Sứa đỏ chấm bỗng là món ăn chơi lạ miệng, có tác dụng giải nhiệt, thường chỉ xuất hiện vào đầu mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5.
Sứa đỏ được bán nhiều ở các gánh hàng rong hay quán ăn vỉa hè ở Hà Nội, nhưng có nguồn gốc từ Hải Phòng. Giống sứa để chế biến món ăn này thường chỉ được đánh bắt ở vùng biển nơi có rừng ngập mặn như sú, đước.
Món đặc sản sứa đỏ chấm bỗng Hải Phòng.
Chủ một cơ sở chế biến sứa ở Đồ Sơn, chị Thanh Xuân (34 tuổi, người Hải Phòng) cho biết sứa tươi nguyên bản từ biển có màu trắng. Sứa còn sống có nhiều độc tố, tập trung tại các xúc tu. Vì vậy trước khi ăn, người chế biến sẽ ngâm hoặc muối sứa trong các chum, vại để loại bỏ chất độc.
Ở biển Đồ Sơn, người dân thường muối sứa với nước quả vẹt, một loại cây chỉ sống ở vùng nước lợ ven biển. Các công đoạn bao gồm mổ sứa, loại bỏ nhớt, rửa sạch, cắt khúc thành những tảng nhỏ rồi ngâm cùng nước quả vẹt trong khoảng 3-4 tuần. Khi sứa chuyển sang màu như bã trầu là có thể ăn được.
Món sứa đỏ chấm bỗng được bán nhiều tại các khu chợ của Hải Phòng như chợ Cát Bi, An Đà, Cố Đạo. Trong số đó, phải kể đến quán của bà Nguyễn Kim Oanh (56 tuổi, Hải Phòng) nằm ở số 42 Trần Nhật Duật, khu vực chợ Cố Đạo.
Mở bán được hơn 30 năm, quán bà Oanh là địa chỉ nổi tiếng ở trung tâm thành phố. Vào cuối tuần, nhiều khách đi food tour tìm đến quán bà ăn thử món sứa đỏ trứ danh đất Cảng. Quán mở từ 15h đến 19h hàng ngày. Có thời điểm, mặt bằng rộng khoảng 30 m2 nhà bà Oanh không đủ chỗ, phải nhờ nhà đối diện để xếp bàn cho khách ngồi.
Mặt tiền quán của bà Oanh trên phố Trần Nhật Duật.
Sứa nhà bà Oanh được lấy trực tiếp từ biển Đồ Sơn. Bí quyết chọn sứa ngon của bà là phần thịt phải trong như thạch, mềm và mọng nước. Khi bày bán, sứa được xếp thành từng lớp trong chậu nhỏ. Có thể vắt thêm ít chanh hoặc quất để sứa dậy mùi thơm nhẹ.
Để làm nên hương vị cho món sứa đỏ, ngoài thịt sứa phải kể đến nước chấm đặc trưng là bỗng. Bỗng được nấu từ cà chua, tỏi, ớt, nước cốt dừa, bỗng rượu nếp, bột sắn. Bà Oanh nêm gia vị theo công thức riêng để tạo nên một loại nước chấm màu vàng hơi sẫm, có độ đặc, sánh.
Khi khách gọi món, bà Oanh lấy sứa, cắt nhỏ thành từng miếng khoảng 3-4 cm cho vào đĩa, thêm dứa và cùi dừa tươi. Bỗng được múc ra bát, rắc thêm lạc rang, bày cùng khay đựng các loại lá ăn kèm như xà lách, tía tô, lá mơ, lá sung, húng quế, lá răng cưa. Ăn đúng cách là phải lấy các loại lá kể trên kèm cuốn sứa, cùi dừa và dứa cuốn lại, chấm vào bát bỗng vẫn còn nóng rồi thưởng thức.
Thịt sứa dai giòn, thanh mát, có vị chua và ngọt nhẹ, khi nhai phát ra âm thanh sần sật. Bỗng là sự kết hợp của tất cả các vị chua, cay, mặn, ngọt. Sự kết hợp giữa thịt sứa với vị bùi của cùi dừa, vị đắng nhẹ và mùi thơm của các loại rau mang đến hương vị độc đáo.
Mỗi ngày, quán bà Oanh bán được trung bình khoảng 30 kg sứa. Giá của một đĩa sứa đỏ chấm bỗng là 40.000 đồng. Nếu mua theo cân sẽ có giá 150.000 đồng.
Trẻ em cũng có thể thưởng thức món sứa đỏ chấm bỗng.
Gọi là đặc sản nhưng đây là món khá kén người ăn. Ngay cả với người Hải Phòng, không phải ai cũng thích và có thể ăn được. Một số thực khách lần đầu thưởng thức nhận xét món ăn khá lạ, khó miêu tả, vì cảm giác không sống cũng không chín.
Nhưng có rất nhiều người mê món ăn này. Chị Phạm Thúy (38 tuổi, Hải Phòng) là khách quen ở quán bà Oanh nhiều năm. Một tuần chị ghé quán 3-4 lần để mua sứa về làm món ăn vặt cho gia đình. Chị biết đến quán từ chồng. Chồng chị ăn đây từ khi chưa lập gia đình, giờ anh chị đã có con trai 16 tuổi.
Chị Thúy cho biết sứa ngon là loại có nhiều chân, phần dai và giòn nhất của con sứa. Nước chấm bỗng được bà Oanh nấu ngọt, mặn vừa phải. Bản thân sứa ngâm đã có vị chua nhẹ, nếu không biết điều chế gia vị sẽ khiến món sứa bị chua, khó ăn.
Sứa đỏ là món ăn có tác dụng giải nhiệt vào mùa hè. Tuy nhiên, dù đã được ngâm hoặc muối để loại bỏ độc tố, món ăn này vẫn có thể gây dị ứng, ngộ độc trong một số trường hợp. Theo các chuyên gia của Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế, những người có sức đề kháng kém (mới ốm dậy, bị suy nhược cơ thể) hoặc trẻ em dưới 8 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện không nên ăn món này.
Đối với những người mới ăn lần đầu, kinh nghiệm để biết được có bị dị ứng thịt sứa hay không là nên ăn thử miếng nhỏ trước, sau đó đợi khoảng 10-15 phút xem phản ứng của cơ thể. Nếu không có hiện tượng gì bất thường, thực khách có thể thoải mái thưởng thức.
Sứa đỏ được bán nhiều ở các gánh hàng rong hay quán ăn vỉa hè ở Hà Nội, nhưng có nguồn gốc từ Hải Phòng. Giống sứa để chế biến món ăn này thường chỉ được đánh bắt ở vùng biển nơi có rừng ngập mặn như sú, đước.
Món đặc sản sứa đỏ chấm bỗng Hải Phòng.
Chủ một cơ sở chế biến sứa ở Đồ Sơn, chị Thanh Xuân (34 tuổi, người Hải Phòng) cho biết sứa tươi nguyên bản từ biển có màu trắng. Sứa còn sống có nhiều độc tố, tập trung tại các xúc tu. Vì vậy trước khi ăn, người chế biến sẽ ngâm hoặc muối sứa trong các chum, vại để loại bỏ chất độc.
Ở biển Đồ Sơn, người dân thường muối sứa với nước quả vẹt, một loại cây chỉ sống ở vùng nước lợ ven biển. Các công đoạn bao gồm mổ sứa, loại bỏ nhớt, rửa sạch, cắt khúc thành những tảng nhỏ rồi ngâm cùng nước quả vẹt trong khoảng 3-4 tuần. Khi sứa chuyển sang màu như bã trầu là có thể ăn được.
Món sứa đỏ chấm bỗng được bán nhiều tại các khu chợ của Hải Phòng như chợ Cát Bi, An Đà, Cố Đạo. Trong số đó, phải kể đến quán của bà Nguyễn Kim Oanh (56 tuổi, Hải Phòng) nằm ở số 42 Trần Nhật Duật, khu vực chợ Cố Đạo.
Mở bán được hơn 30 năm, quán bà Oanh là địa chỉ nổi tiếng ở trung tâm thành phố. Vào cuối tuần, nhiều khách đi food tour tìm đến quán bà ăn thử món sứa đỏ trứ danh đất Cảng. Quán mở từ 15h đến 19h hàng ngày. Có thời điểm, mặt bằng rộng khoảng 30 m2 nhà bà Oanh không đủ chỗ, phải nhờ nhà đối diện để xếp bàn cho khách ngồi.
Mặt tiền quán của bà Oanh trên phố Trần Nhật Duật.
Sứa nhà bà Oanh được lấy trực tiếp từ biển Đồ Sơn. Bí quyết chọn sứa ngon của bà là phần thịt phải trong như thạch, mềm và mọng nước. Khi bày bán, sứa được xếp thành từng lớp trong chậu nhỏ. Có thể vắt thêm ít chanh hoặc quất để sứa dậy mùi thơm nhẹ.
Để làm nên hương vị cho món sứa đỏ, ngoài thịt sứa phải kể đến nước chấm đặc trưng là bỗng. Bỗng được nấu từ cà chua, tỏi, ớt, nước cốt dừa, bỗng rượu nếp, bột sắn. Bà Oanh nêm gia vị theo công thức riêng để tạo nên một loại nước chấm màu vàng hơi sẫm, có độ đặc, sánh.
Khi khách gọi món, bà Oanh lấy sứa, cắt nhỏ thành từng miếng khoảng 3-4 cm cho vào đĩa, thêm dứa và cùi dừa tươi. Bỗng được múc ra bát, rắc thêm lạc rang, bày cùng khay đựng các loại lá ăn kèm như xà lách, tía tô, lá mơ, lá sung, húng quế, lá răng cưa. Ăn đúng cách là phải lấy các loại lá kể trên kèm cuốn sứa, cùi dừa và dứa cuốn lại, chấm vào bát bỗng vẫn còn nóng rồi thưởng thức.
Thịt sứa dai giòn, thanh mát, có vị chua và ngọt nhẹ, khi nhai phát ra âm thanh sần sật. Bỗng là sự kết hợp của tất cả các vị chua, cay, mặn, ngọt. Sự kết hợp giữa thịt sứa với vị bùi của cùi dừa, vị đắng nhẹ và mùi thơm của các loại rau mang đến hương vị độc đáo.
Mỗi ngày, quán bà Oanh bán được trung bình khoảng 30 kg sứa. Giá của một đĩa sứa đỏ chấm bỗng là 40.000 đồng. Nếu mua theo cân sẽ có giá 150.000 đồng.
Trẻ em cũng có thể thưởng thức món sứa đỏ chấm bỗng.
Gọi là đặc sản nhưng đây là món khá kén người ăn. Ngay cả với người Hải Phòng, không phải ai cũng thích và có thể ăn được. Một số thực khách lần đầu thưởng thức nhận xét món ăn khá lạ, khó miêu tả, vì cảm giác không sống cũng không chín.
Nhưng có rất nhiều người mê món ăn này. Chị Phạm Thúy (38 tuổi, Hải Phòng) là khách quen ở quán bà Oanh nhiều năm. Một tuần chị ghé quán 3-4 lần để mua sứa về làm món ăn vặt cho gia đình. Chị biết đến quán từ chồng. Chồng chị ăn đây từ khi chưa lập gia đình, giờ anh chị đã có con trai 16 tuổi.
Chị Thúy cho biết sứa ngon là loại có nhiều chân, phần dai và giòn nhất của con sứa. Nước chấm bỗng được bà Oanh nấu ngọt, mặn vừa phải. Bản thân sứa ngâm đã có vị chua nhẹ, nếu không biết điều chế gia vị sẽ khiến món sứa bị chua, khó ăn.
Sứa đỏ là món ăn có tác dụng giải nhiệt vào mùa hè. Tuy nhiên, dù đã được ngâm hoặc muối để loại bỏ độc tố, món ăn này vẫn có thể gây dị ứng, ngộ độc trong một số trường hợp. Theo các chuyên gia của Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế, những người có sức đề kháng kém (mới ốm dậy, bị suy nhược cơ thể) hoặc trẻ em dưới 8 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện không nên ăn món này.
Đối với những người mới ăn lần đầu, kinh nghiệm để biết được có bị dị ứng thịt sứa hay không là nên ăn thử miếng nhỏ trước, sau đó đợi khoảng 10-15 phút xem phản ứng của cơ thể. Nếu không có hiện tượng gì bất thường, thực khách có thể thoải mái thưởng thức.