Dịch đau mắt đỏ hiện ngày càng tăng về số ca mắc và tình trạng tăng nặng. Theo chuyên gia dinh dưỡng, người đau mắt đỏ sẽ mau hồi phục. Dưới đây là 3 món ăn bài thuốc từ bí đỏ tốt cho người đau mắt đỏ..
Dinh dưỡng hỗ trợ mắt khỏe
Tuy là bệnh cấp tính và thường lành tính nhưng không ít trường hợp bị đau mắt đỏ kéo dài dẫn tới ảnh hưởng thị lực về sau. Bởi vậy theo khuyến cáo của chuyên gia, mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt. Khi bị đau mắt đỏ cần tới khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị cụ thể và kịp thời.
Những trường hợp bị nhẹ, sau khoảng 1 tuần mắt sẽ hết sung huyết. Nặng hơn, người bệnh có thể bị kéo dài 2-3 tuần. Nếu không điều trị triệt để có thể biến thành viêm kết mạc mạn tính; có thể xâm phạm đến giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực...
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ nhãn khoa cũng khuyến cáo mọi người chú ý thêm vấn đề dinh dưỡng để mau hồi phục. Bí đỏ là một trong những thực phẩm rất tốt cho người bị đau mắt đỏ.
Các nhà dinh dưỡng coi bí đỏ vừa làm thực phẩm vừa có tác dụng làm thức ăn, vừa làm thuốc. Trong bí đỏ có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là beta carotene, khi vào trong cơ thể chất này được chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Chúng giúp bảo vệ mắt, cải thiện thị lực, duy trì đôi mắt khỏe mạnh khi bổ sung vào chế độ ăn thường xuyên.
Món ăn bài thuốc từ bí đỏ tốt cho sức khỏe, người đau mắt đỏ
*Canh bí đỏ đậu phộng
Nguyên liệu: Bí đỏ 150gr khoảng ½ quả nhỏ, đậu phộng 50gr, dầu ăn, hành lá, hành tím, gia vị hạt nêm…
Cách làm:
Bước 1: Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa sạch và để ráo rồi cắt từng khúc vừa ăn. Hành tím bỏ vỏ, cắt lát mỏng. Đậu phộng rửa qua 1 lần nước, nhặt bỏ hạt hỏng rồi giã dập.
Bước 2: Đậu phộng đập giã xong cho 1 lít nước vào. Hành tím đã cắt phi đều cho thơm rồi cho vào nồi. Nấu với lửa vừa khoảng 5 phút khi sôi vớt hết bọt đi và cho bí đỏ vào hầm tiếp khoảng 10 phút cho thêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm chay vào nồi. Đun khoảng 2 phút nồi sôi trở lại thì nêm gia vị cho vừa ăn rồi múc ra bát. Sau đó, bạn cho thêm 1 ít tiêu và hành lá cắt nhỏ lên cho hấp dẫn.
* Yến chưng bí đỏ
Món này có vị ngọt bùi tự nhiên từ bí, và sự kết hợp với yến rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu: Tổ yến thô hoặc mua tổ yến đã làm sạch; quả bí đỏ khoảng 300 – 400gr; hạt sen, táo đỏ, 1/4 muỗng cà phê hạt chia.
Cách làm:
- Bước 1: Bí đỏ rửa sạch vỏ, để 1 phần cuống, khi chưng xong cho đẹp và dễ cầm mở nắp. Bạn nên cắt dao sắc cho miệng quả được đều và khi bỏ các nguyên vật liệu yến và topping vào chưng sẽ được dễ dàng. Nếu vạt miệng bị lệch khi chưng dễ bị tràn ra ngoài.
Tiếp đó khoét bỏ phần ruột bí. Sau khi làm sạch ruột bí rửa lại quả 1 lần nữa rồi đem hấp cách thủy khoảng 10 - 15 phút cho bí chín tới. Khi chín ruột, bí trong lại nhưng chúng ta canh sao cho bí không bị chín mềm nhũn.
Bước 2: Khi bí chín vừa tới, cho topping hạt sen, táo đỏ, 1/4 muỗng cà phê hạt chia vào chưng cùng tới khi yến chín.
Đối với đường phèn. Ta nấu trước trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan. Lọc sạch cặn nước đường phèn khi cho vào chưng với yến. Lượng ngọt tùy khẩu vị của mỗi gia đình. Vị ngọt cần vừa phải để không làm mất vị thanh mát của yến. Để món ăn ngon được ngon nhất, mọi người nên dùng ngay khi nóng cùng với vị bùi bùi của bí, dai sợi của yến cùng các topping đi kèm.
* Bánh bí đỏ
Nguyên liệu: 300gr bí đỏ, 200ml nước cốt dừa lon, sữa đặc, 30gr đường (tuỳ ăn ngọt), 120gr bột năng, 30gr bột gạo, ít muối và dừa bào để làm phần phủ ngoài bánh.
Cách làm:
Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, cắt từng miếng nhỏ và hấp 15 phút hoặc đến khi chín rồi nghiền nát bí.
Bước 2: Cho nước cốt dừa, sữa đặc, đường, muối vào bát trộn đều. Thêm bột năng, bột gạo vào trộn tới khi mịn, mượt.
Bước 3: Cho hỗn hợp đã trộn vào khuôn và hấp 60 phút. Mọi người có thể dùng nồi áp suất hoặc dùng xửng để hấp với lửa vừa.
Bước 4: Bánh hấp chín rồi để ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 đến 3 tiếng, bánh sẽ dễ cắt hơn. Để ăn thơm hơn và bánh có lớp phủ đẹp, sau khi cắt bánh từng miếng vừa ăn thì phủ 1 lớp dừa bào là được.
Bí đỏ ngoài tốt cho mắt, Lương y Bùi Đắc Sáng cũng cho biết một số món ăn từ bí đỏ tốt với việc chữa mất ngủ, chóng mặt, ngăn ngừa tiểu đường:
- Bí đỏ hầm đậu phụng hạt sen chữa tiểu đường, bí đỏ 200 g, đậu xanh 100 g, xương heo 100 g hầm ăn cho thêm gia vị vừa đủ sẽ chữa mất ngủ.
- Bí ngô hầm đậu phụng hoặc hầm xương thịt gà, vịt, ngừa đau đầu chóng mặt.
Dinh dưỡng hỗ trợ mắt khỏe
Tuy là bệnh cấp tính và thường lành tính nhưng không ít trường hợp bị đau mắt đỏ kéo dài dẫn tới ảnh hưởng thị lực về sau. Bởi vậy theo khuyến cáo của chuyên gia, mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt. Khi bị đau mắt đỏ cần tới khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị cụ thể và kịp thời.
Những trường hợp bị nhẹ, sau khoảng 1 tuần mắt sẽ hết sung huyết. Nặng hơn, người bệnh có thể bị kéo dài 2-3 tuần. Nếu không điều trị triệt để có thể biến thành viêm kết mạc mạn tính; có thể xâm phạm đến giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực...
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ nhãn khoa cũng khuyến cáo mọi người chú ý thêm vấn đề dinh dưỡng để mau hồi phục. Bí đỏ là một trong những thực phẩm rất tốt cho người bị đau mắt đỏ.
Các nhà dinh dưỡng coi bí đỏ vừa làm thực phẩm vừa có tác dụng làm thức ăn, vừa làm thuốc. Trong bí đỏ có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là beta carotene, khi vào trong cơ thể chất này được chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Chúng giúp bảo vệ mắt, cải thiện thị lực, duy trì đôi mắt khỏe mạnh khi bổ sung vào chế độ ăn thường xuyên.
Món ăn bài thuốc từ bí đỏ tốt cho sức khỏe, người đau mắt đỏ
*Canh bí đỏ đậu phộng
Nguyên liệu: Bí đỏ 150gr khoảng ½ quả nhỏ, đậu phộng 50gr, dầu ăn, hành lá, hành tím, gia vị hạt nêm…
Cách làm:
Bước 1: Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa sạch và để ráo rồi cắt từng khúc vừa ăn. Hành tím bỏ vỏ, cắt lát mỏng. Đậu phộng rửa qua 1 lần nước, nhặt bỏ hạt hỏng rồi giã dập.
Bước 2: Đậu phộng đập giã xong cho 1 lít nước vào. Hành tím đã cắt phi đều cho thơm rồi cho vào nồi. Nấu với lửa vừa khoảng 5 phút khi sôi vớt hết bọt đi và cho bí đỏ vào hầm tiếp khoảng 10 phút cho thêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm chay vào nồi. Đun khoảng 2 phút nồi sôi trở lại thì nêm gia vị cho vừa ăn rồi múc ra bát. Sau đó, bạn cho thêm 1 ít tiêu và hành lá cắt nhỏ lên cho hấp dẫn.
* Yến chưng bí đỏ
Món này có vị ngọt bùi tự nhiên từ bí, và sự kết hợp với yến rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu: Tổ yến thô hoặc mua tổ yến đã làm sạch; quả bí đỏ khoảng 300 – 400gr; hạt sen, táo đỏ, 1/4 muỗng cà phê hạt chia.
Cách làm:
- Bước 1: Bí đỏ rửa sạch vỏ, để 1 phần cuống, khi chưng xong cho đẹp và dễ cầm mở nắp. Bạn nên cắt dao sắc cho miệng quả được đều và khi bỏ các nguyên vật liệu yến và topping vào chưng sẽ được dễ dàng. Nếu vạt miệng bị lệch khi chưng dễ bị tràn ra ngoài.
Tiếp đó khoét bỏ phần ruột bí. Sau khi làm sạch ruột bí rửa lại quả 1 lần nữa rồi đem hấp cách thủy khoảng 10 - 15 phút cho bí chín tới. Khi chín ruột, bí trong lại nhưng chúng ta canh sao cho bí không bị chín mềm nhũn.
Bước 2: Khi bí chín vừa tới, cho topping hạt sen, táo đỏ, 1/4 muỗng cà phê hạt chia vào chưng cùng tới khi yến chín.
Đối với đường phèn. Ta nấu trước trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan. Lọc sạch cặn nước đường phèn khi cho vào chưng với yến. Lượng ngọt tùy khẩu vị của mỗi gia đình. Vị ngọt cần vừa phải để không làm mất vị thanh mát của yến. Để món ăn ngon được ngon nhất, mọi người nên dùng ngay khi nóng cùng với vị bùi bùi của bí, dai sợi của yến cùng các topping đi kèm.
* Bánh bí đỏ
Nguyên liệu: 300gr bí đỏ, 200ml nước cốt dừa lon, sữa đặc, 30gr đường (tuỳ ăn ngọt), 120gr bột năng, 30gr bột gạo, ít muối và dừa bào để làm phần phủ ngoài bánh.
Cách làm:
Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, cắt từng miếng nhỏ và hấp 15 phút hoặc đến khi chín rồi nghiền nát bí.
Bước 2: Cho nước cốt dừa, sữa đặc, đường, muối vào bát trộn đều. Thêm bột năng, bột gạo vào trộn tới khi mịn, mượt.
Bước 3: Cho hỗn hợp đã trộn vào khuôn và hấp 60 phút. Mọi người có thể dùng nồi áp suất hoặc dùng xửng để hấp với lửa vừa.
Bước 4: Bánh hấp chín rồi để ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 đến 3 tiếng, bánh sẽ dễ cắt hơn. Để ăn thơm hơn và bánh có lớp phủ đẹp, sau khi cắt bánh từng miếng vừa ăn thì phủ 1 lớp dừa bào là được.
Bí đỏ ngoài tốt cho mắt, Lương y Bùi Đắc Sáng cũng cho biết một số món ăn từ bí đỏ tốt với việc chữa mất ngủ, chóng mặt, ngăn ngừa tiểu đường:
- Bí đỏ hầm đậu phụng hạt sen chữa tiểu đường, bí đỏ 200 g, đậu xanh 100 g, xương heo 100 g hầm ăn cho thêm gia vị vừa đủ sẽ chữa mất ngủ.
- Bí ngô hầm đậu phụng hoặc hầm xương thịt gà, vịt, ngừa đau đầu chóng mặt.