tramnguyen
Well-known member
Microsoft Surface Pro 11 được trang bị CPU Snapdragon X Elite đã tạo nên sự tò mò khi so với MacBook Pro M3 cùng phân khúc đến từ nhà Táo. Khả năng Microsoft bắt tay vói "lửa rồng" Snapdragon có thể áp đảo được biểu tượng công nghệ Apple là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.
Surface Pro 11 thật sự là một chiếc laptop lai 2 trong 1 hoàn hảo, nhưng dòng sản phẩm MacBook Pro lại là một tượng đài sức mạnh trường tồn. Mỗi thiết bị đều có ưu và nhược điểm riêng, đều có thế mạnh riêng. Nhưng sự thật, khi xét riêng về khía cạnh sức mạnh, thì CPU Snapdragon của Surface Pro 11 lại mạnh vượt mặt Apple M3. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng đọc bài đánh giá 2 chiếc laptop bên dưới đây.
Mục lụcẨn
1. Giới thiệu sơ về 2 sản phẩm:
1.1. Surface Pro 11
1.2. MacBook Pro M3
2. Thiết kế và những đặc điểm riêng
3. So sánh màn hình OLED và Mini-LED
4. Hiệu năng và thời lượng pin
5. Copilot+ hay Apple Intelligence thông minh hơn?
6. Tổng kết
Giới thiệu sơ về 2 sản phẩm:
Như mình đã có đề cập ở trên, mỗi chiếc máy đều có những đặc điểm, ưu và nhược điểm riêng. Mình sẽ tóm tắt trước một vài sự nổi trội của Surface Pro 11 và MacBook Pro M3 như sau.
Surface Pro 11
Dòng laptop lai máy tính bảng 2 trong 1 của Microsoft sẽ đem lại một trải nghiệm linh hoạt và tốc độ với vi xử lý kiến trúc ARM mới đến từ Qualcomm. Sở hữu màn hình cảm ứng tấm nền OLED, có thể sờ chạm, viết hoặc vẽ sáng tạo nội dung đa dạng. Bàn phím tháo rời và gấp gọn lại sẽ thu hút những ai đang muốn sở hữu một chiếc máy nhỏ gọn và mạnh mẽ nhất.
Ưu điểm:
MacBook Pro M3 là phiên bản laptop Ultrabook mới nhất, sở hữu sức mạnh đỉnh cao nhất của Apple trên thị trường hiện tại. Chất lượng hoàn thiện thân máy và vật liệu cấu thành được làm từ hợp kim nhôm cao cấp. Đem lại trải nghiệm hoàn hảo về cảm giác cầm nắm. Màn hình 14 inch công nghệ Mini-LED có chất lượng hiển thị xuất sắc, độ chuẩn màu cao. Một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích hệ điều hành MacOS.
Ưu điểm:
Chiếc laptop 2 trong 1 - Surface Pro 11 của Microsoft được xem như là Copilot+ PC đầu tiên trên thế giới. Bởi nó được chính Microsoft - người tạo ra làn sóng này trên toàn cầu để các thương hiệu khác như ASUS, Acer, HP, Dell, Lenovo và Samsung bắt đầu sản xuất theo tiêu chuẩn của Microsoft. Vì vậy, với Snapdragon X Elite, Microsoft đã không hề ngần ngại đem Surface Pro 11 đương đầu với MacBook Pro M3 của Apple.
Thiết kế và những đặc điểm riêng
Không cần nói các bạn cũng thấy được thiết kế của 2 chiếc máy này khác biệt như thế nào. MacBook có thiết kế truyền thống, nhìn giống như một … chiếc laptop. Nhưng Surface Pro 11 lại mang lại 2 cái nhìn khác biệt, bởi bàn phím và màn hình được tách rời riêng lẻ với nhau. Ghép lại thì nhìn giống một chiếc laptop, nhưng tháo rời ra thì sử dụng như máy tính bảng.
Nếu xét về độ vững chãi khi để trên đùi làm việc, thì Surface sẽ không đem lại cảm giác an toàn được như MacBook Pro M3. Nhưng nếu để cả hai chiếc máy lên mặt bàn, thì Surface Pro 11 với phần bản lề dựng đứng cũng cứng cáp và đứng vững không thua kém MacBook.
Nói riêng về phần bàn phím của Surface Pro 11, thì Microsoft hiện tại đã có sẵn rất nhiều mẫu bàn phím có sẵn khay đựng bút cảm ứng khác nhau. Bộ phím Surface Pro Flex mới nhất thì có thêm chức năng kết nối bluetooth, vì vậy dù không gắn vào máy nhưng vẫn có thể để trên đùi và gõ phím. Còn các loại bàn phím trước đó của Microsoft bắt buộc phải được gắn vào máy.
So về body của mỗi chiếc máy, MacBook Pro M3 với thiết kế truyền thống, không thể tháo rời nên độ dày thân máy và trọng lượng cũng nhỉnh hơn Surface Pro 11. Cụ thể là 1.5kg so với 899g. Tuy nhiên, với ưu thế của một chiếc laptop truyền thống, MacBook Pro M3 được trang bị đầy đủ cổng kết nối hơn với HDMI, jack AUX 3.5mm và cả đầu đọc thẻ nhớ. Khác biệt so với Surface Pro 11 chỉ có 2 cổng ThunderBolt 4 mà thôi.
Một điểm khác biệt về cả mặt vật lý và công nghệ, đó chính là Surface Pro 11 có khe SIM. Vì Microsoft đã trang bị khả năng tương thích sóng 5G, để khẳng định càng rõ ràng thêm sự linh hoạt đa dạng của một chiếc máy 2 trong 1. Vừa có thể ngồi một chỗ và gắn bàn phím vào gõ như laptop, vừa có thể mang đi khắp mọi nơi mà vẫn có thể sử dụng với kết nối mạng.
Nhận diện và mở khóa khuôn mặt là một tính năng dù Apple đã nghiên cứu thành công, nhưng không trang bị lên MacBook vì lý do Apple cảm thấy cách mở khóa vân tay Touch ID sẽ tốt hơn. Webcam chất lượng 1080p của MacBook Pro M3 cũng đi kèm với các tính năng làm đẹp cho khuôn mặt và tùy chỉnh hậu cảnh tương tự như Studio Effects của Windows.
Chất lượng và số lượng camera sẽ là một ưu điểm mà Surface Pro 11 nhỉnh hơn MacBook Pro M3. Với 1440p và tự động làm đẹp chủ thể mà không cần thao tác tới menu Windows Studio Effects, và mở khóa Windows Hello nhận diện khuôn mặt với IR. Camera sau của máy có độ phân giải 10MP, hình ảnh chụp cho ra khá tốt và chất lượng.
Cả Surface Pro 11 và MacBook Pro M3 đều được trang bị bộ loa Dolby Atmos. Nhưng chất lượng của 6 bộ loa trên Apple MacBook dễ dàng vượt mặt Windows Surface chỉ với bộ loa kép. Vì vậy, nếu bạn là người thường xuyên nghe nhạc trên máy tính, MacBook Pro M3 sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Bàn phím là công cụ để làm việc không thể thiếu trên những chiếc laptop. Vì vậy, nếu xét về chất lượng của bộ phím MacBook Pro M3 với Scissor Switch, hay Pro Flex của Microsoft. Sẽ cần phải dựa trên cảm nhận riêng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những chiếc MacBook đem lại trải nghiệm cảm giác gõ chạm đầu ngón tay rất khác biệt và có một không hai. Nhưng nhiều người sẽ cho rằng hành trình phím quá nông khiến cho khi gõ không được êm ái đôi tay.
Đối với bàn phím Surface Pro Flex, mình cảm thấy ấn tượng với chất liệu vải Alcantara, khi tựa tay gõ phím cảm giác rất bám và êm ái. Hành trình phím của Surface Pro Flex cũng không quá nông, đem lại cảm giác nhấn phím xuống sâu vừa đủ và êm ái hơn.
So sánh màn hình OLED và Mini-LED
Surface Pro 11 đem lại cho người dùng 2 tùy chọn màn hình với LCD và OLED. Và màn hình OLED chỉ có trên phiên bản chạy Snapdragon X Elite, còn lại sẽ là Snapdragon X Plus với màn hình LCD. Tuy nhiên, đây là màn hình cảm ứng, một lợi thế đầu tiên đã nghiêng về cho Surface Pro 11 bởi nó rất phù hợp cho những nhà thiết kế đồ họa và sáng tạo nội dung chuyên nghiệp.
Tuy sử dụng màn hình khác nhau, nhưng cả hai phiên b ản Surface Pro 11 đều có màn hình độ phân giải 2K (2880 x 1920), đạt 267 PPI. Màn hình có tỷ lệ khung hình 3:2 tương tự như những chiếc máy tính bảng cao cấp trên thị trường hiện nay, với tần số làm mới 120Hz mượt mà. Công nghệ Dolby Vision IQ cũng có đi kèm và độ sáng màn hình có thể lên tới 900 nits khi bật HDR.
Với MacBook Pro M3, màn hình 14 inch của máy sẽ có độ phân giải là 3042 x 1964 cao hơn Surface Pro 11. Tuy nhiên kích thước lớn hơn đã khiến cho mật độ điểm ảnh giảm xuống còn 254 PPI. Nhưng bù lại, tấm nền Mini-LED trên chiếc máy này thật tuyệt vời, đem tới hơn 1600 nits khi bật HDR, 1000 nits khi sử dụng XDR, và 600 nits khi sử dụng thông thường. Màn hình cũng có tần số làm mới 120Hz, và màu sắc đi kèm với độ tương phản ấn tượng với sự hỗ trợ của Dolby Vision.
Khả năng xuất hình ảnh ra màn hình ngoài cũng sẽ là một yếu tố để những ai làm việc với tần suất cao, cần nhiều màn hình cùng lúc cân nhắc lựa chọn. Bởi Surface Pro 11 có khả năng xuất ra tới 3 màn hình ngoài với độ phân giải 4K.
MacBook Pro M3 chỉ có khả năng xuất ra 1 màn hình ngoài với tần số làm mới là 144Hz, giảm xuống còn 60Hz khi xuất hình qua cổng ThunderBolt 4. Hoặc khi đóng nắp máy lại, có thể xuất ra 2 màn hình ngoài cùng lúc, với màn hình thứ 2 sẽ có độ phân giải 5K 60Hz hoặc 4K 100Hz.
Hiệu năng và thời lượng pin
Với đặc trưng thiết kế khác nhau, đem lại những ưu điểm vượt trội rất riêng biệt. Giờ đây, chỉ còn 2 yếu tố để so sánh hơn thua của Surface Pro 11 và MacBook Pro M3 đó chính là thời lượng pin và hiệu năng. Với Snapdragon X Elite và Apple M3.
Surface Pro 11 được trang bị dòng CPU Snapdragon X Elite (X1E-80) tầm trung với 12 nhân, xung nhịp cơ bản là 3,4 GHz và tăng lên 4,0 GHz khi tăng tốc nhân kép. CPU cũng tích hợp GPU Adreno với 3,8 TFLOP và vi xử lý Neural Engine (NPU) với 45 TOPS để tăng tốc hiệu năng AI cục bộ. Microsoft cho biết họ đã đặt chip X Elite ở mức TDP cơ bản 18W để có hiệu suất liên tục ổn định.
CPU M3 của Apple có tám nhân (bốn nhân hiệu suất cao và bốn nhân tiết kiệm điện) và GPU tích hợp có 10 nhân. Các lõi hiệu suất của Apple M3 đạt tốc độ lên tới 4,06GHz trong khi các lõi tiết kiệm điện của nó đạt xung nhịp 2,75GHz. NPU đạt 18 TOPS. Chip M3 sẽ tiêu thụ khoảng 20W điện năng khi tải.
Và sau đây là bảng điểm benchmark sức mạnh hiệu năng của 2 dòng CPU này, trong điều kiện cả hai thiết bị đều sử dụng chung một dung lượng RAM là 16GB.
Chúng ta có thể thấy từ kết quả trên, Apple M3 vẫn là kẻ chiến thắng về hiệu suất lõi đơn. Tuy nhiên, Snapdragon X Elite (X1E-80) lại vượt trội hơn Apple M3 về điểm số đa lõi vì được hỗ trợ bởi hai lõi bổ sung.
Để so sánh với ASUS Vivobook S15 (S5507), Surface Pro 11 đạt được số điểm PCMark 10 là 12.946 trong khi thiết bị của ASUS đạt số điểm 12.963. ASUS sử dụng chip X Elite X1E-78 cấp thấp hơn nhưng cho công suất lên tới 45W, trong khi Pro 11 có chip X1E-80 tầm trung với TDP 18W mà thôi nhưng vẫn cho ra một hiệu năng đáng gờm không hề thua kém.
Chuyển sang thời lượng pin, trước mắt chúng ta biết rằng Surface Pro 11 có viên pin dung lượng 53Wh trên phiên bản OLED, và 48Wh trên phiên bản Surface trang bị màn hình LCD. Và MacBook Pro 14 có viên pin dung lượng 70Wh, lớn hơn đáng kể so với Surface Pro 11. Hiện tại bài test đánh giá chi tiết chưa được thực hiện, nhưng trước mắt có thể thấy rõ được rằng, Apple luôn tối ưu nguồn năng lượng để giúp kéo dài thời gian sử dụng vượt trội hơn.
Copilot+ hay Apple Intelligence thông minh hơn?
Kể từ khi phong trào chạy đua công nghệ AI ra đời, Copilot+ và Apple Intelligence là 2 nền tảng trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên máy tính phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, khác biệt với trí tuệ nhân tạo của Apple, các công cụ AI của Copilot+ chỉ có thể được sử dụng trên các thiết bị được tích hợp vi xử lý có NPU từ 40 TOPS trở lên.
Việc thu hồi tính năng Recall - giúp người dùng xem được lịch sử mở file, di chuyển file và các nội dung liên quan trên máy trong suốt quá trình làm việc. Lý do đằng sau chính là việc lo ngại về các tính năng bảo mật. Các tính năng AI khác của Copilot+ nổi bật nhất có thể kể đến như:
Apple Intelligence có các công cụ viết, ghi và phiên âm, trình tạo hình ảnh, tìm kiếm phương tiện thông minh hơn, v.v. Apple nói rằng "nhiều mẫu máy hỗ trợ sử dụng Apple Intelligence, có thể sử dụng ngay trên thiết bị", mặc dù đám mây - do Apple Silicon điều khiển - được sử dụng cho các tác vụ nặng hơn. Apple cũng có quyền truy cập ChatGPT thông qua Siri.
Mức độ hữu ích của những công cụ AI này đối với mỗi người dùng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu làm việc của riêng bạn. Nếu bạn đã và đang sử dụng hầu hết các thiết bị của Apple, việc gắn bó với Apple Intelligence sẽ đi kèm với nhiều tiện ích được tối ưu hơn. Mặt khác, Copilot+ đã và đang có một bộ tính năng ấn tượng và hứa hẹn sẽ ngày càng tốt hơn nữa theo thời gian.
Tổng kết
Microsoft Surface Pro 11 và MacBook Pro M3 đều là những sản phẩm xuất sắc trong phân khúc của mình. Với CPU Snapdragon X Elite, Surface Pro 11 mang lại hiệu suất mạnh mẽ, thiết kế 2 trong 1 linh hoạt và khả năng kết nối 5G. Trong khi đó, MacBook Pro M3 của Apple nổi bật với màn hình Mini-LED tuyệt đẹp, hiệu suất mạnh mẽ từ chip M3 và trải nghiệm người dùng vượt trội với hệ sinh thái Apple.
Cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng khi xét về sức mạnh, CPU Snapdragon của Surface Pro 11 tỏ ra "mới mẻ" hơn. Tuy nhiên, MacBook Pro M3 vẫn là một biểu tượng của sự bền bỉ và chất lượng, thích hợp cho những ai yêu thích hệ điều hành macOS và sự ổn định của Apple.
Dù bạn chọn Surface Pro 11 hay MacBook Pro M3, cả hai đều là những lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu công việc và giải trí hàng ngày.
Surface Pro 11 thật sự là một chiếc laptop lai 2 trong 1 hoàn hảo, nhưng dòng sản phẩm MacBook Pro lại là một tượng đài sức mạnh trường tồn. Mỗi thiết bị đều có ưu và nhược điểm riêng, đều có thế mạnh riêng. Nhưng sự thật, khi xét riêng về khía cạnh sức mạnh, thì CPU Snapdragon của Surface Pro 11 lại mạnh vượt mặt Apple M3. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng đọc bài đánh giá 2 chiếc laptop bên dưới đây.
Mục lụcẨn
1. Giới thiệu sơ về 2 sản phẩm:
1.1. Surface Pro 11
1.2. MacBook Pro M3
2. Thiết kế và những đặc điểm riêng
3. So sánh màn hình OLED và Mini-LED
4. Hiệu năng và thời lượng pin
5. Copilot+ hay Apple Intelligence thông minh hơn?
6. Tổng kết
Giới thiệu sơ về 2 sản phẩm:
Như mình đã có đề cập ở trên, mỗi chiếc máy đều có những đặc điểm, ưu và nhược điểm riêng. Mình sẽ tóm tắt trước một vài sự nổi trội của Surface Pro 11 và MacBook Pro M3 như sau.
Surface Pro 11
Dòng laptop lai máy tính bảng 2 trong 1 của Microsoft sẽ đem lại một trải nghiệm linh hoạt và tốc độ với vi xử lý kiến trúc ARM mới đến từ Qualcomm. Sở hữu màn hình cảm ứng tấm nền OLED, có thể sờ chạm, viết hoặc vẽ sáng tạo nội dung đa dạng. Bàn phím tháo rời và gấp gọn lại sẽ thu hút những ai đang muốn sở hữu một chiếc máy nhỏ gọn và mạnh mẽ nhất.
Ưu điểm:
- SSD có thể nâng cấp dung lượng tùy ý.
- Thiết kế 2 trong 1 đa năng tiện dụng cho mọi nhu cầu.
- Giá khởi điểm dễ tiếp cận từ $1,000.
- Tương thích với công nghệ 5G cho tương lai.
- Hiệu năng mạnh mẽ ấn tượng cho hiệu quả sử dụng tối ưu.
- RAM không thể nâng cấp.
- Màn hình OLED không cao cấp như Mini-LED của Apple.
- Bàn phím và bút Surface được bán riêng, không đi kèm trong hộp.
MacBook Pro M3 là phiên bản laptop Ultrabook mới nhất, sở hữu sức mạnh đỉnh cao nhất của Apple trên thị trường hiện tại. Chất lượng hoàn thiện thân máy và vật liệu cấu thành được làm từ hợp kim nhôm cao cấp. Đem lại trải nghiệm hoàn hảo về cảm giác cầm nắm. Màn hình 14 inch công nghệ Mini-LED có chất lượng hiển thị xuất sắc, độ chuẩn màu cao. Một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích hệ điều hành MacOS.
Ưu điểm:
- Màn hình Mini-LED hiển thị cực kỳ đẹp
- Hệ thống 6 loa Dolby Atmos cho chất lượng âm thanh nổi bật
- Bàn phím Scissor Switch và Trackpad cho trải nghiệm gõ và lướt chạm vượt trội
- Hiệu suất Apple M3 mạnh mẽ, mượt mà, đa dụng
- Xuất hình ảnh ra màn hình ngoài không tối ưu bằng Surface
- Không linh hoạt, nhỏ gọn như thiết kế 2 trong 1 của Surface
- Không thể nâng cấp RAM và cả SSD
- RAM mặc định chỉ có 8GB
Chiếc laptop 2 trong 1 - Surface Pro 11 của Microsoft được xem như là Copilot+ PC đầu tiên trên thế giới. Bởi nó được chính Microsoft - người tạo ra làn sóng này trên toàn cầu để các thương hiệu khác như ASUS, Acer, HP, Dell, Lenovo và Samsung bắt đầu sản xuất theo tiêu chuẩn của Microsoft. Vì vậy, với Snapdragon X Elite, Microsoft đã không hề ngần ngại đem Surface Pro 11 đương đầu với MacBook Pro M3 của Apple.
Thiết kế và những đặc điểm riêng
Không cần nói các bạn cũng thấy được thiết kế của 2 chiếc máy này khác biệt như thế nào. MacBook có thiết kế truyền thống, nhìn giống như một … chiếc laptop. Nhưng Surface Pro 11 lại mang lại 2 cái nhìn khác biệt, bởi bàn phím và màn hình được tách rời riêng lẻ với nhau. Ghép lại thì nhìn giống một chiếc laptop, nhưng tháo rời ra thì sử dụng như máy tính bảng.
Nếu xét về độ vững chãi khi để trên đùi làm việc, thì Surface sẽ không đem lại cảm giác an toàn được như MacBook Pro M3. Nhưng nếu để cả hai chiếc máy lên mặt bàn, thì Surface Pro 11 với phần bản lề dựng đứng cũng cứng cáp và đứng vững không thua kém MacBook.
Nói riêng về phần bàn phím của Surface Pro 11, thì Microsoft hiện tại đã có sẵn rất nhiều mẫu bàn phím có sẵn khay đựng bút cảm ứng khác nhau. Bộ phím Surface Pro Flex mới nhất thì có thêm chức năng kết nối bluetooth, vì vậy dù không gắn vào máy nhưng vẫn có thể để trên đùi và gõ phím. Còn các loại bàn phím trước đó của Microsoft bắt buộc phải được gắn vào máy.
So về body của mỗi chiếc máy, MacBook Pro M3 với thiết kế truyền thống, không thể tháo rời nên độ dày thân máy và trọng lượng cũng nhỉnh hơn Surface Pro 11. Cụ thể là 1.5kg so với 899g. Tuy nhiên, với ưu thế của một chiếc laptop truyền thống, MacBook Pro M3 được trang bị đầy đủ cổng kết nối hơn với HDMI, jack AUX 3.5mm và cả đầu đọc thẻ nhớ. Khác biệt so với Surface Pro 11 chỉ có 2 cổng ThunderBolt 4 mà thôi.
Một điểm khác biệt về cả mặt vật lý và công nghệ, đó chính là Surface Pro 11 có khe SIM. Vì Microsoft đã trang bị khả năng tương thích sóng 5G, để khẳng định càng rõ ràng thêm sự linh hoạt đa dạng của một chiếc máy 2 trong 1. Vừa có thể ngồi một chỗ và gắn bàn phím vào gõ như laptop, vừa có thể mang đi khắp mọi nơi mà vẫn có thể sử dụng với kết nối mạng.
Nhận diện và mở khóa khuôn mặt là một tính năng dù Apple đã nghiên cứu thành công, nhưng không trang bị lên MacBook vì lý do Apple cảm thấy cách mở khóa vân tay Touch ID sẽ tốt hơn. Webcam chất lượng 1080p của MacBook Pro M3 cũng đi kèm với các tính năng làm đẹp cho khuôn mặt và tùy chỉnh hậu cảnh tương tự như Studio Effects của Windows.
Chất lượng và số lượng camera sẽ là một ưu điểm mà Surface Pro 11 nhỉnh hơn MacBook Pro M3. Với 1440p và tự động làm đẹp chủ thể mà không cần thao tác tới menu Windows Studio Effects, và mở khóa Windows Hello nhận diện khuôn mặt với IR. Camera sau của máy có độ phân giải 10MP, hình ảnh chụp cho ra khá tốt và chất lượng.
Cả Surface Pro 11 và MacBook Pro M3 đều được trang bị bộ loa Dolby Atmos. Nhưng chất lượng của 6 bộ loa trên Apple MacBook dễ dàng vượt mặt Windows Surface chỉ với bộ loa kép. Vì vậy, nếu bạn là người thường xuyên nghe nhạc trên máy tính, MacBook Pro M3 sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Bàn phím là công cụ để làm việc không thể thiếu trên những chiếc laptop. Vì vậy, nếu xét về chất lượng của bộ phím MacBook Pro M3 với Scissor Switch, hay Pro Flex của Microsoft. Sẽ cần phải dựa trên cảm nhận riêng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những chiếc MacBook đem lại trải nghiệm cảm giác gõ chạm đầu ngón tay rất khác biệt và có một không hai. Nhưng nhiều người sẽ cho rằng hành trình phím quá nông khiến cho khi gõ không được êm ái đôi tay.
Đối với bàn phím Surface Pro Flex, mình cảm thấy ấn tượng với chất liệu vải Alcantara, khi tựa tay gõ phím cảm giác rất bám và êm ái. Hành trình phím của Surface Pro Flex cũng không quá nông, đem lại cảm giác nhấn phím xuống sâu vừa đủ và êm ái hơn.
So sánh màn hình OLED và Mini-LED
Surface Pro 11 đem lại cho người dùng 2 tùy chọn màn hình với LCD và OLED. Và màn hình OLED chỉ có trên phiên bản chạy Snapdragon X Elite, còn lại sẽ là Snapdragon X Plus với màn hình LCD. Tuy nhiên, đây là màn hình cảm ứng, một lợi thế đầu tiên đã nghiêng về cho Surface Pro 11 bởi nó rất phù hợp cho những nhà thiết kế đồ họa và sáng tạo nội dung chuyên nghiệp.
Tuy sử dụng màn hình khác nhau, nhưng cả hai phiên b ản Surface Pro 11 đều có màn hình độ phân giải 2K (2880 x 1920), đạt 267 PPI. Màn hình có tỷ lệ khung hình 3:2 tương tự như những chiếc máy tính bảng cao cấp trên thị trường hiện nay, với tần số làm mới 120Hz mượt mà. Công nghệ Dolby Vision IQ cũng có đi kèm và độ sáng màn hình có thể lên tới 900 nits khi bật HDR.
Với MacBook Pro M3, màn hình 14 inch của máy sẽ có độ phân giải là 3042 x 1964 cao hơn Surface Pro 11. Tuy nhiên kích thước lớn hơn đã khiến cho mật độ điểm ảnh giảm xuống còn 254 PPI. Nhưng bù lại, tấm nền Mini-LED trên chiếc máy này thật tuyệt vời, đem tới hơn 1600 nits khi bật HDR, 1000 nits khi sử dụng XDR, và 600 nits khi sử dụng thông thường. Màn hình cũng có tần số làm mới 120Hz, và màu sắc đi kèm với độ tương phản ấn tượng với sự hỗ trợ của Dolby Vision.
Khả năng xuất hình ảnh ra màn hình ngoài cũng sẽ là một yếu tố để những ai làm việc với tần suất cao, cần nhiều màn hình cùng lúc cân nhắc lựa chọn. Bởi Surface Pro 11 có khả năng xuất ra tới 3 màn hình ngoài với độ phân giải 4K.
MacBook Pro M3 chỉ có khả năng xuất ra 1 màn hình ngoài với tần số làm mới là 144Hz, giảm xuống còn 60Hz khi xuất hình qua cổng ThunderBolt 4. Hoặc khi đóng nắp máy lại, có thể xuất ra 2 màn hình ngoài cùng lúc, với màn hình thứ 2 sẽ có độ phân giải 5K 60Hz hoặc 4K 100Hz.
Hiệu năng và thời lượng pin
Với đặc trưng thiết kế khác nhau, đem lại những ưu điểm vượt trội rất riêng biệt. Giờ đây, chỉ còn 2 yếu tố để so sánh hơn thua của Surface Pro 11 và MacBook Pro M3 đó chính là thời lượng pin và hiệu năng. Với Snapdragon X Elite và Apple M3.
Surface Pro 11 được trang bị dòng CPU Snapdragon X Elite (X1E-80) tầm trung với 12 nhân, xung nhịp cơ bản là 3,4 GHz và tăng lên 4,0 GHz khi tăng tốc nhân kép. CPU cũng tích hợp GPU Adreno với 3,8 TFLOP và vi xử lý Neural Engine (NPU) với 45 TOPS để tăng tốc hiệu năng AI cục bộ. Microsoft cho biết họ đã đặt chip X Elite ở mức TDP cơ bản 18W để có hiệu suất liên tục ổn định.
CPU M3 của Apple có tám nhân (bốn nhân hiệu suất cao và bốn nhân tiết kiệm điện) và GPU tích hợp có 10 nhân. Các lõi hiệu suất của Apple M3 đạt tốc độ lên tới 4,06GHz trong khi các lõi tiết kiệm điện của nó đạt xung nhịp 2,75GHz. NPU đạt 18 TOPS. Chip M3 sẽ tiêu thụ khoảng 20W điện năng khi tải.
Và sau đây là bảng điểm benchmark sức mạnh hiệu năng của 2 dòng CPU này, trong điều kiện cả hai thiết bị đều sử dụng chung một dung lượng RAM là 16GB.
Chúng ta có thể thấy từ kết quả trên, Apple M3 vẫn là kẻ chiến thắng về hiệu suất lõi đơn. Tuy nhiên, Snapdragon X Elite (X1E-80) lại vượt trội hơn Apple M3 về điểm số đa lõi vì được hỗ trợ bởi hai lõi bổ sung.
Để so sánh với ASUS Vivobook S15 (S5507), Surface Pro 11 đạt được số điểm PCMark 10 là 12.946 trong khi thiết bị của ASUS đạt số điểm 12.963. ASUS sử dụng chip X Elite X1E-78 cấp thấp hơn nhưng cho công suất lên tới 45W, trong khi Pro 11 có chip X1E-80 tầm trung với TDP 18W mà thôi nhưng vẫn cho ra một hiệu năng đáng gờm không hề thua kém.
Chuyển sang thời lượng pin, trước mắt chúng ta biết rằng Surface Pro 11 có viên pin dung lượng 53Wh trên phiên bản OLED, và 48Wh trên phiên bản Surface trang bị màn hình LCD. Và MacBook Pro 14 có viên pin dung lượng 70Wh, lớn hơn đáng kể so với Surface Pro 11. Hiện tại bài test đánh giá chi tiết chưa được thực hiện, nhưng trước mắt có thể thấy rõ được rằng, Apple luôn tối ưu nguồn năng lượng để giúp kéo dài thời gian sử dụng vượt trội hơn.
Copilot+ hay Apple Intelligence thông minh hơn?
Kể từ khi phong trào chạy đua công nghệ AI ra đời, Copilot+ và Apple Intelligence là 2 nền tảng trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên máy tính phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, khác biệt với trí tuệ nhân tạo của Apple, các công cụ AI của Copilot+ chỉ có thể được sử dụng trên các thiết bị được tích hợp vi xử lý có NPU từ 40 TOPS trở lên.
Việc thu hồi tính năng Recall - giúp người dùng xem được lịch sử mở file, di chuyển file và các nội dung liên quan trên máy trong suốt quá trình làm việc. Lý do đằng sau chính là việc lo ngại về các tính năng bảo mật. Các tính năng AI khác của Copilot+ nổi bật nhất có thể kể đến như:
- Dịch thuật nội dung video và âm thanh bằng công cụ Live Captions
- Nâng cấp chất lượng video và âm thanh bằng tính năng Windows Studio Effects
- Khám phá sức mạnh AI với các phần mềm chỉnh sửa, thiết kế hình ảnh và video
- Làm cho hình vẽ sống động hơn với Cocreator
- Nâng cấp hình ảnh hiển thị trong game với tính năng Auto Super Resolution
Apple Intelligence có các công cụ viết, ghi và phiên âm, trình tạo hình ảnh, tìm kiếm phương tiện thông minh hơn, v.v. Apple nói rằng "nhiều mẫu máy hỗ trợ sử dụng Apple Intelligence, có thể sử dụng ngay trên thiết bị", mặc dù đám mây - do Apple Silicon điều khiển - được sử dụng cho các tác vụ nặng hơn. Apple cũng có quyền truy cập ChatGPT thông qua Siri.
Mức độ hữu ích của những công cụ AI này đối với mỗi người dùng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu làm việc của riêng bạn. Nếu bạn đã và đang sử dụng hầu hết các thiết bị của Apple, việc gắn bó với Apple Intelligence sẽ đi kèm với nhiều tiện ích được tối ưu hơn. Mặt khác, Copilot+ đã và đang có một bộ tính năng ấn tượng và hứa hẹn sẽ ngày càng tốt hơn nữa theo thời gian.
Tổng kết
Microsoft Surface Pro 11 và MacBook Pro M3 đều là những sản phẩm xuất sắc trong phân khúc của mình. Với CPU Snapdragon X Elite, Surface Pro 11 mang lại hiệu suất mạnh mẽ, thiết kế 2 trong 1 linh hoạt và khả năng kết nối 5G. Trong khi đó, MacBook Pro M3 của Apple nổi bật với màn hình Mini-LED tuyệt đẹp, hiệu suất mạnh mẽ từ chip M3 và trải nghiệm người dùng vượt trội với hệ sinh thái Apple.
Cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng khi xét về sức mạnh, CPU Snapdragon của Surface Pro 11 tỏ ra "mới mẻ" hơn. Tuy nhiên, MacBook Pro M3 vẫn là một biểu tượng của sự bền bỉ và chất lượng, thích hợp cho những ai yêu thích hệ điều hành macOS và sự ổn định của Apple.
Dù bạn chọn Surface Pro 11 hay MacBook Pro M3, cả hai đều là những lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu công việc và giải trí hàng ngày.