Quang Phúc Trương
Well-known member
Trong bài viết này sẽ thực hiện so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone có gì khác biệt. Từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan và lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Hãy cùng tìm hiểu về hai công nghệ màn hình này đang phát triển như thế nào bạn nhé.
Tìm hiểu về màn hình OLED
Ngay phần thông tin đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lại một vài thông tin khái niệm và đặc điểm của màn hình OLED nhé. Các dữ kiện này cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại màn hình này. Từ đó, người đọc có thể đưa ra quyết định nên mua OLED hay LCD.
Khái niệm màn hình OLED là gì?
Màn hình OLED hay Organic Light Emitting Diode, đây là một công nghệ hiển thị tiên tiến. Nó được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử tiêu dùng như điện thoại, TV, máy tính bảng và đồng hồ thông minh.
Về nguyên tắc hoạt động của màn hình OLED cũng khá đơn giản. Trong một màn hình OLED sẽ bao gồm hàng triệu pixel và mỗi pixel là một điốt tự phát sáng. Mỗi điốt gồm hai lớp điện cực bao gồm một lớp chất phát quang hữu cơ và một lớp chất dẫn điện. Khi áp dụng điện áp vào lớp chất dẫn điện, nó sẽ cho phép các điện tử chuyển từ lớp chất dẫn sang lớp phát quang. Quá trình này tạo ra sự kích thích các hạt phát quang, tạo ra ánh sáng và màu sắc.
Màn hình OLED tương thích với iPhone nào?
Thế giới công nghệ biết đến màn hình OLED tích hợp đầu tiên trên iPhone X (ra đời năm 2017). Kể từ đó, các thế hệ tiếp theo của “táo khuyết” của áp dụng công nghệ này, bao gồm iPhone 11 Pro, iPhone 11 Promax, iPhone 12 series, iPhone 13 series và iPhone 14 series.
Trong tương lai không biết iPhone 15 có tiếp tục sử dụng công nghệ màn hình OLED hay không. Dự kiến tháng 10/2023 sẽ ra mắt iPhone 15, nên bạn cùng chờ đón đọc thông tin với chúng tôi nhé.
Ưu điểm màn hình OLED là gì?
Trước khi chúng ta thực hiện so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone. Nhất định bạn phải biết qua được ưu nhược điểm của từng loại màn hình. Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét đến ưu điểm của màn hình OLED là gì?
Điểm mạnh đầu tiên của màn hình OLED chính là độ sắc nét và màu sắc. Màn hình OLED cho phép hiển thị màu đen đúng chuẩn nhờ khả năng tắt điểm ảnh riêng lẻ. Điều này tạo ra độ tương phản cao và màu sắc rực rỡ, giúp hình ảnh trở nên sống động và chân thực hơn.
Tiếp đến, công nghệ OLED cho phép tạo một loại màn hình siêu mỏng với tính linh hoạt cao. Từ đó, giúp cho thiết kế của các thiết bị di động cũng như các sản phẩm công nghệ khác trở nên thanh lịch và tiện dụng hơn.
Cuối cùng, màn hình OLED hoàn toàn không cần dùng đến đèn nền. Như vậy, công nghệ này có thể giúp cho thiết bị tối ưu hóa nguồn năng lượng trong suốt quá trình sử dụng.
Nhược điểm màn hình OLED là gì?
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật, màn hình OLED cũng có một số nhược điểm mà bạn cần biết đến. Một trong số đó chính là chi phí sản xuất của loại màn hình này khá lớn. Nếu một ngày bạn vô tình làm rơi vỡ màn hình iPhone và mang đi thay thì chi phí phải nói là siêu cao.
Bên cạnh đó, các hạt phát quang trong màn hình OLED sẽ dần mòn theo thời gian. Đặc biệt nhất là nó có thể xuất hiện hiện tượng “burn-in” trên màn hình OLED. Đây là một hiện tượng thoái hóa các điểm ảnh. Hay nói cách khác, các hình ảnh sẽ xuất hiện cố định trên màn hình sau khi hiển thị một nội dung nhất định trong một khoảng thời gian dài.
Mặc dù, công nghệ OLED gặp một số hạn chế nhất định. Nhưng nó vẫn đang được tiếp tục phát triển và cải thiện để giảm thiểu các vấn đề trên. Mục đích cuối cùng đều hướng đến những trải nghiệm hiển thị chất lượng cao nhất cho người dùng.
Tìm hiểu màn hình LCD
Một phần nội dung quan trọng trong so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone chính là giúp bạn hiểu rõ về từng loại công nghệ màn hình này.
Khái niệm màn hình LCD là gì?
Trước khi có sự xuất hiện của màn hình OLED, hầu hết các thiết bị điện tử trên thị trường đều sử dụng màn hình LCD, hay còn được gọi là Liquid Crystal Display. Đây là một công nghệ hiển thị hoạt động dựa trên sự điều khiển ánh sáng thông qua các lớp tinh thể lỏng.
Về nguyên tắc hoạt động của màn hình LCD cũng sẽ bao gồm hàng triệu điểm ảnh (pixel). Tuy nhiên, mỗi pixel lại bao gồm các lớp tinh thể lỏng nằm giữa hai lớp kính. Một khi màn hình LCD có điện áp thì nó sẽ tác động vào các lớp tinh thể lỏng. Lớp tinh thể này có thể thay đổi cấu trúc và độ trong suốt. Điều này ảnh hưởng đến lượng ánh sáng đi qua pixel và tạo nên hình ảnh.
Màn hình LCD tương thích với iPhone nào?
Màn hình LCD trên iPhone được thiết kế chuyên dành cho những “con iPhone” đời đầu. Kể đến một vài cái tên phổ biến là iPhone 2 series, iPhone 3 series, iPhone 5 series, iPhone 6 series, iPhone 7 series, iPhone 8 series, iPhone XR và iPhone 11.
Nhìn vào lịch sử áp dụng công nghệ màn hình của Apple, chúng ta thấy rằng hãng này luôn không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm của mình. Và quan trọng nhất của một chiếc điện thoại đó chính làm màn hình hiển thị. Tại thời điểm này, Apple thực sự đã tạo nên nhiều điều đột phá cho iPhone.
Ưu điểm màn hình LCD là gì?
Hiểu được nhược điểm của màn hình LCD cũng sẽ giúp bạn so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone một cách dễ dàng hơn. Theo đó, màn hình LCD được cho là có “tuổi đời” rất thọ. Không những thế, nó còn có thể làm giảm nguy cơ “burn-in” trên điện thoại iPhone.
Một phần thiết kế của màn hình LCD chính là không có khả năng tắt các điểm ảnh. Chính vì vậy, khi hiển thị các màu sáng, màn hình LCD tiêu thụ ít năng lượng. Điều này giúp tiết kiệm pin trong các thiết bị di động. Cũng như bạn có thể sử dụng điện thoại được lâu hơn.
Thêm một ưu điểm nữa của màn hình LCD chính là về độ sáng đồng nhất. Công nghệ này có xu hướng hiển thị độ sáng đồng đều trên toàn bộ màn hình. Như vậy, nó sẽ giúp tạo ra trải nghiệm hiển thị ổn định và không có hiện tượng “ghosting”.
Nhược điểm màn hình LCD là gì?
Song song với các ưu điểm nổi bật, màn hình LCD cũng có một số nhược điểm cần khắc phục. Chẳng hạn như độ sáng và độ tương phản của màn hình không được tốt. Cụ thể hơn, màu đen trên màn hình LCD thường không thật sự đen. Vì thiết kế đèn nền của nó luôn sáng và không thể tắt hoàn toàn. Do đó mà độ tương phản của công nghệ này không được đánh giá cao.
Công nghệ LCD còn gặp hạn chế trong khâu sản xuất, vì nó không thể đạt được độ mỏng và linh hoạt như màn hình OLED. Điều này sẽ gây ra giới hạn trong việc thiết kế, cũng như tích hợp vào kích thước của các thiết bị di động và các sản phẩm điện tử khác.
Nhìn chung, cả hai loại màn hình đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy rốt cuộc chúng ta nên lựa chọn loại màn hình nào? Hãy tiếp tục đọc qua thông tin quan trọng nhất bài viết này.
So sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone, nên dùng loại nào?
So sánh màn hình OLED và LCD là một chủ đề quan trọng và thú vị đối với những người thích iPhone. Dưới đây là một số khía cạnh cần xem xét khi so sánh hai công nghệ màn hình này.
Chất lượng hiển thị
Đối với màn hình OLED sẽ có chất lượng hiển thị và màu sắc rực rỡ hơn so với màn hình LCD. Điều này xuất phát từ công nghệ màn hình mà cả 2 loại này đang sử dụng. Với màn hình OLED, các pixel sẽ tự phát sáng. Từ đó tạo ra độ tương phản cao và hình ảnh rực rỡ. Trong khi đó, các điểm ảnh của màn hình LCD sẽ không tự phát sáng. Nên chúng thường có độ sáng thấp hơn và tương phản không cao bằng OLED.
Tuổi thọ của màn hình
Tuổi thọ của màn hình OLED và LCD có sự khác biệt vô cùng rõ rệt. Cụ thể, màn hình OLED sẽ có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với màn hình LCD, bởi vì các điểm ảnh rất dễ suy giảm theo thời gian. Ngược lại, tuổi thọ của màn hình LCD được giới chuyên gia công nghệ đánh giá cao, cũng một phần vì độ mòn điểm ảnh pixel thấp hơn so với màn hình OLED.
Thiết kế và tính ứng dụng
Xu hướng dùng điện thoại ngày nay là càng mỏng càng tốt và chính màn hình OLED đã đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng iOS. Apple đã nghiên cứu và cải tiến màn hình OLED với thiết kế siêu mỏng. Từ đó, giúp cho các dòng iPhone đời sống trong mỏng gọn và sang chảnh hơn rất nhiều.
Riêng về màn hình LCD thì nó không đạt được tiêu chí về thiết kế cũng như tính ứng dụng cao như màn hình OLED. Hay nói cách khác, công nghệ LCD bị hạn chế trong việc tạo ra các thiết kế mỏng nhẹ. Chính vì thế, tính ứng dụng của nó đối với các thiết bị thông minh đời mới ngày càng ít đi.
Hiệu suất hoạt động
Thêm một tiêu chí so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Đó chính là hiệu suất hoạt động của 2 loại màn hình này có sự khác biệt rõ ràng.
Nếu như màn hình OLED có khả năng hiển thị tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh và ánh sáng ngoài trời. Vậy thì màn hình LCD sẽ gặp gặp khó khăn hơn trong việc giữ độ sáng và màu sắc trong cùng điều kiện ánh sáng trên.
Trên cơ bản, màn hình OLED sẽ có chất lượng hiển thị cao hơn. Tuy nhiên, màn hình LCD vẫn đáng tin cậy và phổ biến với những ưu điểm riêng của nó. Chính vì vậy, việc lựa chọn giữa hai công nghệ này sẽ tùy thuộc vào sự ưu tiên và nhu cầu cá nhân của người dùng.
Kết luận
Tóm lại, sau khi so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone, chúng ta thấy được hai công nghệ này đều có những điểm hữu ích khác nhau. Nhưng với iPhone, bên cạnh chất lượng màn hình, bạn vẫn nên xem xét thêm một vài yếu tố khác. Chẳng hạn như tuổi thọ pin, giá cả, khả năng tiết kiệm năng lượng hay camera. Từ đó, bạn sẽ nhận thấy được sản phẩm nào là đáp ứng đúng mong muốn sử dụng của mình.
Tìm hiểu về màn hình OLED
Ngay phần thông tin đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lại một vài thông tin khái niệm và đặc điểm của màn hình OLED nhé. Các dữ kiện này cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại màn hình này. Từ đó, người đọc có thể đưa ra quyết định nên mua OLED hay LCD.
Khái niệm màn hình OLED là gì?
Màn hình OLED hay Organic Light Emitting Diode, đây là một công nghệ hiển thị tiên tiến. Nó được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử tiêu dùng như điện thoại, TV, máy tính bảng và đồng hồ thông minh.
Về nguyên tắc hoạt động của màn hình OLED cũng khá đơn giản. Trong một màn hình OLED sẽ bao gồm hàng triệu pixel và mỗi pixel là một điốt tự phát sáng. Mỗi điốt gồm hai lớp điện cực bao gồm một lớp chất phát quang hữu cơ và một lớp chất dẫn điện. Khi áp dụng điện áp vào lớp chất dẫn điện, nó sẽ cho phép các điện tử chuyển từ lớp chất dẫn sang lớp phát quang. Quá trình này tạo ra sự kích thích các hạt phát quang, tạo ra ánh sáng và màu sắc.
Màn hình OLED tương thích với iPhone nào?
Thế giới công nghệ biết đến màn hình OLED tích hợp đầu tiên trên iPhone X (ra đời năm 2017). Kể từ đó, các thế hệ tiếp theo của “táo khuyết” của áp dụng công nghệ này, bao gồm iPhone 11 Pro, iPhone 11 Promax, iPhone 12 series, iPhone 13 series và iPhone 14 series.
Trong tương lai không biết iPhone 15 có tiếp tục sử dụng công nghệ màn hình OLED hay không. Dự kiến tháng 10/2023 sẽ ra mắt iPhone 15, nên bạn cùng chờ đón đọc thông tin với chúng tôi nhé.
Ưu điểm màn hình OLED là gì?
Trước khi chúng ta thực hiện so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone. Nhất định bạn phải biết qua được ưu nhược điểm của từng loại màn hình. Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét đến ưu điểm của màn hình OLED là gì?
Điểm mạnh đầu tiên của màn hình OLED chính là độ sắc nét và màu sắc. Màn hình OLED cho phép hiển thị màu đen đúng chuẩn nhờ khả năng tắt điểm ảnh riêng lẻ. Điều này tạo ra độ tương phản cao và màu sắc rực rỡ, giúp hình ảnh trở nên sống động và chân thực hơn.
Tiếp đến, công nghệ OLED cho phép tạo một loại màn hình siêu mỏng với tính linh hoạt cao. Từ đó, giúp cho thiết kế của các thiết bị di động cũng như các sản phẩm công nghệ khác trở nên thanh lịch và tiện dụng hơn.
Cuối cùng, màn hình OLED hoàn toàn không cần dùng đến đèn nền. Như vậy, công nghệ này có thể giúp cho thiết bị tối ưu hóa nguồn năng lượng trong suốt quá trình sử dụng.
Nhược điểm màn hình OLED là gì?
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật, màn hình OLED cũng có một số nhược điểm mà bạn cần biết đến. Một trong số đó chính là chi phí sản xuất của loại màn hình này khá lớn. Nếu một ngày bạn vô tình làm rơi vỡ màn hình iPhone và mang đi thay thì chi phí phải nói là siêu cao.
Bên cạnh đó, các hạt phát quang trong màn hình OLED sẽ dần mòn theo thời gian. Đặc biệt nhất là nó có thể xuất hiện hiện tượng “burn-in” trên màn hình OLED. Đây là một hiện tượng thoái hóa các điểm ảnh. Hay nói cách khác, các hình ảnh sẽ xuất hiện cố định trên màn hình sau khi hiển thị một nội dung nhất định trong một khoảng thời gian dài.
Mặc dù, công nghệ OLED gặp một số hạn chế nhất định. Nhưng nó vẫn đang được tiếp tục phát triển và cải thiện để giảm thiểu các vấn đề trên. Mục đích cuối cùng đều hướng đến những trải nghiệm hiển thị chất lượng cao nhất cho người dùng.
Tìm hiểu màn hình LCD
Một phần nội dung quan trọng trong so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone chính là giúp bạn hiểu rõ về từng loại công nghệ màn hình này.
Khái niệm màn hình LCD là gì?
Trước khi có sự xuất hiện của màn hình OLED, hầu hết các thiết bị điện tử trên thị trường đều sử dụng màn hình LCD, hay còn được gọi là Liquid Crystal Display. Đây là một công nghệ hiển thị hoạt động dựa trên sự điều khiển ánh sáng thông qua các lớp tinh thể lỏng.
Về nguyên tắc hoạt động của màn hình LCD cũng sẽ bao gồm hàng triệu điểm ảnh (pixel). Tuy nhiên, mỗi pixel lại bao gồm các lớp tinh thể lỏng nằm giữa hai lớp kính. Một khi màn hình LCD có điện áp thì nó sẽ tác động vào các lớp tinh thể lỏng. Lớp tinh thể này có thể thay đổi cấu trúc và độ trong suốt. Điều này ảnh hưởng đến lượng ánh sáng đi qua pixel và tạo nên hình ảnh.
Màn hình LCD tương thích với iPhone nào?
Màn hình LCD trên iPhone được thiết kế chuyên dành cho những “con iPhone” đời đầu. Kể đến một vài cái tên phổ biến là iPhone 2 series, iPhone 3 series, iPhone 5 series, iPhone 6 series, iPhone 7 series, iPhone 8 series, iPhone XR và iPhone 11.
Nhìn vào lịch sử áp dụng công nghệ màn hình của Apple, chúng ta thấy rằng hãng này luôn không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm của mình. Và quan trọng nhất của một chiếc điện thoại đó chính làm màn hình hiển thị. Tại thời điểm này, Apple thực sự đã tạo nên nhiều điều đột phá cho iPhone.
Ưu điểm màn hình LCD là gì?
Hiểu được nhược điểm của màn hình LCD cũng sẽ giúp bạn so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone một cách dễ dàng hơn. Theo đó, màn hình LCD được cho là có “tuổi đời” rất thọ. Không những thế, nó còn có thể làm giảm nguy cơ “burn-in” trên điện thoại iPhone.
Một phần thiết kế của màn hình LCD chính là không có khả năng tắt các điểm ảnh. Chính vì vậy, khi hiển thị các màu sáng, màn hình LCD tiêu thụ ít năng lượng. Điều này giúp tiết kiệm pin trong các thiết bị di động. Cũng như bạn có thể sử dụng điện thoại được lâu hơn.
Thêm một ưu điểm nữa của màn hình LCD chính là về độ sáng đồng nhất. Công nghệ này có xu hướng hiển thị độ sáng đồng đều trên toàn bộ màn hình. Như vậy, nó sẽ giúp tạo ra trải nghiệm hiển thị ổn định và không có hiện tượng “ghosting”.
Nhược điểm màn hình LCD là gì?
Song song với các ưu điểm nổi bật, màn hình LCD cũng có một số nhược điểm cần khắc phục. Chẳng hạn như độ sáng và độ tương phản của màn hình không được tốt. Cụ thể hơn, màu đen trên màn hình LCD thường không thật sự đen. Vì thiết kế đèn nền của nó luôn sáng và không thể tắt hoàn toàn. Do đó mà độ tương phản của công nghệ này không được đánh giá cao.
Công nghệ LCD còn gặp hạn chế trong khâu sản xuất, vì nó không thể đạt được độ mỏng và linh hoạt như màn hình OLED. Điều này sẽ gây ra giới hạn trong việc thiết kế, cũng như tích hợp vào kích thước của các thiết bị di động và các sản phẩm điện tử khác.
Nhìn chung, cả hai loại màn hình đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy rốt cuộc chúng ta nên lựa chọn loại màn hình nào? Hãy tiếp tục đọc qua thông tin quan trọng nhất bài viết này.
So sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone, nên dùng loại nào?
So sánh màn hình OLED và LCD là một chủ đề quan trọng và thú vị đối với những người thích iPhone. Dưới đây là một số khía cạnh cần xem xét khi so sánh hai công nghệ màn hình này.
Chất lượng hiển thị
Đối với màn hình OLED sẽ có chất lượng hiển thị và màu sắc rực rỡ hơn so với màn hình LCD. Điều này xuất phát từ công nghệ màn hình mà cả 2 loại này đang sử dụng. Với màn hình OLED, các pixel sẽ tự phát sáng. Từ đó tạo ra độ tương phản cao và hình ảnh rực rỡ. Trong khi đó, các điểm ảnh của màn hình LCD sẽ không tự phát sáng. Nên chúng thường có độ sáng thấp hơn và tương phản không cao bằng OLED.
Tuổi thọ của màn hình
Tuổi thọ của màn hình OLED và LCD có sự khác biệt vô cùng rõ rệt. Cụ thể, màn hình OLED sẽ có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với màn hình LCD, bởi vì các điểm ảnh rất dễ suy giảm theo thời gian. Ngược lại, tuổi thọ của màn hình LCD được giới chuyên gia công nghệ đánh giá cao, cũng một phần vì độ mòn điểm ảnh pixel thấp hơn so với màn hình OLED.
Thiết kế và tính ứng dụng
Xu hướng dùng điện thoại ngày nay là càng mỏng càng tốt và chính màn hình OLED đã đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng iOS. Apple đã nghiên cứu và cải tiến màn hình OLED với thiết kế siêu mỏng. Từ đó, giúp cho các dòng iPhone đời sống trong mỏng gọn và sang chảnh hơn rất nhiều.
Riêng về màn hình LCD thì nó không đạt được tiêu chí về thiết kế cũng như tính ứng dụng cao như màn hình OLED. Hay nói cách khác, công nghệ LCD bị hạn chế trong việc tạo ra các thiết kế mỏng nhẹ. Chính vì thế, tính ứng dụng của nó đối với các thiết bị thông minh đời mới ngày càng ít đi.
Hiệu suất hoạt động
Thêm một tiêu chí so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Đó chính là hiệu suất hoạt động của 2 loại màn hình này có sự khác biệt rõ ràng.
Nếu như màn hình OLED có khả năng hiển thị tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh và ánh sáng ngoài trời. Vậy thì màn hình LCD sẽ gặp gặp khó khăn hơn trong việc giữ độ sáng và màu sắc trong cùng điều kiện ánh sáng trên.
Trên cơ bản, màn hình OLED sẽ có chất lượng hiển thị cao hơn. Tuy nhiên, màn hình LCD vẫn đáng tin cậy và phổ biến với những ưu điểm riêng của nó. Chính vì vậy, việc lựa chọn giữa hai công nghệ này sẽ tùy thuộc vào sự ưu tiên và nhu cầu cá nhân của người dùng.
Kết luận
Tóm lại, sau khi so sánh màn hình OLED và LCD trên iPhone, chúng ta thấy được hai công nghệ này đều có những điểm hữu ích khác nhau. Nhưng với iPhone, bên cạnh chất lượng màn hình, bạn vẫn nên xem xét thêm một vài yếu tố khác. Chẳng hạn như tuổi thọ pin, giá cả, khả năng tiết kiệm năng lượng hay camera. Từ đó, bạn sẽ nhận thấy được sản phẩm nào là đáp ứng đúng mong muốn sử dụng của mình.