Lê Trần Chiêu
Well-known member
Liu Yue đến Hàn Quốc để trải nghiệm cuộc sống đại học, nhưng dịch bệnh bùng phát khiến Liu chỉ ở nhà, không có bạn.
Là fan K-pop lâu năm, Liu Yue tự học tiếng Hàn và nộp hồ sơ vào đại học ở Hàn Quốc năm 2018. Tháng 12 năm nay, nữ sinh Tứ Xuyên vẫn ở Hàn Quốc để học năm cuối ngành quản trị kinh doanh. Nhưng cuộc sống du học của Liu không giống những gì cô mơ ước.
"Tôi kỳ vọng vào việc học đại học ở Hàn Quốc, nghĩ rằng sẽ rất vui. Tôi hào hứng tham gia các câu lạc bộ ở trường, kết thân với nhiều người bạn Hàn Quốc và đi du lịch", Liu, sinh viên Đại học Hàn Quốc, tâm sự.
Sự lây lan của dịch bệnh ở Hàn Quốc trở thành đòn giáng mạnh vào những kỳ vọng của Liu. "Từ khi có dịch, thời gian tôi ở nhà tăng lên rất nhiều. Tôi cũng không có nhiều bạn vì hầu hết đồng hương đã về nước", Liu, sống một mình ở Seoul từ đầu 2019, nói thêm.
Liu chỉ là một trong số rất nhiều sinh viên không thể đắm mình vào trải nghiệm du học ở Hàn Quốc.
Khi dịch bệnh buộc hầu hết các lớp đại học phải chuyển sang online, hoạt động xã hội bị hạn chế trong hai năm qua, nhiều sinh viên Trung Quốc phải sống trong bong bóng của chính họ. Ngay cả những người đã có thể hòa nhập vào xã hội Hàn Quốc cũng nhận thấy cuộc sống khó khăn hơn.
"Nhiều người không thích nghi được đã quyết định trở về nhà", Liu nói.
Nhiều trường đại học ở Hàn Quốc không còn an toàn trước làn sóng lây lan mạnh mẽ của virus. Theo Bộ Giáo dục, 469 sinh viên nước này mắc Covid-19 trong giai đoạn từ 9 đến 15/12. Lo lắng về việc sinh viên quốc tế nhiễm virus cũng gia tăng khi ba sinh viên nước ngoài đang học tại các trường ở Seoul nằm trong số những bệnh nhân sớm nhất được xác nhận mắc Omicron.
Sự phổ biến của các lớp học online và những lo lắng về tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày tăng vọt là nguyên nhân khác khiến sinh viên Trung Quốc bỏ về.
"Gần một nửa sinh viên Trung Quốc học cùng chuyên ngành với tôi đã về quê", Gao Duomei, 21 tuổi, người Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, cho biết. Gao hiện học ngành Văn học Anh tại Đại học Hàn Quốc.
Theo Bộ Tư pháp, 180.131 sinh viên quốc tế học tại Hàn Quốc vào năm 2019, giảm 14,9% xuống còn 153.361 vào cuối 2020. Số liệu của Cơ quan Thông tin Thống kê Hàn Quốc cũng cho thấy tân sinh viên Trung Quốc đến nước này giảm 30% từ năm 2019 đến 2020.
Các trường không công khai con số chính thức nhưng sinh viên Trung Quốc từ bốn đại học lớn ở Seoul nói rằng gần một nửa số bạn học đồng hương của họ đã về.
"Đây là lựa chọn đúng nếu chương trình học không yêu cầu bạn phải tham gia các thí nghiệm, thực hành", He Zhiheng, sinh viên kỹ thuật điện và máy tính, Đại học Quốc gia Seoul, khẳng định.
Zhiheng cho hay hầu hết sinh viên Trung Quốc theo học nghệ thuật trong trường cậu đã về nước để học trực tuyến, trong khi sinh viên kỹ thuật phải ở lại. Những sinh viên chọn ở lại Hàn Quốc phần lớn sống trong cảnh cô lập với xã hội, bị bó buộc trong phòng và phải gọi đồ ăn hoặc tự nấu.
"Tôi cảm thấy cô đơn vì không thể gặp bạn bè. Năm ngoái, tôi hay ra ngoài ăn nhưng giờ không thể làm việc đó thường xuyên vì virus", Wei Jinjin, sinh viên tiếng Hàn, Đại học Ngoại ngữ Hankuk, nói.
Wei thậm chí còn sợ nhiễm virus khi xuống nhận đồ nên chấp nhận có ít lựa chọn thực phẩm hơn và tự nấu. "Tôi thường nấu từ nguyên liệu chế biến sẵn mua ở siêu thị hoặc những món đơn giản của Trung Quốc", Wei, 23 tuổi, cho biết.
Một số sinh viên buộc phải ở lại Hàn Quốc vì trường yêu cầu tất cả kỳ thi được thực hiện trực tiếp.
"80% thời gian của tôi là ở trong phòng. Tôi không ra ngoài vì sợ mắc Covid-19. Tôi mua mọi thứ qua mạng và chỉ tới trường làm thí nghiệm hoặc thi", He Zhiheng nói.
Với những người vẫn ở Hàn Quốc, dịch bệnh đã khiến giao tiếp xã hội trở nên khó khăn hơn. "Tôi vẫn có thể gặp gỡ những người bạn Trung Quốc mới thông qua trò chuyện nhóm nhưng với bạn học người Hàn Quốc, không có cách nào để làm quen", Lian Tianyu, 23 tuổi, sinh viên quản trị kinh doanh tại Đại học Sogang, chia sẻ.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng vấn đề sinh viên Trung Quốc không dễ hòa nhập vào xã hội Hàn không phải là hiện tượng mới mà đã tồn tại trước dịch bệnh. Sự xuất hiện của Covid-19 chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn.
Wang Minghui từng tốt nghiệp đại học ở Vũ Hán và đang theo học Đại học Quốc gia Seoul. Wang, hiện kết hôn với một người Hàn Quốc, cho biết điều đầu tiên và quan trọng nhất mà sinh viên Trung Quốc có thể làm để thoát khỏi bong bóng là nỗ lực học tiếng Hàn, kiếm được nhiều bạn bản địa hơn và tích cực giao lưu với xã hội.
Nhưng Wang cũng thừa nhận đang cảm thấy xa cách với bạn bè, đồng nghiệp. Người đàn ông 27 tuổi cho rằng trường hợp của anh vẫn dễ dàng hơn vì anh phải đến trường hàng ngày để làm việc trong phòng thí nghiệm. Tại đây, Wang là sinh viên Trung Quốc duy nhất.
"Tôi nghĩ nếu bạn chỉ học trực tuyến từ Trung Quốc, bạn không thực sự giống như đang theo học một trường ở Hàn Quốc", Wang nói thêm. "Giống như đang mua bằng. Bạn không thể gặp bất cứ người bạn hay giáo sư nào ở trường. Trải nghiệm đến trường thực sự tức là được tương tác với mọi người".
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128G : 14.990.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-12-pro-max-128gb-vi/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)
Là fan K-pop lâu năm, Liu Yue tự học tiếng Hàn và nộp hồ sơ vào đại học ở Hàn Quốc năm 2018. Tháng 12 năm nay, nữ sinh Tứ Xuyên vẫn ở Hàn Quốc để học năm cuối ngành quản trị kinh doanh. Nhưng cuộc sống du học của Liu không giống những gì cô mơ ước.
"Tôi kỳ vọng vào việc học đại học ở Hàn Quốc, nghĩ rằng sẽ rất vui. Tôi hào hứng tham gia các câu lạc bộ ở trường, kết thân với nhiều người bạn Hàn Quốc và đi du lịch", Liu, sinh viên Đại học Hàn Quốc, tâm sự.
Sự lây lan của dịch bệnh ở Hàn Quốc trở thành đòn giáng mạnh vào những kỳ vọng của Liu. "Từ khi có dịch, thời gian tôi ở nhà tăng lên rất nhiều. Tôi cũng không có nhiều bạn vì hầu hết đồng hương đã về nước", Liu, sống một mình ở Seoul từ đầu 2019, nói thêm.
Liu chỉ là một trong số rất nhiều sinh viên không thể đắm mình vào trải nghiệm du học ở Hàn Quốc.
Khi dịch bệnh buộc hầu hết các lớp đại học phải chuyển sang online, hoạt động xã hội bị hạn chế trong hai năm qua, nhiều sinh viên Trung Quốc phải sống trong bong bóng của chính họ. Ngay cả những người đã có thể hòa nhập vào xã hội Hàn Quốc cũng nhận thấy cuộc sống khó khăn hơn.
"Nhiều người không thích nghi được đã quyết định trở về nhà", Liu nói.
Nhiều trường đại học ở Hàn Quốc không còn an toàn trước làn sóng lây lan mạnh mẽ của virus. Theo Bộ Giáo dục, 469 sinh viên nước này mắc Covid-19 trong giai đoạn từ 9 đến 15/12. Lo lắng về việc sinh viên quốc tế nhiễm virus cũng gia tăng khi ba sinh viên nước ngoài đang học tại các trường ở Seoul nằm trong số những bệnh nhân sớm nhất được xác nhận mắc Omicron.
Sự phổ biến của các lớp học online và những lo lắng về tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày tăng vọt là nguyên nhân khác khiến sinh viên Trung Quốc bỏ về.
"Gần một nửa sinh viên Trung Quốc học cùng chuyên ngành với tôi đã về quê", Gao Duomei, 21 tuổi, người Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, cho biết. Gao hiện học ngành Văn học Anh tại Đại học Hàn Quốc.
Theo Bộ Tư pháp, 180.131 sinh viên quốc tế học tại Hàn Quốc vào năm 2019, giảm 14,9% xuống còn 153.361 vào cuối 2020. Số liệu của Cơ quan Thông tin Thống kê Hàn Quốc cũng cho thấy tân sinh viên Trung Quốc đến nước này giảm 30% từ năm 2019 đến 2020.
Các trường không công khai con số chính thức nhưng sinh viên Trung Quốc từ bốn đại học lớn ở Seoul nói rằng gần một nửa số bạn học đồng hương của họ đã về.
"Đây là lựa chọn đúng nếu chương trình học không yêu cầu bạn phải tham gia các thí nghiệm, thực hành", He Zhiheng, sinh viên kỹ thuật điện và máy tính, Đại học Quốc gia Seoul, khẳng định.
Zhiheng cho hay hầu hết sinh viên Trung Quốc theo học nghệ thuật trong trường cậu đã về nước để học trực tuyến, trong khi sinh viên kỹ thuật phải ở lại. Những sinh viên chọn ở lại Hàn Quốc phần lớn sống trong cảnh cô lập với xã hội, bị bó buộc trong phòng và phải gọi đồ ăn hoặc tự nấu.
"Tôi cảm thấy cô đơn vì không thể gặp bạn bè. Năm ngoái, tôi hay ra ngoài ăn nhưng giờ không thể làm việc đó thường xuyên vì virus", Wei Jinjin, sinh viên tiếng Hàn, Đại học Ngoại ngữ Hankuk, nói.
Wei thậm chí còn sợ nhiễm virus khi xuống nhận đồ nên chấp nhận có ít lựa chọn thực phẩm hơn và tự nấu. "Tôi thường nấu từ nguyên liệu chế biến sẵn mua ở siêu thị hoặc những món đơn giản của Trung Quốc", Wei, 23 tuổi, cho biết.
Một số sinh viên buộc phải ở lại Hàn Quốc vì trường yêu cầu tất cả kỳ thi được thực hiện trực tiếp.
"80% thời gian của tôi là ở trong phòng. Tôi không ra ngoài vì sợ mắc Covid-19. Tôi mua mọi thứ qua mạng và chỉ tới trường làm thí nghiệm hoặc thi", He Zhiheng nói.
Với những người vẫn ở Hàn Quốc, dịch bệnh đã khiến giao tiếp xã hội trở nên khó khăn hơn. "Tôi vẫn có thể gặp gỡ những người bạn Trung Quốc mới thông qua trò chuyện nhóm nhưng với bạn học người Hàn Quốc, không có cách nào để làm quen", Lian Tianyu, 23 tuổi, sinh viên quản trị kinh doanh tại Đại học Sogang, chia sẻ.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng vấn đề sinh viên Trung Quốc không dễ hòa nhập vào xã hội Hàn không phải là hiện tượng mới mà đã tồn tại trước dịch bệnh. Sự xuất hiện của Covid-19 chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn.
Wang Minghui từng tốt nghiệp đại học ở Vũ Hán và đang theo học Đại học Quốc gia Seoul. Wang, hiện kết hôn với một người Hàn Quốc, cho biết điều đầu tiên và quan trọng nhất mà sinh viên Trung Quốc có thể làm để thoát khỏi bong bóng là nỗ lực học tiếng Hàn, kiếm được nhiều bạn bản địa hơn và tích cực giao lưu với xã hội.
Nhưng Wang cũng thừa nhận đang cảm thấy xa cách với bạn bè, đồng nghiệp. Người đàn ông 27 tuổi cho rằng trường hợp của anh vẫn dễ dàng hơn vì anh phải đến trường hàng ngày để làm việc trong phòng thí nghiệm. Tại đây, Wang là sinh viên Trung Quốc duy nhất.
"Tôi nghĩ nếu bạn chỉ học trực tuyến từ Trung Quốc, bạn không thực sự giống như đang theo học một trường ở Hàn Quốc", Wang nói thêm. "Giống như đang mua bằng. Bạn không thể gặp bất cứ người bạn hay giáo sư nào ở trường. Trải nghiệm đến trường thực sự tức là được tương tác với mọi người".
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128G : 14.990.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-12-pro-max-128gb-vi/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)