Nguyễn May
Well-known member
Buổi sáng ở Hà Nội, người thong dong, người bận bịu, giữa muôn vàn món đồ ăn sáng, nhiều người chọn cho mình một gói xôi cho chắc dạ.
Cũng như bao ngày, mỗi buổi sáng, sạp xôi nho nhỏ của cô Khá nằm ở ngay phía đầu một con ngõ trên đường Láng lại nhộn nhịp người mua. Giữa buổi sáng mùa thu Hà Nội thời tiết man mát, khi mà nắng dịu nhẹ chiếu vào những hạt xôi ánh lên màu óng ả, cảm giác được ăn một gói xôi ngon giữa tiết trời đẹp như thế, nghe dăm ba câu chuyện của mấy người trong xóm ghé mua xôi, đơn giản thế thôi mà thấy cũng vui vui.
Ghé sạp xôi nép bên con ngõ nhỏ, cảm nhận không khí buổi sáng mùa thu Hà Nội
Giữa trung tâm Hà Nội, mấy gánh xôi bán buổi sáng chẳng thiếu. Nhưng không phải hàng xôi nào cũng giữ kiểu gói xôi bằng giấy bên ngoài, lót lá bên trong và cũng chẳng nhiều nơi vẫn bán gói xôi với giá chỉ 5 nghìn đồng. Đó là hàng xôi bán buổi sáng của cô Công Thị Khá, 53 tuổi, ở đầu ngõ 470 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Quầy xôi đơn giản với mấy cái bàn nhựa đặt 2 thúng xôi mà khiến biết bao người thương nhớ.
Cô Khá, người trực tiếp nấu xôi, cũng là người ngồi bên thúng xôi để trực tiếp gói xôi cho khách. Dù có 1-2 người phụ giúp nhưng việc lấy xôi, gói xôi vẫn phải là cô Khá làm mới được.
"Cô ơi, cho cháu một xôi xéo không lấy mỡ hành, một xôi ngô, cả hai để hành riêng ạ", "Chị Khá ơi, lấy em một gói xôi lạc muối vừng mà nhiều lạc nhé!", "Bà Khá còn xôi gấc không, cho tôi 5 nghìn, mua cho thằng cháu ở nhà nó chỉ thích ăn xôi gấc nhà bà Khá thôi"... Khách hàng mỗi người một sở thích ăn xôi, cô Khá nghe một lần là nhớ, tay thoăn thoắt làm cho khách, những gói xôi nóng hổi cứ thế đến tay mọi người. Khách quen thì nhiều khi chẳng phải nói, cô Khá nhìn mặt biết ngay là ăn thế nào.
Gói xôi xéo 10 nghìn đầy ắp xôi, đỗ, ruốc và đặc biệt nhiều hành phi.
Buổi sáng có người thong thả đi từ nhà trong ngõ ra mua gói xôi về cho đứa cháu ăn sáng, lại có những bạn sinh viên, anh chị công sở lái xe máy vội vã dừng lại để mua một gói xôi mang đi làm, có anh chị làm trên xe buýt tranh thủ xe dừng bến chạy ù vào lấy nhanh gói xôi đã đặt trước rồi lên xe đi tiếp... Buổi sáng ở Hà Nội người thong dong, người bận bịu, giữa muôn vàn món đồ ăn sáng, nhiều người chọn cho mình một gói xôi ngon lành cho chắc dạ.
Gói xôi lạc muối vừng dành cho người thích ăn nhiều lạc. Nhìn là thấy lạc là loại ngon, hạt lạc to và bùi.
Muối vừng, ruốc cũng do cô Khá tự tay làm. Nhiều người còn mua riêng muối vừng, ruốc ở đây để về ăn với cơm.
Mỗi ngày đều đặn cô Khá nấu 9 loại xôi, gồm xôi xéo, xôi ngô, xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, xôi lạc, xôi gấc, xôi dừa, xôi vò, xôi trắng. Cô còn làm cả bánh trôi, bánh chay hay Tết thì có cả bánh chưng nữa. Xôi nhà cô thì chẳng phải bàn, vì là xôi chính gốc Phú Thượng. Xôi được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng nên hạt xôi dẻo thơm, đỗ xanh, đỗ đen hay lạc đều phải tuyển chọn loại ngon. Ruốc hay hành phi, muối vừng cũng là nhà làm, khách ăn thấy ngon còn mua riêng để về nhà ăn.
Đỗ xanh được cô Khá làm theo kiểu này thay vì vo thành viên, làm như này khi bán nhanh hơn mà vẫn đảm bảo độ ngon.
Tôi đứng ở hàng xôi mới chừng hơn nửa tiếng, mấy loại xôi trong thúng như xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, xôi dừa đã hết veo vì có mấy khách mua theo đĩa về để làm cỗ. Cũng bởi thế mà có nhiều gương mặt tiếc nuối vì lỡ đến muộn chút xíu hết mất loại xôi yêu thích. Cô Khá mở hàng vào chừng khoảng 6 giờ sáng, tầm 8 giờ là đã hết vài loại xôi, 9 giờ thì cô bắt đầu thu dọn đồ để về.
Cô Khá vốn là người làng Phú Thượng, nơi nổi tiếng với nghề làm xôi từ bao đời nay. Cô Khá kể: "Nhà cô làm từ mấy đời rồi, từ đời các cụ, rồi ông bà, bố mẹ và bây giờ đến mình. Con cô thì giờ đang dạy học, ngày nghỉ thì đỡ mẹ, còn nối nghiệp thì cô cũng chưa biết nữa". Với cô Khá, cô đã theo nghề làm xôi của gia đình từ khi mới 17 tuổi, tính đến nay đã 36 năm gắn bó với nghề chứ chẳng ít.
Hỏi cô Khá có yêu nghề không, cô cười giòn tan. Chẳng nói cũng biết ai mà chẳng phải kiếm sống, nhưng nhìn cách cô Khá cười tít mắt khi khách khen xôi ngon, chẳng ngại bốc thêm xôi, thêm hành cho khách... là biết mỗi ngày dù phải dậy sớm đêm hôm, dù phải đi xe máy chở 2 thúng xôi lớn di chuyển hơn chục cây số thì với cô Khá cũng chẳng vấn đề gì.
Cô Công Thị Khá là người làng nghề Phú Thượng.
Mỗi sáng, con nhỏ cứ thế mà rộn ràng, bởi những người sống quanh đây đôi khi không chỉ đến mua gói xôi rồi về, họ cứ nán lại hỏi nhau dăm ba câu chuyện. Bởi Hà Nội mà, nhiều khi không vội được đâu.
Tâm sự chuyện người dân làng Phú Thượng có thực sự giàu nhờ bán xôi?
Một gói xôi ở đây trung bình có giá 10 nghìn đồng, mà giá đó là mặc định xôi có cả ruốc. Ai ăn nhiều hơn thì có thể mua gói xôi 15 nghìn đồng là có cả giò hoặc chả. Thế nhưng ai ăn 5 nghìn hay 7 nghìn là cô Khá vẫn bán. Nhiều khi vì gói xôi 10 nghìn của cô Khá bán với định lượng nhiều quá, mỗi lần ăn là no đến trưa, nên tôi vẫn mua gói xôi 7 nghìn rồi dặn cô cho ít xôi thôi. Ấy thế mà cô vẫn bốc đầy đủ có cả ruốc lại rất nhiều hành phi. Thế là tôi có bữa sáng chắc bụng và vẫn no đến cả buổi trưa.
Gói xôi xéo 15 nghìn đồng có thêm cả chả và ruốc, đến con trai ăn khỏe cũng cảm thấy no căng.
Cô Khá kể: "Các chỗ khác người ta chẳng bán giá 5 nghìn mấy đâu, mình ở đây mấy chị em thân quen, thì mình bán giá thế. Chứ bán 5 nghìn gói xôi làm gì có lãi. Cái lá dong này thôi giờ cũng đắt gấp ba lần, giấy giá cũng gấp đôi, các thứ đều lên giá hết. Mình bán cho mấy cháu bé, các chị em thì coi như mời nhau gói xôi thôi, có gì đâu. Chứ gói bim bim giờ còn 5-7 nghìn, đây nào xôi, nào đỗ, nào hành... vẫn phải đầy đủ.
Mình lấy công làm lãi thôi. Chẳng qua mình mỗi lần đong gạo là mình lấy nhiều, chứ còn đâu nếu mua ít một thì không lãi. Mấy hôm nay cô bán gói xôi ít hơn chút, bảo các bác thông cảm vì đợt lũ lụt vừa rồi gạo khan hàng hơn, chở một ô tô gạo mà giá cao hơn cả chục triệu, chuyến sau có khi còn lên giá nữa, mà tăng giá xôi bán cho khách thì cô cũng không muốn".
Xôi xéo là một trong những loại xôi được yêu thích nhất, đặc biệt nhờ hành phi nhà làm giòn thơm. Vì thế nhiều khách ăn xôi xéo thường xin thêm nhiều hành.
Giò lụa, chả mỡ cô Khá lấy ở người quen bán trên chợ Hàng Bè. Ngoài xôi cô Khá còn bán cả xôi chè, bánh trôi, bánh chay cũng rất ngon.
Về những gói xôi được gói bằng lá dong, cô Khá tâm sự rằng gói lá như này vừa đắt hơn hộp xốp, lại vừa mất công: "Riêng cái việc làm lá này thôi cũng mất 2 tiếng, phải rửa, phải lau rồi cắt đầu cắt đuôi, thế nên là các nơi khác họ dùng hộp xốp thì nó nhàn với rẻ hơn chứ, mình dùng lá như này thì tính ra đắt hơn gấp đôi. Nhưng gói lá thế này mới đúng kiểu, xôi cũng ngon hơn. Ngày xưa là các cụ toàn gói là chuối lá, lá bàng cả".
Xôi gấc ăn dẻo thơm và có vị độ ngọt vừa phải.
Nói về những tin đồn là làng Phú Thượng giàu lắm, người ta bán xôi mua nhà lầu xe hơi, cô Khá mới bảo: "Ôi giàu chẳng qua là tiền người dân bán đất với vườn đào được đền bù thôi. Mỗi một sào ruộng thì người ta trả cho 700 triệu, thì nhà có mấy sào ruộng là được cả tiền tỉ. Thì người ta lấy tiền đó mua nhà, mua xe. Chứ nghề xôi như này làm gì có điều kiện được như thế. Nhiều người cứ tưởng thế nhưng ở thực tế mới biết. Nếu mà để bán xôi giàu thì may ra một trăm nhà thì có 4-5 nhà, bởi họ làm hàng đặt nhiều, đi theo cỗ. Ví dụ tiệc cỗ như ở quê họ hàng đông có đến năm bảy trăm mâm, cứ mấy mối cỗ như thế thì một ngày người ta làm hàng trăm đĩa. Nhưng làm thế cũng mệt với vất vả lắm, làm thâu đêm suốt sáng. Cô thỉnh thoảng cũng làm theo đơn người ta đặt cỗ, khách sạn này kia nhưng sức mình không làm nổi".
Mỗi ngày cô Khá cứ khoảng 2 giờ sáng dậy làm, đem đến đây bán cũng phải 5 rưỡi. Mà có những hôm khách đặt thêm thì cô lại phải làm cho khách, thời gian ngủ nhiều khi còn chẳng có. "Làm hàng như này cũng tùy hôm, như ngày hôm qua, muộn rồi, tầm 6-7 giờ tối, nhà hàng người ta mới gọi muốn ăn xôi đỗ đen. Mà xôi đỗ đen nó không như xôi vàng, xôi trắng nó làm nhanh. Làm xôi đỗ đen là rất kỳ công, mình phải đãi đỗ đen xong rồi cho vào nồi lên bếp ninh, ninh nửa tiếng rồi lại đổ ra chờ nước đỗ đen nguội, rồi lại xóc gạo, để khô gạo mới lại ngâm đỗ đen. Sau đó lại lấy đỗ ấy cho vào hầm mềm, rồi lại vớt gạo cho khô gạo, đổ đỗ ra trộn với nhau. Thế là hôm qua cô chẳng ngủ được mấy, ngủ được chắc hơn 1 tiếng" - cô Khá tâm sự.
Vất vả là thật nhưng cô Khá vẫn vui vì khách hàng yêu thích những gói xôi của cô. Gánh xôi nhỏ nào có biển hiệu gì, cũng chẳng bao giờ quảng cáo mà khách vẫn đến mua và quay lại đơn giản vì ngon, lại hợp túi tiền cho một bữa sáng ấm bụng.
Cô Khá thích thú kể: "Có nhiều người ở nơi khác họ cũng ra đây mua rồi bảo: 'Em đi xe buýt cứ thắc mắc tại sao người ta mua đông quá, thế nên em mới bảo chồng em đèo em bằng xe máy đi qua đây để mua xôi, nhà em cách xa lắm', có cụ già thì nói là: 'Tôi phải dậy đạp xe thật sớm, mất mười lăm phút đến đây để mua xôi, quanh nhà tôi bán đầy mà ăn nó cứng lắm'. Thế nên mình vui chứ".
Bán xôi vất vả nhưng với cô Khá, khách ăn ngon là cô vui nhất!
Bữa sáng mùa thu Hà Nội, nếu chưa biết ăn gì thì mình đi ăn xôi đi!
Cũng như bao ngày, mỗi buổi sáng, sạp xôi nho nhỏ của cô Khá nằm ở ngay phía đầu một con ngõ trên đường Láng lại nhộn nhịp người mua. Giữa buổi sáng mùa thu Hà Nội thời tiết man mát, khi mà nắng dịu nhẹ chiếu vào những hạt xôi ánh lên màu óng ả, cảm giác được ăn một gói xôi ngon giữa tiết trời đẹp như thế, nghe dăm ba câu chuyện của mấy người trong xóm ghé mua xôi, đơn giản thế thôi mà thấy cũng vui vui.
Ghé sạp xôi nép bên con ngõ nhỏ, cảm nhận không khí buổi sáng mùa thu Hà Nội
Giữa trung tâm Hà Nội, mấy gánh xôi bán buổi sáng chẳng thiếu. Nhưng không phải hàng xôi nào cũng giữ kiểu gói xôi bằng giấy bên ngoài, lót lá bên trong và cũng chẳng nhiều nơi vẫn bán gói xôi với giá chỉ 5 nghìn đồng. Đó là hàng xôi bán buổi sáng của cô Công Thị Khá, 53 tuổi, ở đầu ngõ 470 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Quầy xôi đơn giản với mấy cái bàn nhựa đặt 2 thúng xôi mà khiến biết bao người thương nhớ.
Cô Khá, người trực tiếp nấu xôi, cũng là người ngồi bên thúng xôi để trực tiếp gói xôi cho khách. Dù có 1-2 người phụ giúp nhưng việc lấy xôi, gói xôi vẫn phải là cô Khá làm mới được.
"Cô ơi, cho cháu một xôi xéo không lấy mỡ hành, một xôi ngô, cả hai để hành riêng ạ", "Chị Khá ơi, lấy em một gói xôi lạc muối vừng mà nhiều lạc nhé!", "Bà Khá còn xôi gấc không, cho tôi 5 nghìn, mua cho thằng cháu ở nhà nó chỉ thích ăn xôi gấc nhà bà Khá thôi"... Khách hàng mỗi người một sở thích ăn xôi, cô Khá nghe một lần là nhớ, tay thoăn thoắt làm cho khách, những gói xôi nóng hổi cứ thế đến tay mọi người. Khách quen thì nhiều khi chẳng phải nói, cô Khá nhìn mặt biết ngay là ăn thế nào.
Gói xôi xéo 10 nghìn đầy ắp xôi, đỗ, ruốc và đặc biệt nhiều hành phi.
Buổi sáng có người thong thả đi từ nhà trong ngõ ra mua gói xôi về cho đứa cháu ăn sáng, lại có những bạn sinh viên, anh chị công sở lái xe máy vội vã dừng lại để mua một gói xôi mang đi làm, có anh chị làm trên xe buýt tranh thủ xe dừng bến chạy ù vào lấy nhanh gói xôi đã đặt trước rồi lên xe đi tiếp... Buổi sáng ở Hà Nội người thong dong, người bận bịu, giữa muôn vàn món đồ ăn sáng, nhiều người chọn cho mình một gói xôi ngon lành cho chắc dạ.
Gói xôi lạc muối vừng dành cho người thích ăn nhiều lạc. Nhìn là thấy lạc là loại ngon, hạt lạc to và bùi.
Muối vừng, ruốc cũng do cô Khá tự tay làm. Nhiều người còn mua riêng muối vừng, ruốc ở đây để về ăn với cơm.
Mỗi ngày đều đặn cô Khá nấu 9 loại xôi, gồm xôi xéo, xôi ngô, xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, xôi lạc, xôi gấc, xôi dừa, xôi vò, xôi trắng. Cô còn làm cả bánh trôi, bánh chay hay Tết thì có cả bánh chưng nữa. Xôi nhà cô thì chẳng phải bàn, vì là xôi chính gốc Phú Thượng. Xôi được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng nên hạt xôi dẻo thơm, đỗ xanh, đỗ đen hay lạc đều phải tuyển chọn loại ngon. Ruốc hay hành phi, muối vừng cũng là nhà làm, khách ăn thấy ngon còn mua riêng để về nhà ăn.
Đỗ xanh được cô Khá làm theo kiểu này thay vì vo thành viên, làm như này khi bán nhanh hơn mà vẫn đảm bảo độ ngon.
Tôi đứng ở hàng xôi mới chừng hơn nửa tiếng, mấy loại xôi trong thúng như xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, xôi dừa đã hết veo vì có mấy khách mua theo đĩa về để làm cỗ. Cũng bởi thế mà có nhiều gương mặt tiếc nuối vì lỡ đến muộn chút xíu hết mất loại xôi yêu thích. Cô Khá mở hàng vào chừng khoảng 6 giờ sáng, tầm 8 giờ là đã hết vài loại xôi, 9 giờ thì cô bắt đầu thu dọn đồ để về.
Cô Khá vốn là người làng Phú Thượng, nơi nổi tiếng với nghề làm xôi từ bao đời nay. Cô Khá kể: "Nhà cô làm từ mấy đời rồi, từ đời các cụ, rồi ông bà, bố mẹ và bây giờ đến mình. Con cô thì giờ đang dạy học, ngày nghỉ thì đỡ mẹ, còn nối nghiệp thì cô cũng chưa biết nữa". Với cô Khá, cô đã theo nghề làm xôi của gia đình từ khi mới 17 tuổi, tính đến nay đã 36 năm gắn bó với nghề chứ chẳng ít.
Hỏi cô Khá có yêu nghề không, cô cười giòn tan. Chẳng nói cũng biết ai mà chẳng phải kiếm sống, nhưng nhìn cách cô Khá cười tít mắt khi khách khen xôi ngon, chẳng ngại bốc thêm xôi, thêm hành cho khách... là biết mỗi ngày dù phải dậy sớm đêm hôm, dù phải đi xe máy chở 2 thúng xôi lớn di chuyển hơn chục cây số thì với cô Khá cũng chẳng vấn đề gì.
Cô Công Thị Khá là người làng nghề Phú Thượng.
Mỗi sáng, con nhỏ cứ thế mà rộn ràng, bởi những người sống quanh đây đôi khi không chỉ đến mua gói xôi rồi về, họ cứ nán lại hỏi nhau dăm ba câu chuyện. Bởi Hà Nội mà, nhiều khi không vội được đâu.
Tâm sự chuyện người dân làng Phú Thượng có thực sự giàu nhờ bán xôi?
Một gói xôi ở đây trung bình có giá 10 nghìn đồng, mà giá đó là mặc định xôi có cả ruốc. Ai ăn nhiều hơn thì có thể mua gói xôi 15 nghìn đồng là có cả giò hoặc chả. Thế nhưng ai ăn 5 nghìn hay 7 nghìn là cô Khá vẫn bán. Nhiều khi vì gói xôi 10 nghìn của cô Khá bán với định lượng nhiều quá, mỗi lần ăn là no đến trưa, nên tôi vẫn mua gói xôi 7 nghìn rồi dặn cô cho ít xôi thôi. Ấy thế mà cô vẫn bốc đầy đủ có cả ruốc lại rất nhiều hành phi. Thế là tôi có bữa sáng chắc bụng và vẫn no đến cả buổi trưa.
Gói xôi xéo 15 nghìn đồng có thêm cả chả và ruốc, đến con trai ăn khỏe cũng cảm thấy no căng.
Cô Khá kể: "Các chỗ khác người ta chẳng bán giá 5 nghìn mấy đâu, mình ở đây mấy chị em thân quen, thì mình bán giá thế. Chứ bán 5 nghìn gói xôi làm gì có lãi. Cái lá dong này thôi giờ cũng đắt gấp ba lần, giấy giá cũng gấp đôi, các thứ đều lên giá hết. Mình bán cho mấy cháu bé, các chị em thì coi như mời nhau gói xôi thôi, có gì đâu. Chứ gói bim bim giờ còn 5-7 nghìn, đây nào xôi, nào đỗ, nào hành... vẫn phải đầy đủ.
Mình lấy công làm lãi thôi. Chẳng qua mình mỗi lần đong gạo là mình lấy nhiều, chứ còn đâu nếu mua ít một thì không lãi. Mấy hôm nay cô bán gói xôi ít hơn chút, bảo các bác thông cảm vì đợt lũ lụt vừa rồi gạo khan hàng hơn, chở một ô tô gạo mà giá cao hơn cả chục triệu, chuyến sau có khi còn lên giá nữa, mà tăng giá xôi bán cho khách thì cô cũng không muốn".
Xôi xéo là một trong những loại xôi được yêu thích nhất, đặc biệt nhờ hành phi nhà làm giòn thơm. Vì thế nhiều khách ăn xôi xéo thường xin thêm nhiều hành.
Giò lụa, chả mỡ cô Khá lấy ở người quen bán trên chợ Hàng Bè. Ngoài xôi cô Khá còn bán cả xôi chè, bánh trôi, bánh chay cũng rất ngon.
Về những gói xôi được gói bằng lá dong, cô Khá tâm sự rằng gói lá như này vừa đắt hơn hộp xốp, lại vừa mất công: "Riêng cái việc làm lá này thôi cũng mất 2 tiếng, phải rửa, phải lau rồi cắt đầu cắt đuôi, thế nên là các nơi khác họ dùng hộp xốp thì nó nhàn với rẻ hơn chứ, mình dùng lá như này thì tính ra đắt hơn gấp đôi. Nhưng gói lá thế này mới đúng kiểu, xôi cũng ngon hơn. Ngày xưa là các cụ toàn gói là chuối lá, lá bàng cả".
Xôi gấc ăn dẻo thơm và có vị độ ngọt vừa phải.
Nói về những tin đồn là làng Phú Thượng giàu lắm, người ta bán xôi mua nhà lầu xe hơi, cô Khá mới bảo: "Ôi giàu chẳng qua là tiền người dân bán đất với vườn đào được đền bù thôi. Mỗi một sào ruộng thì người ta trả cho 700 triệu, thì nhà có mấy sào ruộng là được cả tiền tỉ. Thì người ta lấy tiền đó mua nhà, mua xe. Chứ nghề xôi như này làm gì có điều kiện được như thế. Nhiều người cứ tưởng thế nhưng ở thực tế mới biết. Nếu mà để bán xôi giàu thì may ra một trăm nhà thì có 4-5 nhà, bởi họ làm hàng đặt nhiều, đi theo cỗ. Ví dụ tiệc cỗ như ở quê họ hàng đông có đến năm bảy trăm mâm, cứ mấy mối cỗ như thế thì một ngày người ta làm hàng trăm đĩa. Nhưng làm thế cũng mệt với vất vả lắm, làm thâu đêm suốt sáng. Cô thỉnh thoảng cũng làm theo đơn người ta đặt cỗ, khách sạn này kia nhưng sức mình không làm nổi".
Mỗi ngày cô Khá cứ khoảng 2 giờ sáng dậy làm, đem đến đây bán cũng phải 5 rưỡi. Mà có những hôm khách đặt thêm thì cô lại phải làm cho khách, thời gian ngủ nhiều khi còn chẳng có. "Làm hàng như này cũng tùy hôm, như ngày hôm qua, muộn rồi, tầm 6-7 giờ tối, nhà hàng người ta mới gọi muốn ăn xôi đỗ đen. Mà xôi đỗ đen nó không như xôi vàng, xôi trắng nó làm nhanh. Làm xôi đỗ đen là rất kỳ công, mình phải đãi đỗ đen xong rồi cho vào nồi lên bếp ninh, ninh nửa tiếng rồi lại đổ ra chờ nước đỗ đen nguội, rồi lại xóc gạo, để khô gạo mới lại ngâm đỗ đen. Sau đó lại lấy đỗ ấy cho vào hầm mềm, rồi lại vớt gạo cho khô gạo, đổ đỗ ra trộn với nhau. Thế là hôm qua cô chẳng ngủ được mấy, ngủ được chắc hơn 1 tiếng" - cô Khá tâm sự.
Vất vả là thật nhưng cô Khá vẫn vui vì khách hàng yêu thích những gói xôi của cô. Gánh xôi nhỏ nào có biển hiệu gì, cũng chẳng bao giờ quảng cáo mà khách vẫn đến mua và quay lại đơn giản vì ngon, lại hợp túi tiền cho một bữa sáng ấm bụng.
Cô Khá thích thú kể: "Có nhiều người ở nơi khác họ cũng ra đây mua rồi bảo: 'Em đi xe buýt cứ thắc mắc tại sao người ta mua đông quá, thế nên em mới bảo chồng em đèo em bằng xe máy đi qua đây để mua xôi, nhà em cách xa lắm', có cụ già thì nói là: 'Tôi phải dậy đạp xe thật sớm, mất mười lăm phút đến đây để mua xôi, quanh nhà tôi bán đầy mà ăn nó cứng lắm'. Thế nên mình vui chứ".
Bán xôi vất vả nhưng với cô Khá, khách ăn ngon là cô vui nhất!
Bữa sáng mùa thu Hà Nội, nếu chưa biết ăn gì thì mình đi ăn xôi đi!