Sóng điện thoại có thật sự gây hại, có nên để điện thoại ở gần khi ngủ hay không?

Hoàng Phúc

Well-known member
Sóng điện thoại có thật sự gây hại như lời đồn, có nên để điện thoại ở gần khi đang ngủ không

Sóng điện thoại có thật sự gây hại như lời đồn, có nên để điện thoại ở gần khi đang ngủ không?
Tin đồn về sóng điện thoại vô cùng có hại, có thể gây vô sinh, gây hại cho sức khỏe, đã và đang ngày một lan rộng. Người người nhà nhà đều vừa lo sợ, vừa nghi ngờ thông tin này có chính xác hay không. Vậy nay hãy cùng 24h Công Nghệ giải mã xem sóng điện thoại có thật sự gây hại như lời đồn, có nên để điện thoại ở gần khi đang ngủ không nhé.
Sóng điện thoại có thật sự gây hại như lời đồn?
Không chỉ riêng điện thoại mà hầu hết các thiết bị điện tử công nghệ như máy tính bảng, laptop,... đều phát ra bức xạ điện từ, với nhiều cấp độ khác nhau. Với những bức xạ có bước sóng càng ngắn thì khả năng gây hại cho sức khỏe con người càng cao.

Sóng điện thoại ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta?

Sóng RF không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người trưởng thành. (Nguồn: baoquangninh.com.vn)
Đáng mừng là sóng trên điện thoại là loại sóng có bước sóng ở mức sóng radio, hay còn gọi là sóng RF (viết tắt của radiofrequency radiation), phát ra bức xạ an toàn, không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể.

Bức xạ trên điện thoại là loại đã được kiểm định ở mức cho phép
Ở các thị trường lớn như EU và Mỹ, những chiếc điện thoại trước khi được bán ra trên thị trường, đều phải thông qua một kiểm định về bức xạ điện từ, đó là Specific Absorption Rate còn được gọi tắt là SAR.

Bức xạ trên điện thoại là loại đã được kiểm định ở mức cho phép

Bảng xếp hạng mức độ phát ra bức xạ nhiều nhất của nhiều dòng điện thoại khác nhau. (Nguồn: BanklessTimes)
Bởi vậy nên người tiêu dùng có thể yên tâm về bức xạ điện từ trên mọi chiếc smartphone ở các thị trường này đều ở mức an toàn, chưa vượt ngưỡng có thể gây hại đến người dùng.

Có bằng chứng nào xác thực về tác hại của sóng điện thoại hay không?
Theo các cơ quan uy tín như Uỷ ban Môi trường và Sức khoẻ của Mỹ, họ cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng nào xác thực về tác hại của sóng điện thoại. Kể cả FDI Hoa Kỳ cũng đã từng nghiên cứu sinh học của sóng RF, và cũng cho ra kết quả là chưa xác minh được.

Đối với trẻ em thì sóng RF có gây hại gì không?
Mặc dù sóng RF không gây hại gì đến sức khỏe con người, nhưng với trẻ em thì không được như vậy, đặc biệt là thai nhi. Bởi ở thời điểm này, các em chưa được phát triển toàn diện, cơ thể chưa có khả năng chống lại bức xạ điện từ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử lâu dài.

Đối với trẻ em thì sóng RF có gây hại gì không?

Trẻ em không nên sử dụng điện thoại quá nhiều, sẽ gây nhiều hậu quả đáng tiếc về sau. (Nguồn: Learning Liftoff)
Hơn nữa nếu thường xuyên để điện thoại, máy tính bảng,... quá gần trẻ trong thời gian dài thì lại càng nguy hiểm, sóng RF sẽ trực tiếp tác động lên trẻ, gây ra những hậu quả đáng tiếc về sau này.

Vậy nên là bậc cha mẹ, chúng ta nên chú ý đến con em mình nhiều hơn, đừng nên cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử, nhằm hạn chế những tác động không đáng có từ bức xạ điện từ.

Vậy có nên để điện thoại ở gần khi đang ngủ?
Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, nhưng lại lười không muốn ngồi dậy cất điện thoại ra xa mà để ngay trên đầu giường. Thói quen này về lâu dài sẽ mang lại cho bạn khá nhiều mối nguy hại đấy.

Vậy có nên để điện thoại ở gần khi đang ngủ?

Để điện thoại gần chỗ ngủ dễ mang lại những nguy cơ tiềm ẩn, gây hại.
Thứ nhất, việc để điện thoại dưới gối hoặc trên nệm, sẽ dễ làm tăng nhiệt độ của điện thoại, dễ gây cháy nổ, đặc biệt là nếu điện thoại còn vừa đang sạc thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho bạn và gia đình.

Thứ hai, thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ cũng vô cùng xấu, ánh sáng xanh từ điện thoại sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, gây ra tình trạng thiếu ngủ, lờ đờ mỗi sáng thức dậy, khiến năng lượng làm việc trong ngày mới bị giảm sút.

Vậy có nên để điện thoại ở gần khi đang ngủ?

Ánh sáng xanh từ điện thoại làm ta khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi khi thức dậy.
Và còn nhiều lí do ngoài lề khác, như dễ tắt báo thức và ngủ tiếp, dẫn đến trễ giờ làm, dễ bấm điện thoại vài giờ đồng hồ mỗi khi thức dậy, vô tình khiến bản thân trở nên lười biếng, về lâu dài sẽ hình thành những thói quen xấu không đáng có.

Chung quy lại thì hiện vẫn chưa có kết luận chính xác nào về tác hại của sóng điện thoại lên sức khỏe con người, ngoại trừ trẻ em. Việc mà chúng ta nên quan tâm duy nhất đó chính là sử dụng điện thoại như thế nào để không gây ra những hệ lụy như gù lưng, cận thị,... phải sử dụng như thế nào để biến điện thoại thành công cụ hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống chứ không phải biến ta trở thành nô lệ của chúng mỗi ngày. Hãy quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nhé!

Tổng kết
Vậy 24h Công Nghệ đã vừa cùng bạn giải mã nghi vấn sóng điện thoại có thật sự gây hại như lời đồn, có nên để điện thoại ở gần khi đang ngủ không. Bạn có ý kiến như thế nào về vấn đề này? Hãy để lại comment cho mình biết nhé!
 
Bên trên