Phuong Nam
Well-known member
Bà Rịa - Vũng Tàu - Trong thời tiết nắng nóng, kèm với những cơn mưa đầu mùa cũng là thời gian thường xuất hiện các loài sâu biển, sứa biển. Bình thường chúng vô hại, tuy nhiên đôi khi có thể gây ngứa, bỏng rát làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tắm biển.
Nhiều sứa bị sóng đánh dạt lên bãi cát ở Vũng Tàu. Ảnh: T.A
Ông Phạm Khắc Tộ - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khách du lịch TP.Vũng Tàu cho biết, việc xuất hiện sâu biển, sứa biển vào những ngày nắng nóng trong năm là hiện tượng tự nhiên, không đáng lo ngại, đến tháng 7 chúng tự biến mất.
Tuy nhiên, khi tắm biển mà không may đụng phải, lông sâu cắm vào người gây ngứa. Nhiều người không biết và gãi nhiều dẫn đến xước da, nhiễm trùng nên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mùa này cũng là mùa nở rộ của sứa biển. Đa phần sứa biển đều vô hại, tuy nhiên một số loại có độc tố mạnh, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tắm biển.
Sứa biển trôi nổi trong làn nước. Loại sứa biển này có thể ăn được, tuy nhiên vẫn có thể gây ngứa nhẹ khi tiếp xúc. Ảnh: T.A
Nhiều loài sứa có thể ăn được, nhưng một số loài có gai độc, khi cắm vào da sẽ gây ngứa, bỏng rát. Nhất là khi mưa xuống gai sứa sẽ tiết chất độc nhiều hơn. Vì thế khi tắm biển cũng nên chú ý, tránh những khu vực có nhiều sâu, sứa biển để hạn chế tiếp xúc.
Hình ảnh sâu biển có thể gây ngứa cho người tắm biển.
Trung tâm hỗ trợ khách du lịch TP.Vũng Tàu cũng đưa ra những biện pháp xử lý khi bất chợt thấy ngứa, bỏng rát lúc đang tắm biển để du khách nắm bắt và thực hiện, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bạn bè, gia đình. Nội dung này đã được trung tâm in thành tờ rơi để phát cho du khách nắm bắt:
-Khi bị sâu biển đốt phải ngay lập tức đi rửa vùng da bị thương, sử dụng nước muối hoặc nước sạch để tẩy trùng lớp độc của chúng. Tuyệt đối không gãi vì có nguy cơ lan rộng vùng nhiễm độc và khiến chúng thấm sâu vào da. Ngoài ra có thể sử dụng tỏi tươi đập nhuyễn đắp lên vết thương sẽ bớt đi cảm giác đau, ngứa. Nếu tình trạng bị nặng thì cần đến gặp bác sĩ để khám chữa.
-Khi bị sứa đốt ngay lập tức phải rửa kỹ vết thương bằng nước muối, có thể dùng ngay nước biển (nhưng tuyệt đối không dùng nước ngọt vì là chất kích thích những tế bào sứa chứa gai nhọn tiếp tục phóng độc, làm vết thương sẽ lan rộng ra hoặc bị nặng thêm). Trường hợp các xúc tu sứa còn dính trên da thì phải đeo bao tay gỡ ra. Sau đó dùng nước cốt chanh, giấm loãng, thoa đều lên vết thương nhiều lần, nọc sứa sẽ được trung hòa dần dần và vết thương sẽ dịu lại.
Nhiều sứa bị sóng đánh dạt lên bãi cát ở Vũng Tàu. Ảnh: T.A
Ông Phạm Khắc Tộ - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khách du lịch TP.Vũng Tàu cho biết, việc xuất hiện sâu biển, sứa biển vào những ngày nắng nóng trong năm là hiện tượng tự nhiên, không đáng lo ngại, đến tháng 7 chúng tự biến mất.
Tuy nhiên, khi tắm biển mà không may đụng phải, lông sâu cắm vào người gây ngứa. Nhiều người không biết và gãi nhiều dẫn đến xước da, nhiễm trùng nên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mùa này cũng là mùa nở rộ của sứa biển. Đa phần sứa biển đều vô hại, tuy nhiên một số loại có độc tố mạnh, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tắm biển.
Sứa biển trôi nổi trong làn nước. Loại sứa biển này có thể ăn được, tuy nhiên vẫn có thể gây ngứa nhẹ khi tiếp xúc. Ảnh: T.A
Nhiều loài sứa có thể ăn được, nhưng một số loài có gai độc, khi cắm vào da sẽ gây ngứa, bỏng rát. Nhất là khi mưa xuống gai sứa sẽ tiết chất độc nhiều hơn. Vì thế khi tắm biển cũng nên chú ý, tránh những khu vực có nhiều sâu, sứa biển để hạn chế tiếp xúc.
Hình ảnh sâu biển có thể gây ngứa cho người tắm biển.
Trung tâm hỗ trợ khách du lịch TP.Vũng Tàu cũng đưa ra những biện pháp xử lý khi bất chợt thấy ngứa, bỏng rát lúc đang tắm biển để du khách nắm bắt và thực hiện, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bạn bè, gia đình. Nội dung này đã được trung tâm in thành tờ rơi để phát cho du khách nắm bắt:
-Khi bị sâu biển đốt phải ngay lập tức đi rửa vùng da bị thương, sử dụng nước muối hoặc nước sạch để tẩy trùng lớp độc của chúng. Tuyệt đối không gãi vì có nguy cơ lan rộng vùng nhiễm độc và khiến chúng thấm sâu vào da. Ngoài ra có thể sử dụng tỏi tươi đập nhuyễn đắp lên vết thương sẽ bớt đi cảm giác đau, ngứa. Nếu tình trạng bị nặng thì cần đến gặp bác sĩ để khám chữa.
-Khi bị sứa đốt ngay lập tức phải rửa kỹ vết thương bằng nước muối, có thể dùng ngay nước biển (nhưng tuyệt đối không dùng nước ngọt vì là chất kích thích những tế bào sứa chứa gai nhọn tiếp tục phóng độc, làm vết thương sẽ lan rộng ra hoặc bị nặng thêm). Trường hợp các xúc tu sứa còn dính trên da thì phải đeo bao tay gỡ ra. Sau đó dùng nước cốt chanh, giấm loãng, thoa đều lên vết thương nhiều lần, nọc sứa sẽ được trung hòa dần dần và vết thương sẽ dịu lại.