Thanh Tuấn
Well-known member
Cuối tháng 5, anh Nguyễn Sơn, du khách Hà Nội, cùng con trai đến đảo Hòn Mun (vùng lõi khu bảo tồn vịnh Nha Trang) lặn biển. Kỳ vọng hệ sinh thái biển Hòn Mun sẽ phát triển mạnh sau thời gian vắng du khách do dịch, song khi lặn xuống, anh Sơn thấy dưới đáy biển tan hoang, không còn nhiều cá và san hô.
Theo anh Sơn, Covid-19 khiến du lịch chững lại nhưng cũng là quãng thời gian để biển, đặc biệt là sinh vật cảnh dưới đáy phục hồi. Hơn một năm trước, khi lặn ở Hòn Mun, dân mê lặn như anh Sơn vui mừng vì hệ sinh thái biển dần hồi phục. Nhiều thợ lặn ở đây nói với nhau nếu vắng khách thêm thời gian, san hô và hệ động vật dưới biển Hòn Mun không thua kém Malaysia, Thái Lan, Indonesia,...
"Bây giờ lặn xuống, chứng kiến cảnh san hô chết hàng loạt, những người yêu biển như tôi rất xót xa", anh Sơn nói và cho biết hệ sinh thái biển bây giờ chỉ bằng 1/10 so với thời điểm trước dịch.
San hô ở khu vực biển Hòn Mun hầu như không còn để du khách chiêm ngưỡng. Ảnh: Mai Kha
San hô ở khu vực biển Hòn Mun hầu như không còn để du khách chiêm ngưỡng. Ảnh: Mai Kha
Hòn Mun cách bờ hơn 10 km, nằm trong vũng lõi khu bảo tồn vịnh Nha Trang (rộng khoảng 160 km2). Nơi đây có nhiều san hô và hệ sinh thái phong phú, đa dạng bậc nhất Việt Nam, các bãi lặn nổi tiếng, thu hút du khách đến lặn biển, xem đáy đại dương.
Anh Mai Hoàng Kiên Kha, thợ lặn gần 20 năm kinh nghiệm ở TP Nha Trang, cho biết qua khảo sát thực tế, thời gian qua san hô tại Hòn Mun chết rất nhiều. Số lượng sinh vật biển còn khá ít, một số chỗ đầy rác và bẫy đánh cá. Khu vực đông bắc Hòn Mun (bãi Mama Hạnh) trước đây có nhiều rạn san hô đẹp, thu hút khách đến lặn biển, nhưng giờ đây san hô chết phủ trắng hàng trăm m2.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái học và tiến hóa - Viện hàn lâm Khoa học Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tại Nha Trang và Viện Hải dương học vào tháng 3/2021, 90% san hô ở vịnh Nha Trang đã biến mất so với năm 1980. Trong đó, giai đoạn hiện nay suy giảm mạnh nhất.
TS Hoàng Xuân Bền, Phó viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho hay việc suy giảm rạn san hô trong vịnh có nhiều nguyên nhân như: khai thác hủy diệt bằng chất nổ (hiện nay không còn); ô nhiễm môi trường từ các hoạt động du lịch, xả thải, nuôi trồng thủy sản; hiện tượng tẩy trắng san hô và các tác động thiên nhiên như bão, lũ...
Rạn san hô bị hủy hoại. Ảnh: Mai Kha
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Rạn san hô bị hủy hoại. Ảnh: Mai Kha
Trong khi đó, ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng ban quản lý vịnh Nha Trang, nói thiên tai là nguyên nhân chính khiến san hô dưới đáy biển chết hàng loạt. Đặc biệt, cơn bão 12 (năm 2021) làm hơn 80% san hô ở biển Nha Trang hư hại.
"Yếu tố biến đổi khí hậu, tăng nhiệt độ cũng tác động tiêu cực đến san hô không chỉ vịnh Nha Trang mà còn các khu vực như Phú Quốc", ông Thái nói và cho rằng sự bùng phát các loại dịch hại như sao biển gai ảnh hưởng hệ sinh thái biển.
Tuy nhiên lý do thiên tai không thuyết phục được những người am hiểu biển ở Nha Trang. Anh Mai Hoàng Kiên Kha cho biết nếu thiên tai thì vịnh Vân Phong cách vịnh Nha Trang hơn 40 km, là điểm đón gió trước, sẽ bị tàn phá nhiều hơn, nhưng san hô ở đây rất khỏe mạnh, phát triển. "Còn khu vực đảo Hòn Mun được cho kín gió hơn, nhưng đáy biển tan hoang, san hô chết hàng loạt mà đổ lỗi do thiên tai, mưa bão là chưa thuyết phục", anh Kha nói.
Theo các thợ lặn biển, một nguyên nhân khiến san hô ở Hòn Mun suy giảm mạnh bởi ở đây có nhiều tàu khai thác, đánh bắt cá trái phép. Các tàu này lượn lờ quanh đảo (ở khoảng cách không bị xử phạt), canh thời điểm vắng lực lượng kiểm tra, lẻn vào đánh bắt. Nhiều tàu đánh bắt giã cào, quét sạch sinh vật biển từ nhỏ đến lớn, là nguyên nhân khiến san hô gãy đổ, hư hại. Một số người lặn xuống biển để bẫy, đánh thuốc các loại cá, tôm về bán...
Toàn cảnh khu bảo tồn Hòn Mun. Ảnh: Đồng Hới
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Toàn cảnh khu bảo tồn Hòn Mun. Ảnh: Đồng Hới
Trưởng ban quản lý vịnh Nha Trang cho biết trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, các đội tuần tra ở vịnh đã ngăn chặn khoảng 49 trường hợp khai thác trái phép... Tuy nhiên, ông nhìn nhận đơn vị ít nhân sự nên khó kiểm soát triệt để được tàu đánh cá xâm hại vùng lõi khu bảo tồn. Nhiều trường hợp, ban quản lý vịnh phải nhờ đến lực lượng biên phòng, hải đội kết hợp mới xử lý được.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết sau khi nhận được phản ánh, tỉnh đã chỉ đạo TP Nha Trang tăng cường lực lượng kiểm tra, khi phát hiện tàu giã cào xâm phạm khu bảo tồn, lực lượng sẽ xử lý nghiêm. Đồng thời, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đối với du khách về vấn đề vệ sinh khi đi du lịch, tránh tình trạng xả rác.
Chính quyền tỉnh cũng chỉ đạo Ban quản lý vịnh Nha Trang phối hợp Viện hải dương học và các bên liên quan nghiên cứu để cấy, nuôi trồng, phục hồi rạn san hô dưới đáy biển. Ban quản lý vịnh ước tính mất chừng 10 năm mới phục hồi được các rạ san hô.
Theo anh Sơn, Covid-19 khiến du lịch chững lại nhưng cũng là quãng thời gian để biển, đặc biệt là sinh vật cảnh dưới đáy phục hồi. Hơn một năm trước, khi lặn ở Hòn Mun, dân mê lặn như anh Sơn vui mừng vì hệ sinh thái biển dần hồi phục. Nhiều thợ lặn ở đây nói với nhau nếu vắng khách thêm thời gian, san hô và hệ động vật dưới biển Hòn Mun không thua kém Malaysia, Thái Lan, Indonesia,...
"Bây giờ lặn xuống, chứng kiến cảnh san hô chết hàng loạt, những người yêu biển như tôi rất xót xa", anh Sơn nói và cho biết hệ sinh thái biển bây giờ chỉ bằng 1/10 so với thời điểm trước dịch.
San hô ở khu vực biển Hòn Mun hầu như không còn để du khách chiêm ngưỡng. Ảnh: Mai Kha
San hô ở khu vực biển Hòn Mun hầu như không còn để du khách chiêm ngưỡng. Ảnh: Mai Kha
Hòn Mun cách bờ hơn 10 km, nằm trong vũng lõi khu bảo tồn vịnh Nha Trang (rộng khoảng 160 km2). Nơi đây có nhiều san hô và hệ sinh thái phong phú, đa dạng bậc nhất Việt Nam, các bãi lặn nổi tiếng, thu hút du khách đến lặn biển, xem đáy đại dương.
Anh Mai Hoàng Kiên Kha, thợ lặn gần 20 năm kinh nghiệm ở TP Nha Trang, cho biết qua khảo sát thực tế, thời gian qua san hô tại Hòn Mun chết rất nhiều. Số lượng sinh vật biển còn khá ít, một số chỗ đầy rác và bẫy đánh cá. Khu vực đông bắc Hòn Mun (bãi Mama Hạnh) trước đây có nhiều rạn san hô đẹp, thu hút khách đến lặn biển, nhưng giờ đây san hô chết phủ trắng hàng trăm m2.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái học và tiến hóa - Viện hàn lâm Khoa học Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tại Nha Trang và Viện Hải dương học vào tháng 3/2021, 90% san hô ở vịnh Nha Trang đã biến mất so với năm 1980. Trong đó, giai đoạn hiện nay suy giảm mạnh nhất.
TS Hoàng Xuân Bền, Phó viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho hay việc suy giảm rạn san hô trong vịnh có nhiều nguyên nhân như: khai thác hủy diệt bằng chất nổ (hiện nay không còn); ô nhiễm môi trường từ các hoạt động du lịch, xả thải, nuôi trồng thủy sản; hiện tượng tẩy trắng san hô và các tác động thiên nhiên như bão, lũ...
Rạn san hô bị hủy hoại. Ảnh: Mai Kha
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Rạn san hô bị hủy hoại. Ảnh: Mai Kha
Trong khi đó, ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng ban quản lý vịnh Nha Trang, nói thiên tai là nguyên nhân chính khiến san hô dưới đáy biển chết hàng loạt. Đặc biệt, cơn bão 12 (năm 2021) làm hơn 80% san hô ở biển Nha Trang hư hại.
"Yếu tố biến đổi khí hậu, tăng nhiệt độ cũng tác động tiêu cực đến san hô không chỉ vịnh Nha Trang mà còn các khu vực như Phú Quốc", ông Thái nói và cho rằng sự bùng phát các loại dịch hại như sao biển gai ảnh hưởng hệ sinh thái biển.
Tuy nhiên lý do thiên tai không thuyết phục được những người am hiểu biển ở Nha Trang. Anh Mai Hoàng Kiên Kha cho biết nếu thiên tai thì vịnh Vân Phong cách vịnh Nha Trang hơn 40 km, là điểm đón gió trước, sẽ bị tàn phá nhiều hơn, nhưng san hô ở đây rất khỏe mạnh, phát triển. "Còn khu vực đảo Hòn Mun được cho kín gió hơn, nhưng đáy biển tan hoang, san hô chết hàng loạt mà đổ lỗi do thiên tai, mưa bão là chưa thuyết phục", anh Kha nói.
Theo các thợ lặn biển, một nguyên nhân khiến san hô ở Hòn Mun suy giảm mạnh bởi ở đây có nhiều tàu khai thác, đánh bắt cá trái phép. Các tàu này lượn lờ quanh đảo (ở khoảng cách không bị xử phạt), canh thời điểm vắng lực lượng kiểm tra, lẻn vào đánh bắt. Nhiều tàu đánh bắt giã cào, quét sạch sinh vật biển từ nhỏ đến lớn, là nguyên nhân khiến san hô gãy đổ, hư hại. Một số người lặn xuống biển để bẫy, đánh thuốc các loại cá, tôm về bán...
Toàn cảnh khu bảo tồn Hòn Mun. Ảnh: Đồng Hới
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Toàn cảnh khu bảo tồn Hòn Mun. Ảnh: Đồng Hới
Trưởng ban quản lý vịnh Nha Trang cho biết trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, các đội tuần tra ở vịnh đã ngăn chặn khoảng 49 trường hợp khai thác trái phép... Tuy nhiên, ông nhìn nhận đơn vị ít nhân sự nên khó kiểm soát triệt để được tàu đánh cá xâm hại vùng lõi khu bảo tồn. Nhiều trường hợp, ban quản lý vịnh phải nhờ đến lực lượng biên phòng, hải đội kết hợp mới xử lý được.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết sau khi nhận được phản ánh, tỉnh đã chỉ đạo TP Nha Trang tăng cường lực lượng kiểm tra, khi phát hiện tàu giã cào xâm phạm khu bảo tồn, lực lượng sẽ xử lý nghiêm. Đồng thời, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đối với du khách về vấn đề vệ sinh khi đi du lịch, tránh tình trạng xả rác.
Chính quyền tỉnh cũng chỉ đạo Ban quản lý vịnh Nha Trang phối hợp Viện hải dương học và các bên liên quan nghiên cứu để cấy, nuôi trồng, phục hồi rạn san hô dưới đáy biển. Ban quản lý vịnh ước tính mất chừng 10 năm mới phục hồi được các rạ san hô.