Minh Thư
Well-known member
Marketing là quá trình bạn truyền tải giá trị của sản phẩm & dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Song, không phải ai cũng biết Marketing đúng cách. Thách thức của chúng ta là lựa chọn khách hàng mục tiêu và xây dựng chiến lược Marketing đúng để tiếp cận đúng khách hàng. Mỗi một chiến lược Marketing phân biệt hay Marketing không phân biệt đều có những vị trí và vai trò nhất định trong cả quá trình Marketing.
Bài viết này chia sẻ sự khác nhau của chiến lược Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt. Đồng thời, giúp bạn trang bị những kiến thức và quy trình xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả.
Hoạt động marketing của doanh nghiệp
Marketing là gì
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản Marketing là quá trình thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để có thể đạt được mục tiêu Marketing của doanh nghiệp.
Quy trình marketing chuẩn gồm:
R => STP => MM => I => C
Trong đó:
Marketing Mix gồm 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị.
Sự khác nhau giữa chiến lược Marketing không phân biệt & Marketing phân biệt
Chiến lược Marketing phân biệt
Chiến lược Marketing phân biệt là gì
Chiến lược marketing phân biệt là một cách tiếp cận tiếp thị mục tiêu. Trong đó, hoạt động marketing hướng đến nhiều phân khúc thị trường khá nhau. Và ở mỗi phân khúc, các nhà marketing sẽ tiến hành xây dựng một chiến lược Marketing riêng. Chiến lược này dành cho những doanh nghiệp tin tưởng rằng, sản phẩm/ dịch vụ của họ có thể đem lại lợi ích tại nhiều thị trường mục tiêu khác nhau.
Ưu điểm
Với việc phát triển nhiều loại sản phẩm thì chiến lược Marketing phân biệt giúp doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm đa dạng hơn. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, giúp doanh nghiệp có thể thâm nhập sâu hơn vào các phân đoạn thị trường khác nhau.
Nhược điểm
Nhược điểm chính của chiến lược marketing phân biệt là chi phí cao hơn để sản xuất các sản phẩm khác nhau hoặc marketing với các thông điệp khác nhau cho từng phân khúc. Các nhà xuất bản phương Tây chỉ ra rằng các công ty lớn hơn được trang bị nhiều hơn để sử dụng sự khác biệt vì họ có nhiều khả năng có đủ khối lượng trên mỗi thị trường để bù đắp chi phí. Mặt khác, các công ty nhỏ hơn thường không có ngân sách để sử dụng thành công các chiến lược marketing phân biệt và thay vào đó phải dựa vào các chiến lược marketing không phân biệt.
Chiến lược Marketing không phân biệt
Chiến lược Marketing không phân biệt là gì
Chiến lược Marketing không phân biệt là một chiến dịch marketing tổng thể bỏ qua sự khác nhau giữa các phân khúc thị trường và chỉ bán một mặt hàng dành cho tất cả mọi người. Đây là hình thức marketing mà hàng hóa được bán thông qua sự thuyết phục hướng tới số lượng lớn khách hàng.
Ví dụ “Marketing,” của William M. Pride và OC Ferrell, đưa ra các mặt hàng cho biết đường và muối là những ví dụ về các sản phẩm có thể được marketing một cách hiệu quả thông qua chiến lược không phân biệt, vì nhiều người tiêu dùng trên thị trường nói chung có nhu cầu tương tự đối với sản phẩm.
Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí Marketing. Bằng việc sử dụng một sản phẩm và khai thác tối đa hóa những chiến lược phân phối thì có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng khách hàng rất lớn với chi phí thấp.
Nhược điểm
Với việc phân phối đại trà như vậy sẽ khiến cho doanh nghiệp khó xây dựng được thương hiệu khác biệt trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý qui mô và những vấn đề về việc xuất hiện những sản phẩm tương tự trên thị trường rất khó kiểm soát.
Cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Nếu như marketing là quá trình thỏa mãn nhu cầu khách hàng để đạt được mục tiêu doanh nghiệp thì Marketer khi xây dựng bất kỳ chiến lược marketing luôn luôn đặt ra những câu hỏi:
Ở bất kỳ thời điểm nào bạn cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược marketing để thực hiện tốt nhất các dự án Marketing.
Xác định mục đích của chiến lược Marketing đối với doanh nghiệp
Một chiến lược marketing tốt cần xây dựng ba yếu tố C sau đây:
Để đạt được mục tiêu, bạn cần tập trung nỗ lực vào những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và thị trường cụ thể. Trường hợp, chúng ta không biết được khách hàng mục tiêu và nghĩ tất cả đều là khách hàng thì bạn chẳng có khách hàng nào cả.
Hơn hết, để có thể đạt được mục tiêu thì tất cả những người thực hiện chiến lược cần nắm rõ hết cả quá trình. Nếu nhân viên trong công ty không nắm rõ được chiến lược Marketing thì sẽ rất khó có thể cùng nhau đưa ra một chiến lược Marketing hiệu quả.
Các thành phần của một chiến lược Marketing
Một chiến lược Marketing hiệu quả thì không thể thiếu những thành phần sau:
Thị trường mục tiêu
Nhóm khách hàng mục tiêu là tiêu điểm của mọi chiến lược Marketing
Mục tiêu kinh doanh
Lý do mà bạn kinh doanh. Thường được thể hiện dưới dạng các kết quả tài chính như doanh thu, lợi nhuận hay dòng tiền, thị phần…
Định vị
Một hoặc hai lợi ích chính mà sản phẩm đem lại sẽ được chọn làm định vị cho chiến lược marketing. Việc định vị đúng cho sản phẩm giúp cho cả quá trình marketing được mix với nhau.
Các chương trình
Các chương trình là những hoạt động mà doanh nghiệp theo đuổi để thực hiện chiến lược. Các chương trình là các hoạt động trong MM như quảng cáo, bán hàng cá nhân, định giá, phân phối…
Trong những yếu tố trên thì định vị và thị trường mục tiêu là hai thành phần quan trọng nhất và không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing nào. Do đó, hãy luôn nhớ rằng: Dù bạn không thực hiện bất kỳ công việc gì liên quan đến chiến lược Marketing thì cũng hãy đảm bảo rằng bạn đã xác định được thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.
Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chiến lược marketing cũng như cách xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả
Bài viết này chia sẻ sự khác nhau của chiến lược Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt. Đồng thời, giúp bạn trang bị những kiến thức và quy trình xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả.
Hoạt động marketing của doanh nghiệp
Marketing là gì
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản Marketing là quá trình thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để có thể đạt được mục tiêu Marketing của doanh nghiệp.
Quy trình marketing chuẩn gồm:
R => STP => MM => I => C
Trong đó:
- R: Research nghĩa là nghiên cứu thông tin ( sản phẩm, khách hàng, thị trường…)
- STP : Segmentation. Target, Positioning là Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu.
- MM: Marketing – mix là Xây dựng chiến lược marketing – mix.
- I :Implementation là Triển khai thực hiện chiến lược marketing.
- C : Control là Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing.
- Thị trường mục tiêu là một nhóm người tiêu dùng có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nó đóng vai trò là điểm khởi động cho việc phát triển chiến lược marketing.
- Phân khúc thị trường mục tiêu là việc phân chia thị trường thành các nhóm có chung các đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý học hoặc các đặc điểm chung khác. Mỗi phân khúc có nhu cầu và hành vi mua hàng riêng biệt
Marketing Mix gồm 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị.
- Sản phẩm không chỉ là hàng hóa hoặc dịch vụ bạn bán mà còn là những đặc điểm khiến chúng trở nên thu hút đối với người tiêu dùng, chẳng hạn như thiết kế và bao bì.
- Giá xem xét giá niêm yết cũng như chiết khấu, tài chính và các lựa chọn, chẳng hạn như cho thuê, theo QuickMBA.
- Phân phối – vị trí nơi sản phẩm của bạn sẽ được bán và quy trình bạn sử dụng để đưa chúng đến đó.
- Chiêu thị là truyền tải những lợi ích và tính năng của sản phẩm của bạn tới người tiêu dùng thông qua quảng cáo và quan hệ công chúng cũng như các phương tiện truyền thông mà bạn sử dụng để thực hiện chúng.
Sự khác nhau giữa chiến lược Marketing không phân biệt & Marketing phân biệt
Chiến lược Marketing phân biệt
Chiến lược Marketing phân biệt là gì
Chiến lược marketing phân biệt là một cách tiếp cận tiếp thị mục tiêu. Trong đó, hoạt động marketing hướng đến nhiều phân khúc thị trường khá nhau. Và ở mỗi phân khúc, các nhà marketing sẽ tiến hành xây dựng một chiến lược Marketing riêng. Chiến lược này dành cho những doanh nghiệp tin tưởng rằng, sản phẩm/ dịch vụ của họ có thể đem lại lợi ích tại nhiều thị trường mục tiêu khác nhau.
Ưu điểm
Với việc phát triển nhiều loại sản phẩm thì chiến lược Marketing phân biệt giúp doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm đa dạng hơn. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, giúp doanh nghiệp có thể thâm nhập sâu hơn vào các phân đoạn thị trường khác nhau.
Nhược điểm
Nhược điểm chính của chiến lược marketing phân biệt là chi phí cao hơn để sản xuất các sản phẩm khác nhau hoặc marketing với các thông điệp khác nhau cho từng phân khúc. Các nhà xuất bản phương Tây chỉ ra rằng các công ty lớn hơn được trang bị nhiều hơn để sử dụng sự khác biệt vì họ có nhiều khả năng có đủ khối lượng trên mỗi thị trường để bù đắp chi phí. Mặt khác, các công ty nhỏ hơn thường không có ngân sách để sử dụng thành công các chiến lược marketing phân biệt và thay vào đó phải dựa vào các chiến lược marketing không phân biệt.
Chiến lược Marketing không phân biệt
Chiến lược Marketing không phân biệt là gì
Chiến lược Marketing không phân biệt là một chiến dịch marketing tổng thể bỏ qua sự khác nhau giữa các phân khúc thị trường và chỉ bán một mặt hàng dành cho tất cả mọi người. Đây là hình thức marketing mà hàng hóa được bán thông qua sự thuyết phục hướng tới số lượng lớn khách hàng.
Ví dụ “Marketing,” của William M. Pride và OC Ferrell, đưa ra các mặt hàng cho biết đường và muối là những ví dụ về các sản phẩm có thể được marketing một cách hiệu quả thông qua chiến lược không phân biệt, vì nhiều người tiêu dùng trên thị trường nói chung có nhu cầu tương tự đối với sản phẩm.
Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí Marketing. Bằng việc sử dụng một sản phẩm và khai thác tối đa hóa những chiến lược phân phối thì có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng khách hàng rất lớn với chi phí thấp.
Nhược điểm
Với việc phân phối đại trà như vậy sẽ khiến cho doanh nghiệp khó xây dựng được thương hiệu khác biệt trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý qui mô và những vấn đề về việc xuất hiện những sản phẩm tương tự trên thị trường rất khó kiểm soát.
Cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Nếu như marketing là quá trình thỏa mãn nhu cầu khách hàng để đạt được mục tiêu doanh nghiệp thì Marketer khi xây dựng bất kỳ chiến lược marketing luôn luôn đặt ra những câu hỏi:
- Khách hàng muốn nhận được gì từ sản phẩm hay dịch vụ của bạn?
- Bạn đã xác định đúng khách hàng mục tiêu chưa?
- Lợi ích nào chỉ có duy nhất trong sản phẩm và dịch vụ của bạn mà khách hàng không thể tìm kiếm được ở nơi khác.
Ở bất kỳ thời điểm nào bạn cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược marketing để thực hiện tốt nhất các dự án Marketing.
Xác định mục đích của chiến lược Marketing đối với doanh nghiệp
Một chiến lược marketing tốt cần xây dựng ba yếu tố C sau đây:
- Coordinate (Phối hợp)
- Concentrate ( Tập trung)
- Communicate ( Truyền thông )
Để đạt được mục tiêu, bạn cần tập trung nỗ lực vào những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và thị trường cụ thể. Trường hợp, chúng ta không biết được khách hàng mục tiêu và nghĩ tất cả đều là khách hàng thì bạn chẳng có khách hàng nào cả.
Hơn hết, để có thể đạt được mục tiêu thì tất cả những người thực hiện chiến lược cần nắm rõ hết cả quá trình. Nếu nhân viên trong công ty không nắm rõ được chiến lược Marketing thì sẽ rất khó có thể cùng nhau đưa ra một chiến lược Marketing hiệu quả.
Các thành phần của một chiến lược Marketing
Một chiến lược Marketing hiệu quả thì không thể thiếu những thành phần sau:
Thị trường mục tiêu
Nhóm khách hàng mục tiêu là tiêu điểm của mọi chiến lược Marketing
Mục tiêu kinh doanh
Lý do mà bạn kinh doanh. Thường được thể hiện dưới dạng các kết quả tài chính như doanh thu, lợi nhuận hay dòng tiền, thị phần…
Định vị
Một hoặc hai lợi ích chính mà sản phẩm đem lại sẽ được chọn làm định vị cho chiến lược marketing. Việc định vị đúng cho sản phẩm giúp cho cả quá trình marketing được mix với nhau.
Các chương trình
Các chương trình là những hoạt động mà doanh nghiệp theo đuổi để thực hiện chiến lược. Các chương trình là các hoạt động trong MM như quảng cáo, bán hàng cá nhân, định giá, phân phối…
Trong những yếu tố trên thì định vị và thị trường mục tiêu là hai thành phần quan trọng nhất và không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing nào. Do đó, hãy luôn nhớ rằng: Dù bạn không thực hiện bất kỳ công việc gì liên quan đến chiến lược Marketing thì cũng hãy đảm bảo rằng bạn đã xác định được thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.
Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chiến lược marketing cũng như cách xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả