Sử dụng nhiều sữa và các chế phẩm từ sữa làm cho trẻ bị dậy thì sớm?

Nguyễn Thị Minh Tú

Minh Tú Nguyễn
Dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và cách suy nghĩ của trẻ và có một số nguồn tin cho rằng sữa có thể khiến cho trẻ bị dậy sớm.

1 Thế nào là dậy thì sớm?
Dậy thì là quá trình cơ thể của trẻ phát triển cả về tâm lý lẫn thể chất như cơ thể bắt đầu cao lớn hơn, nội tiết tố từ não bộ đến tuyến sinh dục sẽ thay đổi, tâm lý và nhận thức về mọi sự việc xung quanh cũng khác hơn.

Dậy thì ở các bé gái thường bắt đầu khoảng 11 tuổi và kết thúc vào lúc 17 tuổi, đối với các bé trai thì bắt đầu từ 11 - 12 tuổi và kết thúc khoảng 17 tuổi.

Dậy thì sớm là giai đoạn cơ thể của các bé phát triển sớm hơn so với bình thường khoảng trước 8 - 9 tuổi. Những dấu hiệu để nhận biết tình trạng này bao gồm:

  • Đối với bé trai: Giọng bị vỡ, các bộ phận sinh dục phát triển như tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn và có nhiều lông, các bé cũng sẽ gặp mộng tinh nhiều hơn.
  • Đối với bé gái: Vòng 1 sẽ tăng kích cỡ, xuất hiện lông ở vùng nách và bộ phận sinh dục, sau đó là có chu kỳ kinh nguyệt.
Do đó, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của dậy thì sớm thì phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để giúp trẻ phát triển bình thường và giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sinh lý của trẻ.

Các bé sẽ phát triển sớm hơn so với bình thường khoảng trước 8 - 9 tuổi
Các bé sẽ phát triển sớm hơn so với bình thường khoảng trước 8 - 9 tuổi

2 Dậy thì sớm có phải do uống nhiều sữa?
Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa thường được gắn nhãn là nguyên nhân gây ra dậy thì sớm bởi vì trong sữa có chứa hormone tăng trưởng IGF-I. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu thì FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng IGF-I sẽ được chuyển hóa và không được cơ thể hấp thụ trực tiếp nên hormon tăng trưởng IGF-I và dậy thì sớm không có mối liên kết nào cả.

Do đó, việc trẻ thường xuyên uống sữa chưa cho thấy dấu hiệu tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ như một số người vẫn thường nghĩ. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa vì sẽ làm giảm dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác và dẫn đến tăng cân hoặc béo phì.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể gây ra dậy thì sớm ở trẻ như:

  • Sự phát triển bất bình thường của một số vùng trong não bộ của trẻ như khối u vùng dưới đồi và tuyến yên sản xuất hormone giới tính quá mức.
  • Yếu tố gen hoặc chủng tộc cũng là nguyên nhân gây dậy thì sớm.
  • Thường xuyên dùng các sản phẩm bôi trên da của người lớn và không sử dụng đúng cách các sản phẩm từ nhựa.
  • Bệnh béo phì cũng sẽ tăng tỉ lệ dậy thì sớm cao hơn cho trẻ.
Trẻ thường xuyên uống sữa chưa cho thấy dấu hiệu tăng nguy cơ dậy thì sớm
Trẻ thường xuyên uống sữa chưa cho thấy dấu hiệu tăng nguy cơ dậy thì sớm

3 Những biện pháp giúp hạn chế nguy cơ dậy thì sớm
Phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ dậy thì sớm cho trẻ như sau:

  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối với nhiều rau củ, trái cây, đạm động vật và giảm tiêu thụ những thực phẩm làm sẵn.
  • Chỉ nên cho trẻ uống vừa đủ sữa bò, trẻ từ 1 - 3 tuổi khoảng 400ml sữa bò và trẻ từ 4 - 8 tuổi khoảng 600ml sữa bò là đủ.
  • Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thường xuyên và dùng các sản phẩm hữu cơ tránh các đồ nhựa tái chế.
  • Dẫn trẻ đi khám để được tư vấn sớm nếu có dấu hiệu của dậy thì sớm
Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối
Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối
 
Bên trên