Roh Tae-moon, Giám đốc mảng kinh doanh di động Samsung Electronics cho rằng thị trường smartphone toàn cầu sẽ dần hồi phục trong 3 tháng tới.
“Thị trường vẫn tiếp tục khó khăn do chi phí vật liệu tăng cao, biến động tỷ giá hối đoái và suy thoái kinh tế”, Roh trả lời phỏng vấn Nikkei. Đối với lĩnh vực kinh doanh thiết bị di động, Giám đốc của Samsung cho biết, “nhu cầu vẫn mạnh đối với các sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao”.
Theo hãng nghiên cứu International Data Corp, Samsung là nhà bán lẻ smartphone hàng đầu thế giới năm 2022 với doanh số 260 triệu chiếc, chiếm 21,6% thị phần. Tập đoàn Hàn Quốc đối mặt sự cạnh tranh gắt gao từ thương hiệu đang xếp thứ hai là Apple.
Điện thoại gập chỉ chiếm 1% thị phần toàn cầu, nhưng Samsung dự báo doanh số smartphone gập sẽ tăng 30%-40% mỗi năm đến 2025.
Về hành vi người tiêu dùng, người đứng đầu bộ phận kinh doanh smartphone của tập đoàn Hàn Quốc tin rằng, tính năng mới đã trở thành thứ yếu đối người tiêu dùng. “Các tính năng mới thiết thực và thoả mãn trải nghiệm người dùng đang là điều bắt buộc”, Roh, người từng dự báo ngành công nghiệp di động sẽ đóng vai trò quan trọng trong công nghệ thông tin, nhận định.
Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc cũng có kế hoạch tập trung phát triển sản phẩm tích hợp trí tuệ nhân tạo và các phần mềm tiên tiến khác trong bối cảnh đổi mới về phần cứng đang chậm lại. “Kỹ sư phần mềm đang chiếm 70% số lượng nhân viên phát triển smartphone tại công ty và tỷ lệ này dự báo sẽ tiếp tục tăng”.
Người tiêu dùng toàn cầu quan tâm nhiều hơn tới camera, trò chơi điện tử và hiệu suất pin. Trong khi đó, “các cải tiến tính năng trước đây phần lớn là cảm biến, ống kính hay các phần cứng khác”, Roh cho rằng “năng lực phần mềm hiện nay cho phép những tính năng đó hoạt động ở mức tối ưu, chẳng hạn như công nghệ AI và 5G sẽ ngày càng quan trọng”.
Về xu hướng phát triển thiết bị cầm tay, Samsung đang tập trung vào các mẫu thiết kế có thể gập. “Các lô hàng điện thoại gập đã tăng 30%-40% mỗi năm kể từ lần đầu ra mắt vào năm 2019 và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục đến năm 2025”, Roh nói.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Counterpoint, trụ sở Hồng Kông, cho thấy các thiết bị gập hiện chỉ chiếm 1%. Tuy nhiên, “bằng cách dẫn đầu ngành, Samsung đang chứng kiến sự gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp nội dung và các công ty có liên quan khác”.
Tập đoàn này đang tìm kiếm quan hệ đối tác với các công ty Nhật Bản. Mặc dù Samsung đang tự sản xuất các bộ phận quan trọng như tấm nền OLED và cảm biến hình ảnh, nhưng “sự hợp tác từ các nhà sản xuất vật liệu Nhật Bản là cần thiết để hãng đưa ra đổi mới công nghệ hơn nữa”.
“Thị trường vẫn tiếp tục khó khăn do chi phí vật liệu tăng cao, biến động tỷ giá hối đoái và suy thoái kinh tế”, Roh trả lời phỏng vấn Nikkei. Đối với lĩnh vực kinh doanh thiết bị di động, Giám đốc của Samsung cho biết, “nhu cầu vẫn mạnh đối với các sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao”.
Theo hãng nghiên cứu International Data Corp, Samsung là nhà bán lẻ smartphone hàng đầu thế giới năm 2022 với doanh số 260 triệu chiếc, chiếm 21,6% thị phần. Tập đoàn Hàn Quốc đối mặt sự cạnh tranh gắt gao từ thương hiệu đang xếp thứ hai là Apple.
Về hành vi người tiêu dùng, người đứng đầu bộ phận kinh doanh smartphone của tập đoàn Hàn Quốc tin rằng, tính năng mới đã trở thành thứ yếu đối người tiêu dùng. “Các tính năng mới thiết thực và thoả mãn trải nghiệm người dùng đang là điều bắt buộc”, Roh, người từng dự báo ngành công nghiệp di động sẽ đóng vai trò quan trọng trong công nghệ thông tin, nhận định.
Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc cũng có kế hoạch tập trung phát triển sản phẩm tích hợp trí tuệ nhân tạo và các phần mềm tiên tiến khác trong bối cảnh đổi mới về phần cứng đang chậm lại. “Kỹ sư phần mềm đang chiếm 70% số lượng nhân viên phát triển smartphone tại công ty và tỷ lệ này dự báo sẽ tiếp tục tăng”.
Người tiêu dùng toàn cầu quan tâm nhiều hơn tới camera, trò chơi điện tử và hiệu suất pin. Trong khi đó, “các cải tiến tính năng trước đây phần lớn là cảm biến, ống kính hay các phần cứng khác”, Roh cho rằng “năng lực phần mềm hiện nay cho phép những tính năng đó hoạt động ở mức tối ưu, chẳng hạn như công nghệ AI và 5G sẽ ngày càng quan trọng”.
Về xu hướng phát triển thiết bị cầm tay, Samsung đang tập trung vào các mẫu thiết kế có thể gập. “Các lô hàng điện thoại gập đã tăng 30%-40% mỗi năm kể từ lần đầu ra mắt vào năm 2019 và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục đến năm 2025”, Roh nói.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Counterpoint, trụ sở Hồng Kông, cho thấy các thiết bị gập hiện chỉ chiếm 1%. Tuy nhiên, “bằng cách dẫn đầu ngành, Samsung đang chứng kiến sự gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp nội dung và các công ty có liên quan khác”.
Tập đoàn này đang tìm kiếm quan hệ đối tác với các công ty Nhật Bản. Mặc dù Samsung đang tự sản xuất các bộ phận quan trọng như tấm nền OLED và cảm biến hình ảnh, nhưng “sự hợp tác từ các nhà sản xuất vật liệu Nhật Bản là cần thiết để hãng đưa ra đổi mới công nghệ hơn nữa”.