Từ Minh Quân
Well-known member
Skype từng là dịch vụ gọi điện và nhắn tin phổ biến hàng đầu thế giới, nhưng từ đại dịch Covid-19, người dùng nền tảng này liên tục giảm.
Skype có tốc độ phát triển được đánh giá là bùng nổ vào những năm 2000. Phần mềm cho phép người dùng có thể thực hiện cuộc gọi thoại, video call, nhắn tin với bạn bè, gia đình mà không mất nhiều chi phí như các cuộc gọi quốc tế thông thường.
Trước tiềm năng lớn, eBay từng muốn thâu tóm Skype, nhưng thương vụ đổ bể và một nhóm đầu tư do Silver Lake đứng đầu đã mua phần lớn cổ phần Skype. Đến 2011, Microsoft đã chi 8,5 tỷ USD để sáp nhập dịch vụ vào tập đoàn.
Dù về tay hãng phần mềm lớn nhất thế giới, Skype vẫn dần thất thế và số lượng người dùng liên tục giảm những năm qua. Người dùng chuyển sang sử dụng các công cụ đa dạng tính năng hơn như Zoom, WhatsApp, Messenger và thậm chí là Teams của chính Microsoft.
Steve Ballmer, CEO Microsoft, và Tony Bates, CEO Skype hồi năm 2011. Ảnh: Reuters
Microsoft liên tục quảng bá Skype trên Outlook và Windows, thậm chí vừa tích hợp chatbot Bing AI mới để giúp ứng dụng này thêm hấp dẫn. Tuy nhiên, các chỉ số về người dùng vẫn không cải thiện.
Tháng 3/2020, Microsoft cho biết Skype có 40 triệu người dùng hoạt động hàng ngày. Hiện con số này giảm xuống chỉ còn 36 triệu. Ngược lại, ứng dụng Teams tăng từ 250 triệu người dùng hàng tháng từ tháng 7/2021 lên hơn 300 triệu trong quý I/2023.
Vẫn có những người dùng trung thành với Skype dù không lạc quan về tương lai của nó. Jaan Tallinn, một trong những kỹ sư sáng lập Skype, cho biết đã rời khỏi nhóm hơn 10 năm nhưng đây vẫn là ứng dụng mặc định của ông cho các cuộc gọi. Ông cũng không biết liệu Skype có thể tồn tại được bao lâu, nhưng hiện mọi thứ vẫn ổn.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Microsoft cho rằng Skype vẫn là "lựa chọn tuyệt vời" cho người yêu thích dịch vụ này.
Skype có tốc độ phát triển được đánh giá là bùng nổ vào những năm 2000. Phần mềm cho phép người dùng có thể thực hiện cuộc gọi thoại, video call, nhắn tin với bạn bè, gia đình mà không mất nhiều chi phí như các cuộc gọi quốc tế thông thường.
Trước tiềm năng lớn, eBay từng muốn thâu tóm Skype, nhưng thương vụ đổ bể và một nhóm đầu tư do Silver Lake đứng đầu đã mua phần lớn cổ phần Skype. Đến 2011, Microsoft đã chi 8,5 tỷ USD để sáp nhập dịch vụ vào tập đoàn.
Dù về tay hãng phần mềm lớn nhất thế giới, Skype vẫn dần thất thế và số lượng người dùng liên tục giảm những năm qua. Người dùng chuyển sang sử dụng các công cụ đa dạng tính năng hơn như Zoom, WhatsApp, Messenger và thậm chí là Teams của chính Microsoft.
Steve Ballmer, CEO Microsoft, và Tony Bates, CEO Skype hồi năm 2011. Ảnh: Reuters
Microsoft liên tục quảng bá Skype trên Outlook và Windows, thậm chí vừa tích hợp chatbot Bing AI mới để giúp ứng dụng này thêm hấp dẫn. Tuy nhiên, các chỉ số về người dùng vẫn không cải thiện.
Tháng 3/2020, Microsoft cho biết Skype có 40 triệu người dùng hoạt động hàng ngày. Hiện con số này giảm xuống chỉ còn 36 triệu. Ngược lại, ứng dụng Teams tăng từ 250 triệu người dùng hàng tháng từ tháng 7/2021 lên hơn 300 triệu trong quý I/2023.
Vẫn có những người dùng trung thành với Skype dù không lạc quan về tương lai của nó. Jaan Tallinn, một trong những kỹ sư sáng lập Skype, cho biết đã rời khỏi nhóm hơn 10 năm nhưng đây vẫn là ứng dụng mặc định của ông cho các cuộc gọi. Ông cũng không biết liệu Skype có thể tồn tại được bao lâu, nhưng hiện mọi thứ vẫn ổn.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Microsoft cho rằng Skype vẫn là "lựa chọn tuyệt vời" cho người yêu thích dịch vụ này.