SỰ TỬ TẾ LÀ GÌ ? SỨC MẠNH CỦA SỰ TỬ TẾ TRONG CUỘC SỐNG

Sự tử tế là một nét đẹp trong lối sống, cách sống của mỗi con người. Từ xưa đến nay giá trị của sự tử tế luôn là thước đo của những chuẩn mực đạo đức và sự tử tế có một sức mạnh vô cùng to lớn trong cuộc sống của con người. Xã hội càng nhiều người tử tế thì càng văn minh, lành mạnh và đầy ắp tình người.

Sự Tử Tế Là Gì?
Sự Tử Tế Là Gì?SỰ TỬ TẾ LÀ GÌ? THẾ NÀO LÀ NGƯỜI TỬ TẾ?
Sự tử tế có nghĩa là sự cẩn thận, kĩ lưỡng, thận trọng, chu đáo trong công việc, trong lối sống và trong cách đối xử với mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng nhân ái, biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân từ, hoà hợp với thế giới xung quanh, đề cao đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương, lẽ công bằng. Người sống tử tế luôn biết nâng niu, quý trọng từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhất trong cuộc sống để tạo nên lối sống đẹp, được nhiều người yêu mến, quý trọng.

Có thể nói, sự tử tế là âm vang êm dịu nhất của tấm lòng nhân ái. Sự tử tế giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc, làm quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, xã hội tiến bộ, văn minh hơn. Nhờ biết sống tử tế, con người biết đồng cảm, yêu thương và sẻ chia với nhau nhiều hơn, sâu sắc hơn.

Thế nào là người tử tế?

SỨC MẠNH CỦA SỰ TỬ TẾ TRONG CUỘC SỐNG
Lời lẽ tốt đẹp có thể ngắn và dễ nói nhưng vang vọng của chúng là vô tận mãi mãi. Khi mỗi người biết sống tử tế với nhau, xã hội sẽ phát triển lành mạnh, đạo đức được đề cao, tình yêu thương lan toả, pháp luật được tôn trọng, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

Bạn có thể có tất cả trong cuộc sống nếu bạn biết cho đi những gì người khác muốn. Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng. Hãy biết cống hiến nhiều hơn là thụ hưởng, cho đi nhiều hơn là nhận về để làm đẹp cuộc sống xung quanh bạn.

Lan tỏa sự tử tế trong đời sống phải bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá nhân. Tiếp đến là thực hành trong nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu. Sau cùng là ngoài xã hội – nơi con người có có hội thể hiện sự tử tế của mình một cách chân thực nhất. Nhưng quan trọng nhất là hãy bắt đầu từ chính bản thân của mỗi con người. Hãy tử tế từ trong trái tim, đến lời nói, thái độ sống và hành động.

Sự tử tế cần được rèn luyện và thực hành từ ý thức mỗi cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

Như bông hoa nở giữa khu vườn, sự tử tế tôn vinh vẻ đẹp nhân cách và đạo đức của con người. Hãy luôn sống tử tế dẫu rằng cuộc sống chưa hẳn đã đáp trả lại cho bạn những gì bạn mong muốn. Hãy biết cho đi để được nhận lại. Hãy cống hiến hơn là thụ hưởng. Hãy nhớ rằng, lợi ích là cái đến cuối cùng sau một chuỗi những hành động hữu ích.
Hãy biết cho đi để được nhận lại. Hãy cống hiến hơn là thụ hưởng

Hãy biết cho đi để được nhận lại. Hãy cống hiến hơn là thụ hưởng
LÀM SAO ĐỂ SỐNG TỬ TẾ MỖI NGÀY?
Trở thành người tử tế không phải là chuyện dễ dàng. Đôi khi phải mất một vài nỗi lực thực sự để có thể trở nên tử tế như chúng ta mong muốn nhận được, nhưng để thực hiện việc thay đổi nhận thức và bắt đầu tìm kiếm sự tử tế cần rất rất nhiều nỗ lực. Thói quen tử tế bắt đầu từ một vài hành động nhỏ, nhưng nó sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả mà bạn sẽ nhận được từ những cử chỉ nhỏ ấy.

1. HÀNH ĐỘNG VỚI MỤC ĐÍCH TỐT
Tìm hiểu cách thể hiện hành động với những mục đích tốt có thế giúp bạn cái thiện tâm lý và giúp bạn tự tạo ra những hành động tốt. Việc nhận thức được mục đích tốt cũng giúp những hành động tốt của bạn trở nên có ý nghĩa hơn với người nhận nó.

2. CỐ GẮNG NHÌN NGƯỜI KHÁC MỘT CÁCH LẠC QUAN
Một cách trở nên tử tế dễ dàng khi bạn thông cảm với những việc người khác đã trải qua. Cố gắng tưởng tượng bạn là người đó, và nghĩ cách làm thế nào để có thế ảnh hưởng đến họ. Làm những điều mà bạn mong người khác sẽ làm vì bạn, nếu bạn là họ.

3. DỪNG LẠI KHI BẠN ĐANG CẢM THẤY GIẬN DỮ
Tử tế sẽ trở nên dễ dàng hơn đang làm việc tốt, tuy nhiên thực tế thường mọi người sẽ quên việc nhận cảm xúc lúc đó của họ. Khi bạn cảm thấy giận dữ hay nản lòng, hãy dừng lại và cố gằng giữ bình tĩnh.

4. CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN
Khi bạn có thái độ cách biệt với bản thân từ nhưng hành động của bạn, bởi sự bào chữa cho chúng như sự trả thù hoặc xứng đáng bị vậy, bạn cho phép bản thân trở thành một con người ích kỷ. Thay vào đó, hãy có trách nhiệm với hành động của mình.

5. NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP CÓ THỂ LÀM CHO NGƯỜI KHÁC
Đặt địa vị vào người khác và cảm thông, tìm kiếm những điều mà bạn đang có nhiều hơn người khác để bắt đầu. Bây giờ, hãy tưởng tượng những người đau khổ mà bạn biết sau cùng mình cũng giống họ, nghĩ về điều đó có nghĩa với bạn nếu đặt cùng địa vị giống nhau.

6. NHỚ RẰNG: LÚA CHÍN CÚI ĐẦU, SÔNG SÂU TĨNH LẶNG
Dù bạn tài giỏi, thành công, quyền lực thì cũng không nên tự phụ, xem nhẹ người khác. Cuộc sống này muôn màu, ai cũng có sở trường và con đường thành công riêng, việc của mình là quan sát để học hỏi những điều tốt của người khác để bản thân ngày càng tiến bộ thay vì tỏ ra mình giỏi hơn người.

NHỮNG CÂU NÓI HAY CỦA SỰ TỬ TẾ ĐÁNG SUY NGẪM
1. Tử tế trong lời nói tạo ra sự tự tin. Lòng tốt trong suy nghĩ tạo ra sự vĩ đại. Lòng tốt cho đi tạo ra tình yêu.

2. Tôi sẽ đi qua thế giới này nhưng một lần. Vì vậy, bất kỳ điều tốt nào tôi có thể làm hoặc bất kỳ lòng tốt nào tôi có thể thể hiện với bất kỳ con người nào, hãy để tôi làm điều đó ngay bây giờ. Hãy để tôi không trì hoãn nó hoặc bỏ qua nó, vì tôi sẽ không vượt qua con đường này một lần nữa.

3. Lòng tốt là ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể nhìn thấy.

4. Mỗi phút mỗi giờ mỗi ngày, bạn đang tạo ra thế giới – giống như bạn đang tạo ra chính mình – và bạn cũng có thể làm điều đó với sự hào phóng, tử tế và phong cách.

5. Có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ tự trọng càng cao, người ta càng có xu hướng đối xử với người khác bằng sự tôn trọng, tử tế và rộng lượng.

6. Tự hỏi bản thân: Hôm nay bạn đã tử tế chưa? Hãy biến lòng tốt thành phương thức hoạt động hàng ngày của bạn và thay đổi thế giới của bạn.

7. Khi bạn làm điều gì đó cao thượng và tốt đẹp và không ai để ý thấy, đừng buồn. Bởi mặt trời mỗi sáng đều là một cảnh tượng kỳ diễm và thế mà hầu hết khán giả vẫn đều đang ngủ.

8. Điều đáng quý nhất trong cuộc đời của mỗi người chính là những nghĩa cử tốt đẹp đối với người khác – những nghĩa cử nhỏ bé, không tên mà chính người đó cũng đã quên đi. Bạn có thể tìm thấy sự thông thái nào vĩ đại hơn lòng tốt?

9. Phần đẹp nhất trong đời một người tốt là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh, không được nhớ đến.

10. Tất cả mọi thứ đều có thể nhìn thấy dưới ánh sáng của lòng nhân đức và vì vậy, trong khía cạnh của cái đẹp; bởi cái đẹp là hiện thực giản đơn được nhìn qua con mắt yêu thương.
 

binhtrieu

Administrator
Staff member
Có lẽ nhiều em nhân sự trẻ sẽ cần.
Bài viết cực kỳ quý cho một thế hệ nhân sự trẻ-rất-khác: khác mình hồi trẻ, khác tất cả các thế hệ đồng nghiệp & (rất nhiều) staff mà mình đã làm việc, mentor, train trước đây.
Các bạn nên đọc & suy ngẫm, hy vọng ai cũng rút ra được một vài điều tâm đắc.
————————————
TỬ TẾ TRONG CÔNG VIỆC LÀ GÌ?
1. Tử tế, trước hết là luôn tìm kiếm những người tử tế để hợp tác, để làm việc cùng; và tạo điều kiện cho những người tử tế được phát triển trong tổ chức.
2. Tử tế, là luôn gắn lợi ích của công ty với lợi ích của khách hàng, không làm điều gì lợi cho công ty nhưng thiệt cho khách hàng.
3. Tử tế, là luôn đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân; lợi ích One Searefico cao hơn lợi ích của đơn vị; tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo phải dựa trên giá trị bản thân hơn là mối quan hệ cá nhân.
4. Tử tế, là luôn nghĩ đến người khác trong công việc của mình. Luôn hướng đến sự thuận tiện của người khác, i.e. gửi báo cáo sao cho người đọc dễ hiểu đọc xong không cần hỏi lại, làm cho tốt một lần để người khác có thể dùng nhiều lần.
5. Tử tế, là tìm cách làm mọi việc một cách tốt nhất trong thời gian ngắn nhất, vì kết quả đầu ra của người này/quá trình này là đầu vào của người khác/quá trình khác.
6. Tử tế, là biết nói có và biết nói không. Có ủng hộ, có phản đối. Có chính kiến và biết cách thể hiện. Chính trực với bản thân mình trước đã.
7. Tử tế, là nói đi đôi với làm. Đúng hẹn. Đúng cam kết. Điều gì không muốn cho mình thì đừng làm điều đó với người ta.
8. Tử tế, là luôn tìm cách nhận và tìm cách cho. Ta không thể cho ai cái mình không có. Để nhận phải luôn cầu thị và năng học hỏi, tìm người giỏi, sách hay, khoá học tốt để học. Từ đó mới có để cho đi; và cho đi không phải để nhận lại.
9. Tử tế, là có lòng biết ơn, và thể hiện sự hàm ơn đó trong công việc hàng ngày. Chúng ta đi làm để giải quyết vấn đề, nhìn ra được vấn đề là được ơn. Nói lời cảm ơn với những người làm được gì đó cho mình, và lời xin lỗi khi thấy mình có lỗi.
10. Tử tế, là đòi cho được nợ. Phải đòi nợ cho được để không phụ lòng những người đã đồng công góp sức với mình nhưng chưa được bù đắp. Đòi cho được nợ cũng để trả cho được nợ (nợ nhà cung cấp, nhà thầu phụ, nhân viên nghỉ hưu, thôi việc theo chế độ…)

Bài viết của anh Lê Tấn Phước, Chủ tịch Searefico
Trích từ Facebook chị Rosie Đào Hạnh Giang, đúng nội dung quý, đúng thời điểm cần.
 
Bên trên