TRUONGTRINH
Well-known member
Hàng chục nhân viên Apple được cho là thấy chán ghét vì công ty thiếu định hướng với Siri và hoài nghi về tương lai của trợ lý ảo này.
The Information đã phỏng vấn hơn 30 nhân viên, cựu nhân viên Apple và cho biết bên trong các nhóm phụ trách phát triển Siri và mảng trí tuệ nhân tạo "đang hỗn loạn".
Những người này nói vấn đề hiện tại của Apple với Siri là "rối loạn chức năng tổ chức và thiếu tham vọng", khiến việc cải thiện trợ lý ảo bị chậm trễ, làm cho Siri ngày càng tụt hậu so với các đối thủ Microsoft, Google và OpenAI. Nhóm hiện do John Giannandrea, người đứng đầu mảng AI và Máy học, lãnh đạo, nhưng hiện gặp khó trong việc việc giữ chân nhân viên.
Giao diện Siri trên một mẫu iPhone. Ảnh: Unsplash
Năm ngoái, Apple đánh mất ba kỹ sư Siri vào tay Google, gồm Anand Shukla, Srinivasan Venkatachary và Steven Baker. Đây đều là những người có chuyên môn rất cao, nằm trong nhóm thành viên ban đầu phát triển AI khi Apple mua lại startup về máy học Laserlike năm 2019.
Cả ba chịu trách nhiệm phát triển các tính năng liên quan đến tìm kiếm cho Siri. Tuy nhiên, Apple không thể hiện sự quyết tâm về trợ lý ảo, trong khi Google lôi kéo sang phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) đã khiến ba người lần lượt nghỉ việc.
"Google muốn ba kỹ sư đó đến mức đích thân CEO Sundar Pichai nói chuyện trực tiếp với họ. Tại Apple, CEO Tim Cook cũng thuyết phục họ ở lại nhưng không thành công", một cựu nhân viên cho hay.
Một số cựu nhân viên cho biết kể từ khi Giannandrea điều hành, Siri ngày càng thiếu chức năng và không có nhiều cải tiến. Theo hai nguồn tin, Mike Rockwell, trưởng nhóm phụ trách phát triển kính thông minh của Apple, bày tỏ thất vọng khi nhóm Siri đề xuất tính năng điều khiển bằng giọng nói cho kính nhưng không được thông qua.
Một "nút thắt cổ chai" mà nhóm phát triển Siri phải đối mặt mỗi khi đưa ra tính năng mới là bị các giám đốc điều hành ngăn cản. Những người này lo ngại Siri có thể đưa ra phản hồi sai khi được nâng cấp. Đây là điều đã xảy ra với các sản phẩm như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google.
Ban lãnh đạo Apple sau đó đã họp với nhóm Siri để giải quyết căng thẳng. Cuối cùng, họ đồng ý rằng "sai lầm chắc chắn xảy ra và nhiệm vụ của nhóm là làm sao cải thiện để các mô hình máy học gặp càng ít vấn đề càng tốt".
Dù vậy, kể cả khi đồng ý với đề xuất mới, nhân viên Apple vẫn hoài nghi Apple sẽ tích hợp những công nghệ tương tự ChatGPT vào sản phẩm của mình. "Các nhân viên vẫn rời đi vì không thấy tham vọng của Apple trước làn sóng AI tiếp theo dựa trên LLM", một cựu nhân viên nói. "Các lãnh đạo cấp cao không mấy quan tâm đến những thứ như ChatGPT và mô hình tương tự".
Trước đó, các kỹ sư Apple được cho là đang thử nghiệm mô hình LLM nhằm tích hợp vào trợ lý ảo Siri thời gian tới. Theo New York Times hồi tháng 3, Apple thông báo với nhân viên rằng nhóm phát triển Siri đang thử nghiệm hàng tuần một chatbot dựa trên mô hình giống ChatGPT.
Giới chuyên gia đánh giá công nghệ AI thế hệ mới đã bộc lộ điểm yếu của trợ lý ảo giọng nói như Siri hay Alexa trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo. John Burkey, cựu kỹ sư Apple và từng chịu trách nhiệm cải tiến Siri năm 2014, cho biết trợ lý giọng nói của Apple được xây dựng trên các đoạn mã phức tạp và mất hàng tuần để cập nhật tính năng cơ bản. Ông cho rằng thiết kế "cồng kềnh" của Siri khiến các kỹ sư khó bổ sung tính năng mới và không có cách nào để Siri trở thành một trợ lý sáng tạo như ChatGPT nếu vẫn phát triển theo công nghệ cũ.
Trong báo cáo tài chính vào tháng 2, Tim Cook cho biết công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ là trọng tâm mà công ty theo đuổi, đồng thời nhấn mạnh AI sẽ có trên mọi sản phẩm Apple. "Thật đáng kinh ngạc về cách AI có thể làm phong phú thêm trải nghiệm của người dùng", ông nói.
The Information đã phỏng vấn hơn 30 nhân viên, cựu nhân viên Apple và cho biết bên trong các nhóm phụ trách phát triển Siri và mảng trí tuệ nhân tạo "đang hỗn loạn".
Những người này nói vấn đề hiện tại của Apple với Siri là "rối loạn chức năng tổ chức và thiếu tham vọng", khiến việc cải thiện trợ lý ảo bị chậm trễ, làm cho Siri ngày càng tụt hậu so với các đối thủ Microsoft, Google và OpenAI. Nhóm hiện do John Giannandrea, người đứng đầu mảng AI và Máy học, lãnh đạo, nhưng hiện gặp khó trong việc việc giữ chân nhân viên.
Giao diện Siri trên một mẫu iPhone. Ảnh: Unsplash
Năm ngoái, Apple đánh mất ba kỹ sư Siri vào tay Google, gồm Anand Shukla, Srinivasan Venkatachary và Steven Baker. Đây đều là những người có chuyên môn rất cao, nằm trong nhóm thành viên ban đầu phát triển AI khi Apple mua lại startup về máy học Laserlike năm 2019.
Cả ba chịu trách nhiệm phát triển các tính năng liên quan đến tìm kiếm cho Siri. Tuy nhiên, Apple không thể hiện sự quyết tâm về trợ lý ảo, trong khi Google lôi kéo sang phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) đã khiến ba người lần lượt nghỉ việc.
"Google muốn ba kỹ sư đó đến mức đích thân CEO Sundar Pichai nói chuyện trực tiếp với họ. Tại Apple, CEO Tim Cook cũng thuyết phục họ ở lại nhưng không thành công", một cựu nhân viên cho hay.
Một số cựu nhân viên cho biết kể từ khi Giannandrea điều hành, Siri ngày càng thiếu chức năng và không có nhiều cải tiến. Theo hai nguồn tin, Mike Rockwell, trưởng nhóm phụ trách phát triển kính thông minh của Apple, bày tỏ thất vọng khi nhóm Siri đề xuất tính năng điều khiển bằng giọng nói cho kính nhưng không được thông qua.
Một "nút thắt cổ chai" mà nhóm phát triển Siri phải đối mặt mỗi khi đưa ra tính năng mới là bị các giám đốc điều hành ngăn cản. Những người này lo ngại Siri có thể đưa ra phản hồi sai khi được nâng cấp. Đây là điều đã xảy ra với các sản phẩm như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google.
Ban lãnh đạo Apple sau đó đã họp với nhóm Siri để giải quyết căng thẳng. Cuối cùng, họ đồng ý rằng "sai lầm chắc chắn xảy ra và nhiệm vụ của nhóm là làm sao cải thiện để các mô hình máy học gặp càng ít vấn đề càng tốt".
Dù vậy, kể cả khi đồng ý với đề xuất mới, nhân viên Apple vẫn hoài nghi Apple sẽ tích hợp những công nghệ tương tự ChatGPT vào sản phẩm của mình. "Các nhân viên vẫn rời đi vì không thấy tham vọng của Apple trước làn sóng AI tiếp theo dựa trên LLM", một cựu nhân viên nói. "Các lãnh đạo cấp cao không mấy quan tâm đến những thứ như ChatGPT và mô hình tương tự".
Trước đó, các kỹ sư Apple được cho là đang thử nghiệm mô hình LLM nhằm tích hợp vào trợ lý ảo Siri thời gian tới. Theo New York Times hồi tháng 3, Apple thông báo với nhân viên rằng nhóm phát triển Siri đang thử nghiệm hàng tuần một chatbot dựa trên mô hình giống ChatGPT.
Giới chuyên gia đánh giá công nghệ AI thế hệ mới đã bộc lộ điểm yếu của trợ lý ảo giọng nói như Siri hay Alexa trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo. John Burkey, cựu kỹ sư Apple và từng chịu trách nhiệm cải tiến Siri năm 2014, cho biết trợ lý giọng nói của Apple được xây dựng trên các đoạn mã phức tạp và mất hàng tuần để cập nhật tính năng cơ bản. Ông cho rằng thiết kế "cồng kềnh" của Siri khiến các kỹ sư khó bổ sung tính năng mới và không có cách nào để Siri trở thành một trợ lý sáng tạo như ChatGPT nếu vẫn phát triển theo công nghệ cũ.
Trong báo cáo tài chính vào tháng 2, Tim Cook cho biết công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ là trọng tâm mà công ty theo đuổi, đồng thời nhấn mạnh AI sẽ có trên mọi sản phẩm Apple. "Thật đáng kinh ngạc về cách AI có thể làm phong phú thêm trải nghiệm của người dùng", ông nói.