Minh Thư
Well-known member
Đoạn clip quay lại cảnh phía Bắc Việt Nam, nhìn từ độ cao 400 km nhận được sự quan tâm lớn từ người dùng trong nước.
Trên mạng xã hội video ngắn, một đoạn clip quay cảnh Việt Nam nhìn từ ngoài vũ trụ nhận được sự quan tâm lớn của người dùng. Chỉ sau 14h đăng tải, video nói trên đạt hơn 1,4 triệu lượt xem cùng hàng nghìn bình luận. Trong đó, lượng tương tác từ người dùng Việt Nam chiếm áp đảo.
Nhiều tài khoản thể hiện sự thích thú khi quan sát được đất nước ở độ cao hiếm thấy. Góc quay của phi hành gia đặt từ hướng Đông, bao trọn khu vực phía Bắc và một số tỉnh miền Trung.
Trên Facebook, nhiều trang có lượng người theo dõi lớn đăng lại đoạn video nói trên với chú thích "Một phi hành gia đã quay cảnh Việt Nam theo yêu cầu của người dùng trước khi lên trạm vũ trụ". Nhiều tài khoản còn bình luận cảm ơn, chúc phi hành đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ ngoài không gian. Tuy nhiên, thông tin nói trên không đúng sự thật.
Tài khoản đăng đoạn video là của ông Oleg Artemyev, phi hành gia người Nga, từng có thời gian làm việc tại trạm vũ trụ ISS. Nhiệm vụ gần nhất của ông Artemyev ngoài không gian diễn ra vào ngày 18/3/2022. Phi hành gia này giữ chức vụ chỉ huy Trạm Vũ trụ Quốc tế từ tháng 5/2022. Ông ở trên không gian 195 ngày trước khi trở lại Trái đất vào tháng 9 cùng năm.
Phi hành gia người Nga sở hữu một trang blog chuyên về khoa học vũ trụ, cùng kênh YouTube và TikTok. Tại đây, ông chia sẻ nhiều hoạt động trên ISS và các cảnh quay về Trái đất. Các đoạn clip được ông chia sẻ dần từ lúc kết thúc nhiệm vụ.
Không chỉ Việt Nam, ông Oleg Artemyev đăng nhiều video quang cảnh các nước như Mỹ, Trung Quốc, Indonesia… nhìn từ không gian. Đây là các đoạn clip được ghi lại lúc ông ở trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Hiện tại, phi hành gia người Nga không còn ở ngoài không gian.
Ngoài ra, việc kết nối Internet trên ISS là một điều xa xỉ. Khoảng cách gần 400 km so với Trái đất là rào cản chính khiến tín hiệu khó được duy trì. Mức ping (độ trễ) các phi hành gia phải trải nghiệm thường xuyên ở mức 240.000-1,4 triệu ms. Một số người mang laptop cá nhân để liên lạc với gia đình. Tuy nhiên, mức sử dụng rất giới hạn và khả năng tương tác ở mức thấp.
Do vậy, việc một phi hành gia ở ngoài không gian có thể đăng clip lên TikTok và hoạt động thường xuyên trên mạng xã hội là điều bất khả thi.
Trên mạng xã hội video ngắn, một đoạn clip quay cảnh Việt Nam nhìn từ ngoài vũ trụ nhận được sự quan tâm lớn của người dùng. Chỉ sau 14h đăng tải, video nói trên đạt hơn 1,4 triệu lượt xem cùng hàng nghìn bình luận. Trong đó, lượng tương tác từ người dùng Việt Nam chiếm áp đảo.
Nhiều tài khoản thể hiện sự thích thú khi quan sát được đất nước ở độ cao hiếm thấy. Góc quay của phi hành gia đặt từ hướng Đông, bao trọn khu vực phía Bắc và một số tỉnh miền Trung.
Trên Facebook, nhiều trang có lượng người theo dõi lớn đăng lại đoạn video nói trên với chú thích "Một phi hành gia đã quay cảnh Việt Nam theo yêu cầu của người dùng trước khi lên trạm vũ trụ". Nhiều tài khoản còn bình luận cảm ơn, chúc phi hành đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ ngoài không gian. Tuy nhiên, thông tin nói trên không đúng sự thật.
Tài khoản đăng đoạn video là của ông Oleg Artemyev, phi hành gia người Nga, từng có thời gian làm việc tại trạm vũ trụ ISS. Nhiệm vụ gần nhất của ông Artemyev ngoài không gian diễn ra vào ngày 18/3/2022. Phi hành gia này giữ chức vụ chỉ huy Trạm Vũ trụ Quốc tế từ tháng 5/2022. Ông ở trên không gian 195 ngày trước khi trở lại Trái đất vào tháng 9 cùng năm.
Phi hành gia người Nga sở hữu một trang blog chuyên về khoa học vũ trụ, cùng kênh YouTube và TikTok. Tại đây, ông chia sẻ nhiều hoạt động trên ISS và các cảnh quay về Trái đất. Các đoạn clip được ông chia sẻ dần từ lúc kết thúc nhiệm vụ.
Không chỉ Việt Nam, ông Oleg Artemyev đăng nhiều video quang cảnh các nước như Mỹ, Trung Quốc, Indonesia… nhìn từ không gian. Đây là các đoạn clip được ghi lại lúc ông ở trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Hiện tại, phi hành gia người Nga không còn ở ngoài không gian.
Ngoài ra, việc kết nối Internet trên ISS là một điều xa xỉ. Khoảng cách gần 400 km so với Trái đất là rào cản chính khiến tín hiệu khó được duy trì. Mức ping (độ trễ) các phi hành gia phải trải nghiệm thường xuyên ở mức 240.000-1,4 triệu ms. Một số người mang laptop cá nhân để liên lạc với gia đình. Tuy nhiên, mức sử dụng rất giới hạn và khả năng tương tác ở mức thấp.
Do vậy, việc một phi hành gia ở ngoài không gian có thể đăng clip lên TikTok và hoạt động thường xuyên trên mạng xã hội là điều bất khả thi.