Thanh Thúy
Well-known member
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Bộ TT&TT) vừa ra mắt chương trình đào tạo ngắn hạn, cấp chứng chỉ "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu". Khóa học đầu tiên sẽ khai giảng vào tháng 9, với thời gian học từ 3 - 6 tháng.
Việt Nam đang được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành sản xuất chip và linh kiện bán dẫn. Theo Bộ TT&TT, ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có thiết kế vi mạch, cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng dưới 20%.
Khảo sát của HSIA cho thấy kỹ sư Thiết kế vi mạch mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu đồng một tháng. Kỹ sư có từ 1- 3 năm kinh nghiệm, thu nhập dao động từ 15 - 30 triệu đồng.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT là 1 trong 5 trường đại học đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn. Từ năm 2023, nhà trường đã mở đào tạo chuyên ngành thiết kế chip.
PGS-TS Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Tổng Giám đốc VMO Holdings Hoàng Tuấn Hải ký kết biên bản hợp tác. Ảnh: N.Y
Với mục tiêu kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, ngày 8/8, PTIT và Công ty cổ phần Công nghệ VMO Holdings đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo thiết kế vi mạch số. VMO hiện là đối tác đào tạo của hãng bán dẫn toàn cầu ARM.
Theo biên bản hợp tác, các sinh viên PTIT sẽ được tiếp cận và thực hành trực tiếp trên cấu trúc chip bán dẫn của ARM. Giảng viên của chương trình là các chuyên gia của PTIT và VMO được đào tạo ở nước ngoài, đã có kinh nghiệm nghiên cứu về thiết kế vi mạch FPGA tại Úc, Mỹ. Chương trình sẽ tập trung vào trải nghiệm thực tế, giúp sinh viên thực hành bài bản về cách thiết kế - kiểm thử vi mạch và ứng dụng trong ngành công nghệ bán dẫn một cách hiệu quả.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT, tháng 11/2023, Học viện và hãng ARM đã ký kết biên bản hợp tác tăng cường mối quan hệ chiến lược để thúc đẩy cộng đồng thực hành trong giáo dục và nghiên cứu CEI (các ngành Kỹ thuật máy tính và tin học), STEM. VMO mới đây đã trở thành đối tác đào tạo của ARM. “Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên sẽ mang lại những giá trị to lớn cho người học, đó là những cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất thế giới cho sinh viên, môi trường trải nghiệm doanh nghiệp ngay từ sớm, những cơ hội việc làm trong nước và quốc tế…”, Phó Giáo sư Đặng Hoài Bắc chia sẻ.
Đồng quan điểm, Tổng Giám đốc VMO Holdings Hoàng Tuấn Hải nhấn mạnh: Việc triển khai chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch là bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa 2 đơn vị, hướng tới mục tiêu chung là giúp các sinh viên tiếp cận và học về thiết kế vi mạch thông qua việc triển khai những chương trình, khóa đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhận định Việt Nam là một quốc gia trẻ với rất nhiều tài năng công nghệ, ông SW Hwang, Chủ tịch Arm Korea và Arm Việt Nam, cũng tin tưởng rằng chương trình đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn của PTIT và VMO sẽ góp phần để Việt Nam đạt được mục tiêu có 50.000 kỹ sư bán dẫn trình độ cao vào năm 2030.
Hợp tác triển khai chương trình đào tạo thiết kế vi mạch số giữa PTIT và VMO sẽ mang lại nhiều giá trị cho người học. Ảnh minh họa: N.Y
Đáng chú ý, tại sự kiện ngày 8/8, PTIT đã chính thức ra mắt chứng chỉ "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu" dành cho các sinh viên năm thứ tư đến sau khi tốt nghiệp của các ngành kỹ thuật, cùng khóa đào tạo STEM - Nhập môn vi mạch bán dẫn dành cho học sinh phổ thông.
Thông tin thêm với phóng viên VietNamNet về khóa học "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu", Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu, Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa Kỹ thuật điện tử 1 của PTIT cho biết, đối tượng học khóa này là sinh viên kỹ thuật có mong muốn nâng cao kỹ năng để chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực thiết kế, kiểm thử vi mạch bán dẫn. Các sinh viên năm thứ tư và các sinh viên đã tốt nghiệp các ngành kỹ thuật như CNTT, Điện tử viễn thông, Cơ điện tử... của PTIT và các trường đại học khác đều có thể đăng ký tham gia.
Khóa đầu tiên về "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu" sẽ khai giảng trong tháng 9/2024, với thời gian học của học viên kéo dài từ 3-6 tháng tùy thuộc vào mức độ gần của chuyên ngành sinh viên đã được đào tạo. Học viện dự kiến sẽ chiêu sinh các khóa tiếp theo với chu kỳ 2 tháng/lần. Sau khi hoàn thành khóa học, người học sẽ được hướng nghiệp đến các vị trí thiết kế vi mạch, kiểm thử vi mạch cho các doanh nghiệp về vi mạch bán dẫn của Việt Nam và quốc tế.
Việt Nam đang được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành sản xuất chip và linh kiện bán dẫn. Theo Bộ TT&TT, ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có thiết kế vi mạch, cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng dưới 20%.
Khảo sát của HSIA cho thấy kỹ sư Thiết kế vi mạch mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu đồng một tháng. Kỹ sư có từ 1- 3 năm kinh nghiệm, thu nhập dao động từ 15 - 30 triệu đồng.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT là 1 trong 5 trường đại học đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn. Từ năm 2023, nhà trường đã mở đào tạo chuyên ngành thiết kế chip.
PGS-TS Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Tổng Giám đốc VMO Holdings Hoàng Tuấn Hải ký kết biên bản hợp tác. Ảnh: N.Y
Với mục tiêu kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, ngày 8/8, PTIT và Công ty cổ phần Công nghệ VMO Holdings đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo thiết kế vi mạch số. VMO hiện là đối tác đào tạo của hãng bán dẫn toàn cầu ARM.
Theo biên bản hợp tác, các sinh viên PTIT sẽ được tiếp cận và thực hành trực tiếp trên cấu trúc chip bán dẫn của ARM. Giảng viên của chương trình là các chuyên gia của PTIT và VMO được đào tạo ở nước ngoài, đã có kinh nghiệm nghiên cứu về thiết kế vi mạch FPGA tại Úc, Mỹ. Chương trình sẽ tập trung vào trải nghiệm thực tế, giúp sinh viên thực hành bài bản về cách thiết kế - kiểm thử vi mạch và ứng dụng trong ngành công nghệ bán dẫn một cách hiệu quả.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT, tháng 11/2023, Học viện và hãng ARM đã ký kết biên bản hợp tác tăng cường mối quan hệ chiến lược để thúc đẩy cộng đồng thực hành trong giáo dục và nghiên cứu CEI (các ngành Kỹ thuật máy tính và tin học), STEM. VMO mới đây đã trở thành đối tác đào tạo của ARM. “Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên sẽ mang lại những giá trị to lớn cho người học, đó là những cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất thế giới cho sinh viên, môi trường trải nghiệm doanh nghiệp ngay từ sớm, những cơ hội việc làm trong nước và quốc tế…”, Phó Giáo sư Đặng Hoài Bắc chia sẻ.
Đồng quan điểm, Tổng Giám đốc VMO Holdings Hoàng Tuấn Hải nhấn mạnh: Việc triển khai chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch là bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa 2 đơn vị, hướng tới mục tiêu chung là giúp các sinh viên tiếp cận và học về thiết kế vi mạch thông qua việc triển khai những chương trình, khóa đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhận định Việt Nam là một quốc gia trẻ với rất nhiều tài năng công nghệ, ông SW Hwang, Chủ tịch Arm Korea và Arm Việt Nam, cũng tin tưởng rằng chương trình đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn của PTIT và VMO sẽ góp phần để Việt Nam đạt được mục tiêu có 50.000 kỹ sư bán dẫn trình độ cao vào năm 2030.
Hợp tác triển khai chương trình đào tạo thiết kế vi mạch số giữa PTIT và VMO sẽ mang lại nhiều giá trị cho người học. Ảnh minh họa: N.Y
Đáng chú ý, tại sự kiện ngày 8/8, PTIT đã chính thức ra mắt chứng chỉ "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu" dành cho các sinh viên năm thứ tư đến sau khi tốt nghiệp của các ngành kỹ thuật, cùng khóa đào tạo STEM - Nhập môn vi mạch bán dẫn dành cho học sinh phổ thông.
Thông tin thêm với phóng viên VietNamNet về khóa học "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu", Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu, Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa Kỹ thuật điện tử 1 của PTIT cho biết, đối tượng học khóa này là sinh viên kỹ thuật có mong muốn nâng cao kỹ năng để chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực thiết kế, kiểm thử vi mạch bán dẫn. Các sinh viên năm thứ tư và các sinh viên đã tốt nghiệp các ngành kỹ thuật như CNTT, Điện tử viễn thông, Cơ điện tử... của PTIT và các trường đại học khác đều có thể đăng ký tham gia.
Khóa đầu tiên về "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu" sẽ khai giảng trong tháng 9/2024, với thời gian học của học viên kéo dài từ 3-6 tháng tùy thuộc vào mức độ gần của chuyên ngành sinh viên đã được đào tạo. Học viện dự kiến sẽ chiêu sinh các khóa tiếp theo với chu kỳ 2 tháng/lần. Sau khi hoàn thành khóa học, người học sẽ được hướng nghiệp đến các vị trí thiết kế vi mạch, kiểm thử vi mạch cho các doanh nghiệp về vi mạch bán dẫn của Việt Nam và quốc tế.