linh_449
Linh Linhh
cuốn sách giáo khoa lịch sử bằng chữ Quốc ngữ xuất bản vào nửa đầu thế kỉ XX vừa được NXB Trẻ ấn hành vào đầu năm 2023.
Lần đầu khi cầm cuốn sách trên tay, mình bị ấn tượng bởi mùi thơm của những trang sách. Có lẽ, cũng giống như nhiều độc giả yêu sách khác, một trong những lý do khiến sách giấy cuốn hút chính bởi yếu tố này. Bên cạnh đó, sách được NXB Trẻ in nổi các hoạ tiết, tiêu đề, hình ảnh ở trang bìa góp phần nâng cao tính thẩm mỹ.
Có thể nói, nội dung sách là một điểm sáng tích cực. Nhóm tác giả biên soạn đã truyền tải những kiến thức lịch sử thật hấp dẫn nhưng cũng không kém phần cô đọng. Lịch sử dân tộc hàng ngàn năm được gói gọn trong hơn một trăm trang sách. Các nội dung không nặng về sự kiện, các con số mà chú trọng vào diễn biến với giọng văn trần thuật rất lôi cuốn. Cảm tưởng như đang đọc một cuốn tiểu thuyết lịch sử.
Trong đoạn đề cập về nhà Nguyễn Tây Sơn, sách tường thuật rất hấp dẫn: “Ông Nguyễn Huệ đột ngột đánh ra Bắc Hà, không ngờ thành công mau như thế, và lại sợ lòng người không phục, bèn trả quyền lại cho vua Lê, rồi về giữ thành Phú Xuân. Nhưng vì vua Lê nhu nhược, cầm quyền không nổi, để cho kẻ cường-thần áp-chế, quân Tây Sơn lại ra Bắc-Hà lần nữa (1787). Lần này vua Lê bỏ chạy sang Tàu cầu cứu. Quân Tàu kéo sang đóng tại thành Thăng Long, bị ông Nguyễn Huệ đem quân ra đánh phá một trận (1789), tướng Tàu phải bỏ cả ấn tín mà chạy”.
Bên cạnh đó, cuốn “Sử ký giáo khoa thư” cũng để lại ấn tượng với mình bởi tính khoa học trong cấu trúc tổng thể nội dung sách. Bên cạnh nội dung chính với các dữ kiện lịch sử, sau mỗi phần đều có “toát yếu” (tóm tắt) những điều quan trọng đã nêu. Ngoài ra, ở cuối mỗi chương có thêm một bộ câu hỏi nhằm ôn lại kiến thức cho học sinh. Các câu hỏi cũng không quá khó, không mang tính đánh đố mà đi vào trọng tâm những kiến thức vừa học. Một số câu hỏi đơn giản như: “Nhà Hồ đổi quốc hiệu là gì? Đóng đô ở đâu? Nhà Hồ làm những công việc gì? Nhà Hồ đánh Chiêm Thành lấy được đất nào?”. Cuối sách còn có thêm một niên biểu tóm lược các sự kiện nổi bật với mốc thời gian cụ thể.
Gấp lại những trang sách, điều đọng lại trong mình là các hình ảnh, tưởng tượng về quá khứ của đất nước Việt Nam thật tươi đẹp, hào hùng. Có lẽ đó là tinh thần mà nhóm tác giả muốn truyền tải khi biên soạn bộ sách này. Và thật sự, họ đã thành công.
Lần đầu khi cầm cuốn sách trên tay, mình bị ấn tượng bởi mùi thơm của những trang sách. Có lẽ, cũng giống như nhiều độc giả yêu sách khác, một trong những lý do khiến sách giấy cuốn hút chính bởi yếu tố này. Bên cạnh đó, sách được NXB Trẻ in nổi các hoạ tiết, tiêu đề, hình ảnh ở trang bìa góp phần nâng cao tính thẩm mỹ.
Có thể nói, nội dung sách là một điểm sáng tích cực. Nhóm tác giả biên soạn đã truyền tải những kiến thức lịch sử thật hấp dẫn nhưng cũng không kém phần cô đọng. Lịch sử dân tộc hàng ngàn năm được gói gọn trong hơn một trăm trang sách. Các nội dung không nặng về sự kiện, các con số mà chú trọng vào diễn biến với giọng văn trần thuật rất lôi cuốn. Cảm tưởng như đang đọc một cuốn tiểu thuyết lịch sử.
Trong đoạn đề cập về nhà Nguyễn Tây Sơn, sách tường thuật rất hấp dẫn: “Ông Nguyễn Huệ đột ngột đánh ra Bắc Hà, không ngờ thành công mau như thế, và lại sợ lòng người không phục, bèn trả quyền lại cho vua Lê, rồi về giữ thành Phú Xuân. Nhưng vì vua Lê nhu nhược, cầm quyền không nổi, để cho kẻ cường-thần áp-chế, quân Tây Sơn lại ra Bắc-Hà lần nữa (1787). Lần này vua Lê bỏ chạy sang Tàu cầu cứu. Quân Tàu kéo sang đóng tại thành Thăng Long, bị ông Nguyễn Huệ đem quân ra đánh phá một trận (1789), tướng Tàu phải bỏ cả ấn tín mà chạy”.
Bên cạnh đó, cuốn “Sử ký giáo khoa thư” cũng để lại ấn tượng với mình bởi tính khoa học trong cấu trúc tổng thể nội dung sách. Bên cạnh nội dung chính với các dữ kiện lịch sử, sau mỗi phần đều có “toát yếu” (tóm tắt) những điều quan trọng đã nêu. Ngoài ra, ở cuối mỗi chương có thêm một bộ câu hỏi nhằm ôn lại kiến thức cho học sinh. Các câu hỏi cũng không quá khó, không mang tính đánh đố mà đi vào trọng tâm những kiến thức vừa học. Một số câu hỏi đơn giản như: “Nhà Hồ đổi quốc hiệu là gì? Đóng đô ở đâu? Nhà Hồ làm những công việc gì? Nhà Hồ đánh Chiêm Thành lấy được đất nào?”. Cuối sách còn có thêm một niên biểu tóm lược các sự kiện nổi bật với mốc thời gian cụ thể.
Gấp lại những trang sách, điều đọng lại trong mình là các hình ảnh, tưởng tượng về quá khứ của đất nước Việt Nam thật tươi đẹp, hào hùng. Có lẽ đó là tinh thần mà nhóm tác giả muốn truyền tải khi biên soạn bộ sách này. Và thật sự, họ đã thành công.
Đính kèm
-
713.4 KB Xem: 67