Hải Vy
Well-known member
Siêu xe Valhalla là dự án dài hơi của Aston Martin và đội đua Red Bull Racing mới đang trong những giai đoạn cuối cùng trước khi chính thức đưa vào sản xuất, nhưng nhiều khách hàng đại gia đã chờ đón.
Ra mắt vào năm 2019 với mật danh AM-RB 003, Aston Martin Valhalla được chế tạo như là bản thu nhỏ của siêu phẩm Valkyrie (AM-RB 001). Ban đầu, hãng xe dự kiến chỉ sản xuất giới hạn 500 chiếc Valhalla với mức giá khởi điểm khoảng 1 triệu USD.
Mới đây, Aston Martin vừa cho biết dự án này chuẩn bị bước vào giai đoạn thử nghiệm thực tế. Hơn thế nữa, siêu xe này sẽ được thừa hưởng các công nghệ F1 từ đội đua Aston Martin Aramco Cognizant.
Chịu trách nhiệm về mặt chế tạo các tính năng của xe là đội ngũ Aston Martin Performance Technologies (AMPT). Theo ông Claudio Santoni, giám đốc kỹ thuật của AMPT, Aston Martin Valhalla sẽ được tối ưu về đặc tính động học, tính khí động học và vật liệu chế tác, những yếu tố sẽ “mang công nghệ từ giải đua F1 lên những chiếc xe thương mại một cách mượt mà nhất”.
Aston Martin Valhalla được phát triển với nhiều công nghệ thừa hưởng từ các mẫu xe đua F1.
Tương tự những mẫu xe F1, Aston Martin Valhalla được thiết kế dựa vào hệ thống mô phỏng tiên tiến nhất của đội ngũ AMPT. Trên thực tế, 90% đặc tính động học và quá trình cài đặt đã được hoàn thành trong máy mô phỏng, với giai đoạn phát triển cuối cùng được thực hiện ngoài thế giới thực, trên đường và trên đường đua.
Đồng thời, kỹ năng và kinh nghiệm của các tay đua như Lance Stroll và Fernando Alonso có thể đưa chiếc xe lên một tầm cao mới khi họ tiếp tục thúc đẩy xe đến ranh giới tối đa.
Không gian khoang lái của Valhalla được tối ưu mặt công thái học tốt nhất từ các dòng xe đua F1, bao gồm thiết kế bệ tựa gót cho người lái, ghế đua bằng sợi carbon có thể nghiêng một góc lớn hơn để đạt được tư thế ngồi gần hơn với chiếc xe F1 AMR23, trong khi vẫn mang đến sự thoải mái của một chiếc xe thể thao có thể sử dụng trên đường phố.
Tính khí động học của Valhalla tương tự như một chiếc xe F1, bằng cách sử dụng tất cả các chi tiết ngoại thất để tạo ra lực ép xuống và tối thiểu lực cản không khí. Tuy nhiên, Valhalla không bị ràng buộc bởi quy định của nhà tổ chức giải đua, vì vậy chiếc xe có thể tận dụng các hệ thống khí động học chủ động toàn phần ở cả đầu và đuôi xe, sẽ tạo ra hơn 600 kg lực ép xuống ở tốc độ 240km/h.
Hơn thế nữa, cụm cánh gió khí động học đa thành phần sẽ hoạt động như cánh gió DRS, giúp giảm lực cản của không khí. Đồng thời, các chi tiết thiết kế đặc thù tại phần thân và gầm xe sẽ giúp, vốn được kiểm định bằng hầm gió kiểm định của những chiếc xe đua F1, sẽ tạo ra các hiệu ứng vật lý giúp tối ưu khả năng khí động học cũng như làm mát bộ tăng áp của động cơ.
AMPT và đội đua F1 của Aston Martin không còn xa lạ gì với quy trình ứng dụng sợi carbon trên các mẫu xe đua. Việc tạo ra bộ khung gầm liền khối bằng sợi carbon đặc biệt cho Valhalla sẽ tối đa độ cứng chắc với khối lượng thấp nhất có thể, đảm bảo cho việc điều khiển chiếc xe với độ chính xác tính đến từng milimet. Kết hợp cùng quá trình ép nhựa truyền dẫn (RTM), cấu trúc của siêu xe này sẽ sở hữu các đặc tính động học và độ an toàn hàng đầu trong phân khúc.
Trái tim của Valhalla là khối động cơ V8 twin-turbo hiện đại nhất của Aston Martin. Kết hợp cùng bộ 3 động cơ điện, cơ cấu này sẽ sản sinh công suất tối đa lên đến 1.012 mã lực cùng hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian với khả năng phân bổ lực kéo thông minh. Ngoài ra, cơ cấu động cơ điện còn đảm nhận quá trình lùi xe, giúp đơn giản hóa kết cấu hộp số, cũng như mang đến khả năng thu hồi và tiết kiệm năng lượng.
Theo Aston Martin, Valahlla phiên bản thử nghiệm sẽ chính thức lăn bánh vào cuối năm nay. Hãng xe có trụ sở tại Gaydon (Anh Quốc) dự kiến sẽ khởi động dây chuyền sản xuất của mẫu xe này trong năm 2024.
Tại Việt Nam, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một nhà sưu tập Aston Martin có tiếng với đa dạng các mẫu xe như DB9, DB9 Volante, Vanquish, Vanquish Volante, Vantage F1 Edition, Vantage F1 Edition, Vantage 007 Edition, DB11, DBX707… Theo một số nguồn tin, ông chủ của cà phê Trung Nguyên đã để ý tới siêu phẩm Aston Martin Valhalla và có ý định là một trong những người sớm mua về Việt Nam.
Ra mắt vào năm 2019 với mật danh AM-RB 003, Aston Martin Valhalla được chế tạo như là bản thu nhỏ của siêu phẩm Valkyrie (AM-RB 001). Ban đầu, hãng xe dự kiến chỉ sản xuất giới hạn 500 chiếc Valhalla với mức giá khởi điểm khoảng 1 triệu USD.
Mới đây, Aston Martin vừa cho biết dự án này chuẩn bị bước vào giai đoạn thử nghiệm thực tế. Hơn thế nữa, siêu xe này sẽ được thừa hưởng các công nghệ F1 từ đội đua Aston Martin Aramco Cognizant.
Chịu trách nhiệm về mặt chế tạo các tính năng của xe là đội ngũ Aston Martin Performance Technologies (AMPT). Theo ông Claudio Santoni, giám đốc kỹ thuật của AMPT, Aston Martin Valhalla sẽ được tối ưu về đặc tính động học, tính khí động học và vật liệu chế tác, những yếu tố sẽ “mang công nghệ từ giải đua F1 lên những chiếc xe thương mại một cách mượt mà nhất”.
Aston Martin Valhalla được phát triển với nhiều công nghệ thừa hưởng từ các mẫu xe đua F1.
Tương tự những mẫu xe F1, Aston Martin Valhalla được thiết kế dựa vào hệ thống mô phỏng tiên tiến nhất của đội ngũ AMPT. Trên thực tế, 90% đặc tính động học và quá trình cài đặt đã được hoàn thành trong máy mô phỏng, với giai đoạn phát triển cuối cùng được thực hiện ngoài thế giới thực, trên đường và trên đường đua.
Đồng thời, kỹ năng và kinh nghiệm của các tay đua như Lance Stroll và Fernando Alonso có thể đưa chiếc xe lên một tầm cao mới khi họ tiếp tục thúc đẩy xe đến ranh giới tối đa.
Không gian khoang lái của Valhalla được tối ưu mặt công thái học tốt nhất từ các dòng xe đua F1, bao gồm thiết kế bệ tựa gót cho người lái, ghế đua bằng sợi carbon có thể nghiêng một góc lớn hơn để đạt được tư thế ngồi gần hơn với chiếc xe F1 AMR23, trong khi vẫn mang đến sự thoải mái của một chiếc xe thể thao có thể sử dụng trên đường phố.
Tính khí động học của Valhalla tương tự như một chiếc xe F1, bằng cách sử dụng tất cả các chi tiết ngoại thất để tạo ra lực ép xuống và tối thiểu lực cản không khí. Tuy nhiên, Valhalla không bị ràng buộc bởi quy định của nhà tổ chức giải đua, vì vậy chiếc xe có thể tận dụng các hệ thống khí động học chủ động toàn phần ở cả đầu và đuôi xe, sẽ tạo ra hơn 600 kg lực ép xuống ở tốc độ 240km/h.
Hơn thế nữa, cụm cánh gió khí động học đa thành phần sẽ hoạt động như cánh gió DRS, giúp giảm lực cản của không khí. Đồng thời, các chi tiết thiết kế đặc thù tại phần thân và gầm xe sẽ giúp, vốn được kiểm định bằng hầm gió kiểm định của những chiếc xe đua F1, sẽ tạo ra các hiệu ứng vật lý giúp tối ưu khả năng khí động học cũng như làm mát bộ tăng áp của động cơ.
AMPT và đội đua F1 của Aston Martin không còn xa lạ gì với quy trình ứng dụng sợi carbon trên các mẫu xe đua. Việc tạo ra bộ khung gầm liền khối bằng sợi carbon đặc biệt cho Valhalla sẽ tối đa độ cứng chắc với khối lượng thấp nhất có thể, đảm bảo cho việc điều khiển chiếc xe với độ chính xác tính đến từng milimet. Kết hợp cùng quá trình ép nhựa truyền dẫn (RTM), cấu trúc của siêu xe này sẽ sở hữu các đặc tính động học và độ an toàn hàng đầu trong phân khúc.
Trái tim của Valhalla là khối động cơ V8 twin-turbo hiện đại nhất của Aston Martin. Kết hợp cùng bộ 3 động cơ điện, cơ cấu này sẽ sản sinh công suất tối đa lên đến 1.012 mã lực cùng hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian với khả năng phân bổ lực kéo thông minh. Ngoài ra, cơ cấu động cơ điện còn đảm nhận quá trình lùi xe, giúp đơn giản hóa kết cấu hộp số, cũng như mang đến khả năng thu hồi và tiết kiệm năng lượng.
Theo Aston Martin, Valahlla phiên bản thử nghiệm sẽ chính thức lăn bánh vào cuối năm nay. Hãng xe có trụ sở tại Gaydon (Anh Quốc) dự kiến sẽ khởi động dây chuyền sản xuất của mẫu xe này trong năm 2024.
Tại Việt Nam, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một nhà sưu tập Aston Martin có tiếng với đa dạng các mẫu xe như DB9, DB9 Volante, Vanquish, Vanquish Volante, Vantage F1 Edition, Vantage F1 Edition, Vantage 007 Edition, DB11, DBX707… Theo một số nguồn tin, ông chủ của cà phê Trung Nguyên đã để ý tới siêu phẩm Aston Martin Valhalla và có ý định là một trong những người sớm mua về Việt Nam.
Nhật Hoàng (Theo Aston Martin)