SỰ SUY TÀN VÀ SỤP ĐỔ CỦA ĐẾ CHẾ LA MÃ

linh_449

Linh Linhh
Theo quan điểm của sử gia Hy Lạp, Dio Cassius, một sử gia đương thời, với việc hoàng đế Commodus lên kế vị vào năm 180 CN đã đánh dấu sự suy yếu "từ một vương quốc của vàng trở thành một vương quốc của gỉ và sắt" - bình luận nổi tiếng trên đã khiến một số nhà sử học, đặc biệt là Edward Gibbon coi triều đại của Commodus như là sự khởi đầu cho sự suy tàn của Đế quốc La Mã
Nguyên nhân Đế chế La Mã sụp đổ là sự kết hợp của nhiều lý do: việc mở rộng lãnh thổ quá mức khiến các địa phương ngày càng khó cai quản (nhiều khi dẫn tới nội chiến), tình trạng thay đổi khí hậu khiến nông nghiệp thất bát, sự suy đồi các phẩm chất đạo đức của người dân, tinh thần thượng võ của giới quý tộc suy giảm khiến quân đội trở nên yếu ớt, và sự lãnh đạo yếu kém của một loạt các vị hoàng đế.
Theo nhà sử học Edward Gibbon, Đế quốc La Mã đã không chống cự được cuộc xâm lược của các bộ tộc man di (barbarian) do sự suy thoái đạo đức, mất tinh thần chiến đấu của người dân. Sau một thời gian dài sống trong hòa bình, người dân La Mã đã trở nên lười biếng và uỷ mị, họ giao phó nghĩa vụ bảo vệ Đế chế của họ cho bọn lính đánh thuê người man di. Vai trò của quân nhân người man di ngày càng trở nên quan trọng trong khi quân nhân gốc La Mã ngày càng suy thoái. Thành Rome đã bị người Visigoth cướp phá vào năm 410, và rồi đến lượt người Vandal vào năm 455, và cuối cùng man tộc đã tiêu diệt cả Đế chế. Những người La Mã, như Gibbon nói, đã trở thành "ẻo lả như phụ nữ và không muốn sống theo kiểu quân sự".
Đế quốc La Mã là trường hợp điển hình cho sự suy tàn dần dần. Trong 250 năm, Đế quốc La Mã đã thống trị phần lớn châu Âu, văn minh La Mã là tiên tiến bậc nhất thế giới và Quân đội Đế quốc La Mã gần như không có đối thủ. Với sức mạnh đó, người La Mã hầu hết đều tin rằng đế chế của họ "sẽ trường tồn vĩnh cửu". Nhưng đến thế kỷ 2, sau khi La Mã chinh phục hầu hết châu Âu, nền tảng đạo đức cũ dần bị phá vỡ. Khi đế chế La Mã đang thịnh vượng, đạo đức xã hội cũng dần bị suy đồi. Mại dâm, múa thoát y diễn ra một cách công khai, đồng tính luyến ái trở nên phổ biến, thậm chí được coi là "mốt thời thượng". Đời sống văn hóa bị suy đồi, người La Mã đã lơ đãng một nhiệm vụ quan trọng nhất, đó là "duy trì nòi giống". Trong vòng 200 năm, hiện tượng suy giảm nhân khẩu và binh lính La Mã mất nhuệ khí chiến đấu ngày càng nghiêm trọng. Đây chính là một trong những nguyên nhân đẩy đế chế La Mã đến chỗ diệt vong.
 

Đính kèm

Bên trên