Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
TPO - NASA thông báo chương trình Artemis, sứ mệnh đầu tiên của Mỹ nhằm đưa phi hành gia lên Mặt trăng trong hơn 50 năm, sẽ không diễn ra vào cuối năm nay.
Nhóm phi hành gia tham gia sứ mệnh Artemis II. (Ảnh: Getty)
Thời hạn mà họ nêu ra là tháng 9/2025, để đưa tàu bay quanh Mặt trăng nhưng không đáp xuống.
Việc lùi thời hạn triển khai chương trình Artemis II cũng khiến chương trình Artemis III chậm lại. Mục tiêu của chương trình Artemis III là đưa 2 phi hành gia lên gần cực nam của Mặt trăng. Thời hạn mới cho sứ mệnh này là tháng 6/2026.
Artemis II sẽ là sứ mệnh đầu tiên đưa phi hành gia lên vũ trụ sử dụng tên lửa Hệ thống Phóng vũ trụ cỡ lớn của NASA và khoang Orion. Các quan chức NASA cho biết họ sẽ khắc phục các vấn đề tiềm tàng có thể đe dọa an toàn của phi hành đoàn.
“Chúng tôi sẽ không thực hiện cho đến khi sẵn sàng. An toàn là trên hết”, giám đốc NASA Bill Nelson phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/1.
Giải thích về lý do trì hoãn, NASA nêu ra một loạt vấn đề kỹ thuật, như lo ngại về thiết bị điện tử trong hệ thống hỗ trợ sự sống cho các phi hành gia trong khoang Orion, phân tích sự hao mòn của tấm chắn nhiệt của khoang và sửa chữa cho tháp phóng.
Artemis II sẽ không đi vào quỹ đạo quanh Mặt trăng mà khoang Orion sẽ xoay quanh hành tinh này, tận dụng trọng lực của Mặt trăng để đưa nó trở lại Trái đất, đáp xuống Thái Bình Dương. Toàn bộ chuyến đi sẽ mất khoảng 10 ngày.
Phi hành đoàn sẽ gồm 3 phi hành gia NASA: Reid Wiseman, Victor Glover và Christina Koch, và phi hành gia người Canada Jeremy Hansen.
Amit Kshatriya, quan chức NASA phụ trách chương trình Mặt trăng và sao Hỏa, cho biết việc phát hiện ra vấn đề với các van trong hệ thống hỗ trợ sự sống của khoang Orion là nguyên nhân chính làm chậm thời gian triển khai chương trình Artemis II.
NASA cũng phát hiện ra pin của Orion không đủ nếu con tàu cần tách nhanh khỏi tên lửa trong trường hợp khẩn cấp.
Chương trình Artemis bắt đầu được triển khai vào tháng 12/2017, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thời điểm đó chỉ đạo NASA đưa các phi hành gia quay trở lại Mặt trăng, nơi họ chưa từng đặt chân lên kể từ sứ mệnh Apollo 17 năm 1972.
Chỉ đạo đó đánh dấu thay đổi lớn so với chính quyền tiền nhiệm, vì Tổng thống Barack Obama muốn NASA tập trung vào nhiệm vụ chinh phục những nơi mới như tiểu hành tinh và sao Hỏa.
Chương trình được triển khai chậm chạp, với thời hạn đặt ra là năm 2028.
Tuy nhiên, năm 2019, Phó Tổng thống Mike Pence thời điểm đó yêu cầu tăng tốc để triển khai vào cuối năm 2024 “bằng mọi cách cần thiết”, nêu ra nỗ lực rất quyết liệt của Trung Quốc trong cuộc đua vũ trụ.
Năm 2021, NASA thuê công ty SpaceX của Elon Musk chế tạo tàu đổ bộ cho Artemis III. Công ty đang điều chỉnh tên lửa Starship khổng lồ để có thể đưa hai phi hành gia NASA từ quỹ đạo Mặt trăng đáp xuống bề mặt Mặt trăng.
Lịch trình của NASA dần dần trượt dốc. Cuộc thử nghiệm tên lửa S.L.S. để đưa một khoang Orion không có người thực hiện chuyến bay thử nghiệm kéo dài một tuần quanh Mặt trăng đáng lẽ phải diễn ra vào cuối năm 2020, nhưng bị hoãn đến tháng 11/2022.
Dù ngân sách của NASA tăng mạnh trong những năm gần đây, nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh cao của chương trình Apollo những năm 1960.
Nhóm phi hành gia tham gia sứ mệnh Artemis II. (Ảnh: Getty)
Thời hạn mà họ nêu ra là tháng 9/2025, để đưa tàu bay quanh Mặt trăng nhưng không đáp xuống.
Việc lùi thời hạn triển khai chương trình Artemis II cũng khiến chương trình Artemis III chậm lại. Mục tiêu của chương trình Artemis III là đưa 2 phi hành gia lên gần cực nam của Mặt trăng. Thời hạn mới cho sứ mệnh này là tháng 6/2026.
Artemis II sẽ là sứ mệnh đầu tiên đưa phi hành gia lên vũ trụ sử dụng tên lửa Hệ thống Phóng vũ trụ cỡ lớn của NASA và khoang Orion. Các quan chức NASA cho biết họ sẽ khắc phục các vấn đề tiềm tàng có thể đe dọa an toàn của phi hành đoàn.
“Chúng tôi sẽ không thực hiện cho đến khi sẵn sàng. An toàn là trên hết”, giám đốc NASA Bill Nelson phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/1.
Giải thích về lý do trì hoãn, NASA nêu ra một loạt vấn đề kỹ thuật, như lo ngại về thiết bị điện tử trong hệ thống hỗ trợ sự sống cho các phi hành gia trong khoang Orion, phân tích sự hao mòn của tấm chắn nhiệt của khoang và sửa chữa cho tháp phóng.
Artemis II sẽ không đi vào quỹ đạo quanh Mặt trăng mà khoang Orion sẽ xoay quanh hành tinh này, tận dụng trọng lực của Mặt trăng để đưa nó trở lại Trái đất, đáp xuống Thái Bình Dương. Toàn bộ chuyến đi sẽ mất khoảng 10 ngày.
Phi hành đoàn sẽ gồm 3 phi hành gia NASA: Reid Wiseman, Victor Glover và Christina Koch, và phi hành gia người Canada Jeremy Hansen.
Amit Kshatriya, quan chức NASA phụ trách chương trình Mặt trăng và sao Hỏa, cho biết việc phát hiện ra vấn đề với các van trong hệ thống hỗ trợ sự sống của khoang Orion là nguyên nhân chính làm chậm thời gian triển khai chương trình Artemis II.
NASA cũng phát hiện ra pin của Orion không đủ nếu con tàu cần tách nhanh khỏi tên lửa trong trường hợp khẩn cấp.
Chương trình Artemis bắt đầu được triển khai vào tháng 12/2017, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thời điểm đó chỉ đạo NASA đưa các phi hành gia quay trở lại Mặt trăng, nơi họ chưa từng đặt chân lên kể từ sứ mệnh Apollo 17 năm 1972.
Chỉ đạo đó đánh dấu thay đổi lớn so với chính quyền tiền nhiệm, vì Tổng thống Barack Obama muốn NASA tập trung vào nhiệm vụ chinh phục những nơi mới như tiểu hành tinh và sao Hỏa.
Chương trình được triển khai chậm chạp, với thời hạn đặt ra là năm 2028.
Tuy nhiên, năm 2019, Phó Tổng thống Mike Pence thời điểm đó yêu cầu tăng tốc để triển khai vào cuối năm 2024 “bằng mọi cách cần thiết”, nêu ra nỗ lực rất quyết liệt của Trung Quốc trong cuộc đua vũ trụ.
Năm 2021, NASA thuê công ty SpaceX của Elon Musk chế tạo tàu đổ bộ cho Artemis III. Công ty đang điều chỉnh tên lửa Starship khổng lồ để có thể đưa hai phi hành gia NASA từ quỹ đạo Mặt trăng đáp xuống bề mặt Mặt trăng.
Lịch trình của NASA dần dần trượt dốc. Cuộc thử nghiệm tên lửa S.L.S. để đưa một khoang Orion không có người thực hiện chuyến bay thử nghiệm kéo dài một tuần quanh Mặt trăng đáng lẽ phải diễn ra vào cuối năm 2020, nhưng bị hoãn đến tháng 11/2022.
Dù ngân sách của NASA tăng mạnh trong những năm gần đây, nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh cao của chương trình Apollo những năm 1960.