thanh tra các nhà máy của những công ty con thuộc tập đoàn tại Thiên Tân như Samsung Electro-Mechanics và Samsung Display. Tại đây, ông gặp gỡ Bí thư Thành ủy Thiên Tân Trần Mẫn Nhĩ.
Năm 2022, Samsung là nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới với 22% thị phần, tiếp đến là Apple (19%). Nhưng tại Trung Quốc, công ty từ lâu không thể gia tăng thị phần ít ỏi của mình và bị các đối thủ nhỏ hơn đánh bại. Số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint chỉ ra, thương hiệu Hàn Quốc chỉ nắm 2,3% thị phần smartphone đại lục năm ngoái, còn Vivo và Apple lần lượt nắm 19,2% và 18%.
Một quan chức trong ngành nhận xét, Trung Quốc nổi tiếng với tinh thần yêu nước. Người tiêu dùng nội địa sẽ ủng hộ các thương hiệu nội. Vì thế, rất khó để doanh nghiệp ngoại cạnh tranh tại đây.
Samsung không chỉ bị kìm hãm vì xu hướng này, mà còn do đã đánh mất nhóm khách hàng mục tiêu. Trong phân khúc cao cấp, hãng kém cạnh tranh hơn Apple. Trong phân khúc giá rẻ, Oppo, Xiaomi và Vivo đều làm tốt công việc của mình.
Để lấy lại chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc, Samsung đã thành lập lực lượng đặc biệt do đích thân CEO Han Jong Hee dẫn dắt vào tháng 12/2021. Ông cam kết tăng thị phần của công ty thông qua ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ “may đo riêng” cho người dùng đại lục.
“Chúng tôi đã nhìn ra vấn đề. Lấy ví dụ đối với dòng TV, chiến lược của chúng tôi chủ yếu tập trung vào Mỹ và châu Âu, nhưng chúng tôi hiểu được rằng Trung Quốc có thị hiếu riêng”, ông phát biểu trước phóng viên trong triển lãm IFA 2022.
Giám đốc bộ phận di động Roh Tae Moon cũng chia sẻ, “chiến lược Trung Quốc của Samsung là cung cấp đúng sản phẩm mà khách hàng muốn. Chúng tôi đã trải qua khó khăn tại Trung Quốc nhưng sẽ tập trung vào phân khúc cao cấp để phục hồi”.
Không một doanh nghiệp nào muốn bỏ qua Trung Quốc, thị trường đông dân nhất thế giới. Samsung cũng không phải ngoại lệ. Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đang tìm cách vực dậy thị phần vốn đã giảm sút tại đây.
Trong bản hướng dẫn thu nhập công bố tuần trước, Samsung dự đoán thu nhập ròng quý I chỉ đạt 600 tỷ won (455 triệu USD), mức thấp nhất trong 14 năm. Dù ngành chip gặp khó khăn là nguyên nhân chính, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh cũng là một yếu tố quan trọng.
Samsung phải hết sức thận trọng khi cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, đặc biệt về chip. Nếu như Washington úp mở sẽ cắt giảm tài trợ cho các nhà sản xuất chip đầu tư bổ sung vào Trung Quốc, Bắc Kinh cũng gây áp lực khi nói rằng các hãng chip Hàn Quốc dường như gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ việc Mỹ kiểm soát bán dẫn.
Dù vậy, Samsung đang tìm cách lấy lại sự hiện diện tại Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực smartphone, nơi họ chỉ có chưa tới 3% thị phần. Tháng trước, Chủ tịch Lee Jae Yong lần đầu có chuyến công tác Trung Quốc trong vòng ba năm để tham dự một hội nghị cấp cao do nhà nước tổ chức.
Ông cũng thanh tra các nhà máy của những công ty con thuộc tập đoàn tại Thiên Tân như Samsung Electro-Mechanics và Samsung Display. Tại đây, ông gặp gỡ Bí thư Thành ủy Thiên Tân Trần Mẫn Nhĩ.
Năm 2022, Samsung là nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới với 22% thị phần, tiếp đến là Apple (19%). Nhưng tại Trung Quốc, công ty từ lâu không thể gia tăng thị phần ít ỏi của mình và bị các đối thủ nhỏ hơn đánh bại. Số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint chỉ ra, thương hiệu Hàn Quốc chỉ nắm 2,3% thị phần smartphone đại lục năm ngoái, còn Vivo và Apple lần lượt nắm 19,2% và 18%.
Một quan chức trong ngành nhận xét, Trung Quốc nổi tiếng với tinh thần yêu nước. Người tiêu dùng nội địa sẽ ủng hộ các thương hiệu nội. Vì thế, rất khó để doanh nghiệp ngoại cạnh tranh tại đây.
Samsung không chỉ bị kìm hãm vì xu hướng này, mà còn do đã đánh mất nhóm khách hàng mục tiêu. Trong phân khúc cao cấp, hãng kém cạnh tranh hơn Apple. Trong phân khúc giá rẻ, Oppo, Xiaomi và Vivo đều làm tốt công việc của mình.
Để lấy lại chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc, Samsung đã thành lập lực lượng đặc biệt do đích thân CEO Han Jong Hee dẫn dắt vào tháng 12/2021. Ông cam kết tăng thị phần của công ty thông qua ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ “may đo riêng” cho người dùng đại lục.
“Chúng tôi đã nhìn ra vấn đề. Lấy ví dụ đối với dòng TV, chiến lược của chúng tôi chủ yếu tập trung vào Mỹ và châu Âu, nhưng chúng tôi hiểu được rằng Trung Quốc có thị hiếu riêng”, ông phát biểu trước phóng viên trong triển lãm IFA 2022.
Giám đốc bộ phận di động Roh Tae Moon cũng chia sẻ, “chiến lược Trung Quốc của Samsung là cung cấp đúng sản phẩm mà khách hàng muốn. Chúng tôi đã trải qua khó khăn tại Trung Quốc nhưng sẽ tập trung vào phân khúc cao cấp để phục hồi”.