Nguyễn Mai
Well-known member
Thứ tự sinh cũng có tác động đến sự phát triển trí thông minh
Trong những gia đình đông con, cha mẹ thường có cảm giác "tại sao 2 đứa con của mình tính cách lại khác nhau như vậy". Đây là thực tế xảy ra ở không ít gia đình, một người anh trầm tính ít nói nhưng lại có một người em suốt ngày nghịch ngợm, miệng líu lo không ngừng.
Nhiều người cho rằng, bên cạnh những yếu tố như giới tính, tình trạng kinh tế - xã hội, trình độ học vấn thì thứ tự sinh ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách và chỉ số IQ của trẻ.
Quả thật, một số nghiên cứu chỉ ra rằng thứ tự sinh cũng có tác động đến sự phát triển IQ. Một nhà tâm lý học đã khởi xướng cuộc thí nghiệm, đối tượng là 400.000 người sinh ra ở Hà Lan từ năm 1944 đến năm 1947.
Sau khi đối chiếu một lượng lớn dữ liệu từ những thanh niên có độ tuổi trung bình là 19 này, chuyên gia nhận thấy thực tế có một số mối liên hệ rõ ràng giữa sự phát triển trí tuệ của trẻ và thứ tự sinh. Thậm chí người ta còn đi đến kết luận rằng trong cùng một tầng lớp xã hội, thứ tự sinh càng thấp thì chỉ số thông minh càng giảm.
Ảnh minh hoạ
Alfred Adler, một bác sĩ, một nhà tâm lý học, đã cho ra đời "Lý thuyết thứ tự sinh". Ông tin rằng tính cách và chỉ số IQ của trẻ phụ thuộc một phần vào việc trẻ là con thứ mấy trong gia đình.
Con đầu: Theo Adler, con đầu thường có xu hướng bảo thủ, có khả năng định hướng, có đầu óc của một nhà lãnh đạo. Bởi vì làm anh chị lớn nhất nhà nên trẻ thường phải chịu trách nhiệm với các em của mình, biết chăm sóc em, lo cho em thay giúp cha mẹ, và luôn chủ động trước mọi tình huống.
Con thứ: Phía trước trẻ là tấm gương anh chị nên trẻ thường phải "vật lộn" để vượt qua anh chị của mình. Tốc độ phát triển mọi mặt của đứa trẻ sẽ tốt hơn. Làm con thứ trong gia đình khiến trẻ có nhiều tham vọng, nhưng trẻ không sống ích kỷ. Trẻ cũng biết cách thiết lập mục tiêu cao cho mình, bất chấp điều đó hợp lý hay không hợp lý. Điều này làm trẻ gặp nhiều thất bại, nhưng việc biết làm thế nào để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống giúp trẻ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Con út: Như một quy luật, con út luôn là tâm điểm của sự quan tâm và chú ý của cha mẹ và các anh chị trong nhà. Đó là lý do tại sao trẻ ít có kinh nghiệm và độc lập. Tuy nhiên, trẻ cũng sẽ tìm ra được động lực để cố gắng vượt qua các anh chị của mình. Trẻ thường đạt được thành công lớn trong lĩnh vực mà trẻ lựa chọn. Đó có thể là những vận động viên nhanh nhất, nhạc sĩ giỏi nhất, hoặc những nghệ sĩ tài năng nhất. Tính cách của con út trong một gia đình có xu hướng rất hòa đồng, mặc dù có đôi lúc trẻ sống vô trách nhiệm, thiếu nghiêm túc hoặc khờ dại hơn anh chị của mình.
Con một: Vì là con một nên trẻ không có ai để cạnh tranh, để noi theo. Vì là con một nên trẻ được cha mẹ nuông chiều, nâng niu, bảo bọc quá mức. Do đó, phụ thuộc và tự cho mình là "cái rốn" của vũ trụ là tính cách thường thấy ở trẻ. Trẻ trở nên cầu toàn và làm mọi cách để đạt được mục đích của mình.
Con đầu lòng trí thông minh thường cao hơn
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS cho thấy, con đầu lòng có xu hướng đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra đánh giá trí thông minh và hay tự báo cáo về những chỉ số đó.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không nhận thấy mối liên quan nào đến việc thứ tự sinh quyết định tính cách của mỗi con người.
Ảnh minh hoạ
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 20.000 ứng viên tại ba quốc gia là Mỹ, Anh và Đức. Họ xác định thứ tự sinh của trẻ bằng cách thiết lập vị trí của chúng trong số những đứa trẻ của một gia đình. Có nghĩa rằng, nếu một đứa trẻ được nuôi dạy ở vị trí người anh (chị) cả hoặc người con thứ hai, tất cả sẽ được đối xử như nhau, bất kể chúng có anh em họ khác không sống chung với gia đình.
Bên cạnh đó, những trẻ không có anh (chị) em, các cặp song sinh và trẻ em trong các gia đình có nhiều hơn 4 con sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Đối tượng tập trung chủ yếu là những trẻ trong các gia đình có từ 2 - 4 anh chị em.
Nhóm nghiên cứu sở dĩ chọn hướng đi này bởi họ tin rằng, tác động của thứ tự sinh được cho chính là khởi nguồn của môi trường xã hội thu nhỏ trong nhà. Số liệu thu thập được chủ yếu thông qua thông tin về nhân khẩu và một số câu hỏi dành cho các bậc phụ huynh.
Tính cách của từng đứa trẻ sau đó sẽ được đánh giá bằng phương pháp tự báo cáo dựa trên thang đo tính cách Big Five. Trong khi đó, trí thông minh của trẻ sẽ được đánh giá bằng các sử dụng phương pháp tự báo cáo và các bài test IQ sử dụng những công cụ đánh giá tiêu chuẩn.
Phương pháp tự báo cáo sẽ bao gồm các mục đồng nhất với câu hỏi như: "Tôi dùng những từ khó", "Tôi có một vốn từ vựng phong phú" và "Tôi hiểu rất nhanh điều này".
Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành các phân tích hồi quy tuyến tính để xác định tính cách cá nhân hoặc trí thông minh có liên quan đến thứ tự sinh, quy mô gia đình, quốc gia hoặc nơi cư trú hay không. Phân tích này cho phép ước lượng những tác động lên tính cách do vị trí khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình gây nên.
Kết quả thu về khá bất ngờ khi dữ liệu cho thấy, thứ tự sinh dường như tác động nhiều hơn tới trí thông minh. Điều này được các nhà khoa học giải thích dưới góc độ lý thuyết xã hội và tâm lý của các bậc phụ huynh. Họ cho rằng, các cặp vợ chồng thường dành hết tình cảm và trí tuệ cho đứa đầu lòng. Chính vì vậy, con đầu lòng thường có chỉ số IQ cao hơn cũng vì lý do đó.
Xét về những phát hiện mang tính tích cực của nghiên cứu, dữ liệu cho thấy trí thông minh liên quan khá mật thiết đến thứ tự sinh.
Theo một phân tích khác có liên quan tới trí thông minh trước đó, phân tích lần này của các nhà khoa học có khá nhiều điểm tương đồng và nhiều khả năng tồn tại tới 99% một hiệu ứng thực tế chứ không hẳn chỉ là một biến động ngẫu nhiên.
Nhìn chung, nghiên cứu này đã sử dụng khá hiệu quả cơ chế thống kê thông minh và thu thập được một cơ sở dữ liệu đủ lớn. Nhờ vậy, kết luận rút ra khá rõ ràng và mang tính thuyết phục cao. Trước đây, câu hỏi về ảnh hưởng của thứ tự sinh lên tính cách và trí thông minh của con người thường chỉ được giải thích bằng lý thuyết, nhưng cho đến nay là một nghiên cứu thực nghiệm khá thành công.
Mặc dù vậy giới khoa học trên thế giới nói chung vẫn chưa chính thức công nhận về tính chính xác của nghiên cứu này.
Trong những gia đình đông con, cha mẹ thường có cảm giác "tại sao 2 đứa con của mình tính cách lại khác nhau như vậy". Đây là thực tế xảy ra ở không ít gia đình, một người anh trầm tính ít nói nhưng lại có một người em suốt ngày nghịch ngợm, miệng líu lo không ngừng.
Nhiều người cho rằng, bên cạnh những yếu tố như giới tính, tình trạng kinh tế - xã hội, trình độ học vấn thì thứ tự sinh ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách và chỉ số IQ của trẻ.
Quả thật, một số nghiên cứu chỉ ra rằng thứ tự sinh cũng có tác động đến sự phát triển IQ. Một nhà tâm lý học đã khởi xướng cuộc thí nghiệm, đối tượng là 400.000 người sinh ra ở Hà Lan từ năm 1944 đến năm 1947.
Sau khi đối chiếu một lượng lớn dữ liệu từ những thanh niên có độ tuổi trung bình là 19 này, chuyên gia nhận thấy thực tế có một số mối liên hệ rõ ràng giữa sự phát triển trí tuệ của trẻ và thứ tự sinh. Thậm chí người ta còn đi đến kết luận rằng trong cùng một tầng lớp xã hội, thứ tự sinh càng thấp thì chỉ số thông minh càng giảm.
Ảnh minh hoạ
Alfred Adler, một bác sĩ, một nhà tâm lý học, đã cho ra đời "Lý thuyết thứ tự sinh". Ông tin rằng tính cách và chỉ số IQ của trẻ phụ thuộc một phần vào việc trẻ là con thứ mấy trong gia đình.
Con đầu: Theo Adler, con đầu thường có xu hướng bảo thủ, có khả năng định hướng, có đầu óc của một nhà lãnh đạo. Bởi vì làm anh chị lớn nhất nhà nên trẻ thường phải chịu trách nhiệm với các em của mình, biết chăm sóc em, lo cho em thay giúp cha mẹ, và luôn chủ động trước mọi tình huống.
Con thứ: Phía trước trẻ là tấm gương anh chị nên trẻ thường phải "vật lộn" để vượt qua anh chị của mình. Tốc độ phát triển mọi mặt của đứa trẻ sẽ tốt hơn. Làm con thứ trong gia đình khiến trẻ có nhiều tham vọng, nhưng trẻ không sống ích kỷ. Trẻ cũng biết cách thiết lập mục tiêu cao cho mình, bất chấp điều đó hợp lý hay không hợp lý. Điều này làm trẻ gặp nhiều thất bại, nhưng việc biết làm thế nào để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống giúp trẻ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Con út: Như một quy luật, con út luôn là tâm điểm của sự quan tâm và chú ý của cha mẹ và các anh chị trong nhà. Đó là lý do tại sao trẻ ít có kinh nghiệm và độc lập. Tuy nhiên, trẻ cũng sẽ tìm ra được động lực để cố gắng vượt qua các anh chị của mình. Trẻ thường đạt được thành công lớn trong lĩnh vực mà trẻ lựa chọn. Đó có thể là những vận động viên nhanh nhất, nhạc sĩ giỏi nhất, hoặc những nghệ sĩ tài năng nhất. Tính cách của con út trong một gia đình có xu hướng rất hòa đồng, mặc dù có đôi lúc trẻ sống vô trách nhiệm, thiếu nghiêm túc hoặc khờ dại hơn anh chị của mình.
Con một: Vì là con một nên trẻ không có ai để cạnh tranh, để noi theo. Vì là con một nên trẻ được cha mẹ nuông chiều, nâng niu, bảo bọc quá mức. Do đó, phụ thuộc và tự cho mình là "cái rốn" của vũ trụ là tính cách thường thấy ở trẻ. Trẻ trở nên cầu toàn và làm mọi cách để đạt được mục đích của mình.
Con đầu lòng trí thông minh thường cao hơn
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS cho thấy, con đầu lòng có xu hướng đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra đánh giá trí thông minh và hay tự báo cáo về những chỉ số đó.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không nhận thấy mối liên quan nào đến việc thứ tự sinh quyết định tính cách của mỗi con người.
Ảnh minh hoạ
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 20.000 ứng viên tại ba quốc gia là Mỹ, Anh và Đức. Họ xác định thứ tự sinh của trẻ bằng cách thiết lập vị trí của chúng trong số những đứa trẻ của một gia đình. Có nghĩa rằng, nếu một đứa trẻ được nuôi dạy ở vị trí người anh (chị) cả hoặc người con thứ hai, tất cả sẽ được đối xử như nhau, bất kể chúng có anh em họ khác không sống chung với gia đình.
Bên cạnh đó, những trẻ không có anh (chị) em, các cặp song sinh và trẻ em trong các gia đình có nhiều hơn 4 con sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Đối tượng tập trung chủ yếu là những trẻ trong các gia đình có từ 2 - 4 anh chị em.
Nhóm nghiên cứu sở dĩ chọn hướng đi này bởi họ tin rằng, tác động của thứ tự sinh được cho chính là khởi nguồn của môi trường xã hội thu nhỏ trong nhà. Số liệu thu thập được chủ yếu thông qua thông tin về nhân khẩu và một số câu hỏi dành cho các bậc phụ huynh.
Tính cách của từng đứa trẻ sau đó sẽ được đánh giá bằng phương pháp tự báo cáo dựa trên thang đo tính cách Big Five. Trong khi đó, trí thông minh của trẻ sẽ được đánh giá bằng các sử dụng phương pháp tự báo cáo và các bài test IQ sử dụng những công cụ đánh giá tiêu chuẩn.
Phương pháp tự báo cáo sẽ bao gồm các mục đồng nhất với câu hỏi như: "Tôi dùng những từ khó", "Tôi có một vốn từ vựng phong phú" và "Tôi hiểu rất nhanh điều này".
Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành các phân tích hồi quy tuyến tính để xác định tính cách cá nhân hoặc trí thông minh có liên quan đến thứ tự sinh, quy mô gia đình, quốc gia hoặc nơi cư trú hay không. Phân tích này cho phép ước lượng những tác động lên tính cách do vị trí khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình gây nên.
Kết quả thu về khá bất ngờ khi dữ liệu cho thấy, thứ tự sinh dường như tác động nhiều hơn tới trí thông minh. Điều này được các nhà khoa học giải thích dưới góc độ lý thuyết xã hội và tâm lý của các bậc phụ huynh. Họ cho rằng, các cặp vợ chồng thường dành hết tình cảm và trí tuệ cho đứa đầu lòng. Chính vì vậy, con đầu lòng thường có chỉ số IQ cao hơn cũng vì lý do đó.
Xét về những phát hiện mang tính tích cực của nghiên cứu, dữ liệu cho thấy trí thông minh liên quan khá mật thiết đến thứ tự sinh.
Theo một phân tích khác có liên quan tới trí thông minh trước đó, phân tích lần này của các nhà khoa học có khá nhiều điểm tương đồng và nhiều khả năng tồn tại tới 99% một hiệu ứng thực tế chứ không hẳn chỉ là một biến động ngẫu nhiên.
Nhìn chung, nghiên cứu này đã sử dụng khá hiệu quả cơ chế thống kê thông minh và thu thập được một cơ sở dữ liệu đủ lớn. Nhờ vậy, kết luận rút ra khá rõ ràng và mang tính thuyết phục cao. Trước đây, câu hỏi về ảnh hưởng của thứ tự sinh lên tính cách và trí thông minh của con người thường chỉ được giải thích bằng lý thuyết, nhưng cho đến nay là một nghiên cứu thực nghiệm khá thành công.
Mặc dù vậy giới khoa học trên thế giới nói chung vẫn chưa chính thức công nhận về tính chính xác của nghiên cứu này.