Sau hơn ba năm rơi vào khủng hoảng do tác động của thương chiến Mỹ - Trung, Huawei lần đầu tăng trưởng doanh thu trong sáu tháng đầu năm.
Huawei vừa công bố báo cáo tài chính đầu 2023, trong đó doanh thu đạt 42,96 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu hai mảng lớn nhất là cơ sở hạ tầng ICT và thiết bị tiêu dùng đạt 23,1 tỷ và 14,3 tỷ USD. Các mảng còn lại gồm đám mây, năng lượng số và giải pháp ôtô thông minh (IAS) đạt lần lượt 3,33 tỷ, 3,34 tỷ và 137,8 triệu USD.
"Ngắm trúng một cửa thành để xung phong"
Xuất phát là công ty công nghệ nhỏ bé tại Thẩm Quyến, Trung Quốc với số vốn khởi nghiệp 3.300 USD, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi hiểu "đường sống" của Huawei là đầu tư nghiên cứu (R&D) để phát triển sức mạnh bản thân. Sau hơn 30 năm, họ trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và đe dọa ngôi vị số một về smartphone của Samsung. Tuy nhiên, giữa tháng 5/2019, vận đen ập tới khi Huawei liên tiếp đối mặt những lệnh cấm từ chính phủ Mỹ.
Khi đó, giới chuyên gia lo ngại sự kìm hãm của Mỹ sẽ "nhấn chìm" con thuyền Huawei. Tuy nhiên, sau hơn ba năm mà ông Nhậm Chính Phi gọi là giai đoạn sống còn, Huawei đã bắt đầu tìm ra hướng đi khi tình hình kinh doanh trong sáu tháng đầu năm đã có dấu hiệu khởi sắc. Con số tăng trưởng 3,1% được giới phân tích đánh giá là ấn tượng trong bối cảnh khó khăn bủa vây.
Tăng trưởng của Huawei trong nửa đầu năm từ 2019 đến 2023. Ảnh: Bloomberg
Lý giải về sự thay đổi, đại diện Huawei dẫn lại lời của nhà sáng lập: "Bắt đầu từ vài trăm người, chúng tôi ngắm trúng một cửa thành để xung phong. Vài nghìn người, vài chục nghìn người, vài trăm nghìn người cũng vẫn nhắm cửa thành đó để xông lên". Đây được coi là động lực đằng sau sự tăng trưởng nhanh chóng của Huawei trong trong "thời bình", nhưng là "ngòi nổ" kích thích sự bền bỉ của Huawei trong "thời chiến".
"Trong nửa đầu 2023, hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng ICT tiếp tục ổn định. Mảng thiết bị tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng, trong khi mảng Cloud và Digital Power phát triển mạnh. Chúng tôi cũng tham gia vào lĩnh vực phương tiện kết nối thông minh để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường", bà Mạnh Vãn Chu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, nói trong buổi báo cáo tài chính tuần này.
Hãng cho biết 2023 là năm đầu tiên họ quay trở lại hoạt động như bình thường dù các hạn chế bên ngoài vẫn còn.
Những lá bài để tăng tốc
Tiết lộ về các "lá bài" giúp hãng chuyển mình sau nhiều năm chìm trong khủng hoảng, Huawei cho biết đầu tiên là họ tập trung vào giải pháp hỗ trợ các ngành công nghiệp chuyển đổi số, thông minh và xanh hơn.
Chuyển đổi số là "mỏ vàng" mà Huawei nhắm tới để mở rộng doanh thu khi các lĩnh vực khác đi xuống do sự kìm kẹp của Mỹ. Cuối 2021, ông Nhậm Chính Phi xuất hiện trong một lễ xuất quân của các "quân đoàn" đặc trách, như quân đoàn khai thác mỏ, đường sắt, hàng không, hải quan, năng lượng, trung tâm dữ liệu. Động thái này đánh dấu bước đi chiến thuật của hãng nhằm đa dạng nguồn doanh thu.
"Hoạt động như những quân đoàn độc lập, các mảng kinh doanh mới đã phá vỡ ranh giới tổ chức hiện có ở Huawei để có thể nhanh chóng thu thập nguồn lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh", ông Nhậm nêu trong thông báo nội bộ.
Yang Guang, Giám đốc nhóm nhà cung cấp dịch vụ của công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, nhận định: "Nỗ lực đa dạng hóa hoạt động của Huawei tập trung vào những lĩnh vực ít phụ thuộc chip cao cấp. Ví dụ, ngành công nghiệp quang điện và ôtô không yêu cầu đến chip tiên tiến như loại được sử dụng trong điện thoại thông minh".
Từ hướng đi đó, Huawei mở rộng hoạt động dịch vụ đám mây, thúc đẩy mảng năng lượng số, giúp các doanh nghiệp cắt giảm lượng khí thải carbon, cung cấp thêm các trạm gốc 5G và thiết bị mạng lõi cho các nhà khai thác viễn thông lớn, ký các thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế...
Smartphone với logo Huawei và 5G. Ảnh: Reuters
"Lá bài" thứ hai là tối ưu hóa danh mục đầu tư để tăng khả năng phục hồi. Thứ ba, Huawei kết hợp sức mạnh tổng hợp giữa chip, phần mềm, phần cứng, thiết bị, mạng và đám mây để tăng lợi thế cạnh tranh. Thứ tư, hãng đặt mục tiêu để tên tuổi Huawei gắn với chất lượng cao trong ngành ICT.
Cuối cùng, hãng tập trung mạnh vào nghiên cứu và phát triển. Năm 2022, Huawei đầu tư 23,23 tỷ USD cho R&D, mức cao nhất lịch sử tập đoàn. Con số này tăng gần một tỷ USD so với 2021 và chiếm 25,1% tổng doanh thu cả năm. Tổng cộng trong 10 năm, đầu tư R&D của hãng là 140,55 tỷ USD. Huawei cũng là doanh nghiệp đứng thứ tư trên thế giới về R&D với hơn 120.000 bằng sáng chế được ghi nhận trên toàn cầu.
Huawei vừa công bố báo cáo tài chính đầu 2023, trong đó doanh thu đạt 42,96 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu hai mảng lớn nhất là cơ sở hạ tầng ICT và thiết bị tiêu dùng đạt 23,1 tỷ và 14,3 tỷ USD. Các mảng còn lại gồm đám mây, năng lượng số và giải pháp ôtô thông minh (IAS) đạt lần lượt 3,33 tỷ, 3,34 tỷ và 137,8 triệu USD.
"Ngắm trúng một cửa thành để xung phong"
Xuất phát là công ty công nghệ nhỏ bé tại Thẩm Quyến, Trung Quốc với số vốn khởi nghiệp 3.300 USD, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi hiểu "đường sống" của Huawei là đầu tư nghiên cứu (R&D) để phát triển sức mạnh bản thân. Sau hơn 30 năm, họ trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và đe dọa ngôi vị số một về smartphone của Samsung. Tuy nhiên, giữa tháng 5/2019, vận đen ập tới khi Huawei liên tiếp đối mặt những lệnh cấm từ chính phủ Mỹ.
Khi đó, giới chuyên gia lo ngại sự kìm hãm của Mỹ sẽ "nhấn chìm" con thuyền Huawei. Tuy nhiên, sau hơn ba năm mà ông Nhậm Chính Phi gọi là giai đoạn sống còn, Huawei đã bắt đầu tìm ra hướng đi khi tình hình kinh doanh trong sáu tháng đầu năm đã có dấu hiệu khởi sắc. Con số tăng trưởng 3,1% được giới phân tích đánh giá là ấn tượng trong bối cảnh khó khăn bủa vây.
Tăng trưởng của Huawei trong nửa đầu năm từ 2019 đến 2023. Ảnh: Bloomberg
Lý giải về sự thay đổi, đại diện Huawei dẫn lại lời của nhà sáng lập: "Bắt đầu từ vài trăm người, chúng tôi ngắm trúng một cửa thành để xung phong. Vài nghìn người, vài chục nghìn người, vài trăm nghìn người cũng vẫn nhắm cửa thành đó để xông lên". Đây được coi là động lực đằng sau sự tăng trưởng nhanh chóng của Huawei trong trong "thời bình", nhưng là "ngòi nổ" kích thích sự bền bỉ của Huawei trong "thời chiến".
"Trong nửa đầu 2023, hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng ICT tiếp tục ổn định. Mảng thiết bị tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng, trong khi mảng Cloud và Digital Power phát triển mạnh. Chúng tôi cũng tham gia vào lĩnh vực phương tiện kết nối thông minh để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường", bà Mạnh Vãn Chu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, nói trong buổi báo cáo tài chính tuần này.
Hãng cho biết 2023 là năm đầu tiên họ quay trở lại hoạt động như bình thường dù các hạn chế bên ngoài vẫn còn.
Những lá bài để tăng tốc
Tiết lộ về các "lá bài" giúp hãng chuyển mình sau nhiều năm chìm trong khủng hoảng, Huawei cho biết đầu tiên là họ tập trung vào giải pháp hỗ trợ các ngành công nghiệp chuyển đổi số, thông minh và xanh hơn.
Chuyển đổi số là "mỏ vàng" mà Huawei nhắm tới để mở rộng doanh thu khi các lĩnh vực khác đi xuống do sự kìm kẹp của Mỹ. Cuối 2021, ông Nhậm Chính Phi xuất hiện trong một lễ xuất quân của các "quân đoàn" đặc trách, như quân đoàn khai thác mỏ, đường sắt, hàng không, hải quan, năng lượng, trung tâm dữ liệu. Động thái này đánh dấu bước đi chiến thuật của hãng nhằm đa dạng nguồn doanh thu.
"Hoạt động như những quân đoàn độc lập, các mảng kinh doanh mới đã phá vỡ ranh giới tổ chức hiện có ở Huawei để có thể nhanh chóng thu thập nguồn lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh", ông Nhậm nêu trong thông báo nội bộ.
Yang Guang, Giám đốc nhóm nhà cung cấp dịch vụ của công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, nhận định: "Nỗ lực đa dạng hóa hoạt động của Huawei tập trung vào những lĩnh vực ít phụ thuộc chip cao cấp. Ví dụ, ngành công nghiệp quang điện và ôtô không yêu cầu đến chip tiên tiến như loại được sử dụng trong điện thoại thông minh".
Từ hướng đi đó, Huawei mở rộng hoạt động dịch vụ đám mây, thúc đẩy mảng năng lượng số, giúp các doanh nghiệp cắt giảm lượng khí thải carbon, cung cấp thêm các trạm gốc 5G và thiết bị mạng lõi cho các nhà khai thác viễn thông lớn, ký các thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế...
Smartphone với logo Huawei và 5G. Ảnh: Reuters
"Lá bài" thứ hai là tối ưu hóa danh mục đầu tư để tăng khả năng phục hồi. Thứ ba, Huawei kết hợp sức mạnh tổng hợp giữa chip, phần mềm, phần cứng, thiết bị, mạng và đám mây để tăng lợi thế cạnh tranh. Thứ tư, hãng đặt mục tiêu để tên tuổi Huawei gắn với chất lượng cao trong ngành ICT.
Cuối cùng, hãng tập trung mạnh vào nghiên cứu và phát triển. Năm 2022, Huawei đầu tư 23,23 tỷ USD cho R&D, mức cao nhất lịch sử tập đoàn. Con số này tăng gần một tỷ USD so với 2021 và chiếm 25,1% tổng doanh thu cả năm. Tổng cộng trong 10 năm, đầu tư R&D của hãng là 140,55 tỷ USD. Huawei cũng là doanh nghiệp đứng thứ tư trên thế giới về R&D với hơn 120.000 bằng sáng chế được ghi nhận trên toàn cầu.