Từ Minh Quân
Well-known member
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, 20 năm qua, ngành CNTT Việt Nam tăng trưởng gần 300 lần là câu chuyện thần kỳ, chưa từng có ở nước nào.
Tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê sáng 28/4 ở Hà Nội, Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong hai thập kỷ qua, ngành công nghệ Việt Nam đã chuyển đổi từ công nghệ thông tin (CNTT) sang công nghệ số (CNS), từ ứng dụng công nghệ thông tin sang chuyển đổi số (CĐS), từ gia công sang Make in Vietnam, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, từ hệ thống CNTT sang điện toán đám mây, từ thị trường trong nước sang thị trường nước ngoài. Đặc biệt hơn là sự chuyển đổi từ "CNTT là công cụ hỗ trợ" sang "công nghệ số trở thành công cụ sản xuất chính".
"Sức sống của Giải thưởng Sao Khuê là bắt nguồn từ sức sống của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam. 20 năm tăng trưởng gần 300 lần là câu chuyện thần kỳ chưa từng có ở nước nào", Bộ trưởng nói.
Năm 2003, ngành CNTT Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển với doanh thu chỉ gần 500 triệu USD và 5.000 người. Sau hai thập kỷ, ngành đã trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, đồng thời gánh vác sứ mệnh chuyển đổi số quốc gia. Doanh thu ngành năm 2022 nhân lên 300 lần, đạt 148 tỷ USD với tổng nhân lực 1,2 triệu người.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu trong Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê sáng 28/4 tại Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh
Ông Hùng cho rằng, phần mềm Việt Nam phải là động lực tạo ra tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kinh tế Việt Nam muốn phát triển nhanh và bền vững phải dựa vào kinh tế số. Nói đến kinh tế số là nói đến quản trị số, chính phủ số, đô thị thông minh.
Trong khi đó, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (Vinasa) kiêm Chủ tịch HĐQT FPT, cho rằng câu chuyện chuyển đổi số giờ đây không chỉ là hỗ trợ khách hàng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi công nghệ mà phải là hợp tác, kết nối với nhau. Dữ liệu lớn từ đó được hình thành, bài toán lớn được xác định và giải quyết, từ đó sẽ sản sinh ra những mô hình kinh tế số, doanh nghiệp số, quản trị số, tổ chức số mới. Đây là động lực mới cho sự phát triển của đất nước.
Ông Bình khẳng định các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã đủ trưởng thành cả về số lượng và chất lượng để vươn ra quốc tế. "Không đi ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài, Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao", ông nói.
Sao Khuê 2023 trao giải cho 182 sản phẩm, dịch vụ. Ảnh: Tuấn Anh
Năm nay, Giải thưởng Sao Khuê vinh danh 182 đại diện, bao gồm: 15 nền tảng số, 22 dịch vụ giải pháp công nghệ tiên phong, 2 startup số, 38 dịch vụ và 105 giải pháp số. Đặc biệt, 11 đề cử được xếp hạng Sao Khuê 5 sao và 10 đề cử xuất sắc được trao Top 10 Sao Khuê 2023.
Nhân dịp 20 năm, Ban tổ chức cũng trao giải thưởng đặc biệt - Giải thưởng Sao Khuê Cống hiến cho tiến sĩ Mai Liêm Trực và sáu cá nhân khác vì những đóng góp trong việc tạo dựng một ngành CNTT Việt Nam lớn mạnh. Ông Trực là Chủ tịch Hội đồng Bình chọn của Giải thưởng Sao Khuê trong hơn 10 năm.
Tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê sáng 28/4 ở Hà Nội, Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong hai thập kỷ qua, ngành công nghệ Việt Nam đã chuyển đổi từ công nghệ thông tin (CNTT) sang công nghệ số (CNS), từ ứng dụng công nghệ thông tin sang chuyển đổi số (CĐS), từ gia công sang Make in Vietnam, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, từ hệ thống CNTT sang điện toán đám mây, từ thị trường trong nước sang thị trường nước ngoài. Đặc biệt hơn là sự chuyển đổi từ "CNTT là công cụ hỗ trợ" sang "công nghệ số trở thành công cụ sản xuất chính".
"Sức sống của Giải thưởng Sao Khuê là bắt nguồn từ sức sống của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam. 20 năm tăng trưởng gần 300 lần là câu chuyện thần kỳ chưa từng có ở nước nào", Bộ trưởng nói.
Năm 2003, ngành CNTT Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển với doanh thu chỉ gần 500 triệu USD và 5.000 người. Sau hai thập kỷ, ngành đã trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, đồng thời gánh vác sứ mệnh chuyển đổi số quốc gia. Doanh thu ngành năm 2022 nhân lên 300 lần, đạt 148 tỷ USD với tổng nhân lực 1,2 triệu người.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu trong Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê sáng 28/4 tại Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh
Ông Hùng cho rằng, phần mềm Việt Nam phải là động lực tạo ra tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kinh tế Việt Nam muốn phát triển nhanh và bền vững phải dựa vào kinh tế số. Nói đến kinh tế số là nói đến quản trị số, chính phủ số, đô thị thông minh.
Trong khi đó, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (Vinasa) kiêm Chủ tịch HĐQT FPT, cho rằng câu chuyện chuyển đổi số giờ đây không chỉ là hỗ trợ khách hàng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi công nghệ mà phải là hợp tác, kết nối với nhau. Dữ liệu lớn từ đó được hình thành, bài toán lớn được xác định và giải quyết, từ đó sẽ sản sinh ra những mô hình kinh tế số, doanh nghiệp số, quản trị số, tổ chức số mới. Đây là động lực mới cho sự phát triển của đất nước.
Ông Bình khẳng định các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã đủ trưởng thành cả về số lượng và chất lượng để vươn ra quốc tế. "Không đi ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài, Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao", ông nói.
Sao Khuê 2023 trao giải cho 182 sản phẩm, dịch vụ. Ảnh: Tuấn Anh
Năm nay, Giải thưởng Sao Khuê vinh danh 182 đại diện, bao gồm: 15 nền tảng số, 22 dịch vụ giải pháp công nghệ tiên phong, 2 startup số, 38 dịch vụ và 105 giải pháp số. Đặc biệt, 11 đề cử được xếp hạng Sao Khuê 5 sao và 10 đề cử xuất sắc được trao Top 10 Sao Khuê 2023.
Nhân dịp 20 năm, Ban tổ chức cũng trao giải thưởng đặc biệt - Giải thưởng Sao Khuê Cống hiến cho tiến sĩ Mai Liêm Trực và sáu cá nhân khác vì những đóng góp trong việc tạo dựng một ngành CNTT Việt Nam lớn mạnh. Ông Trực là Chủ tịch Hội đồng Bình chọn của Giải thưởng Sao Khuê trong hơn 10 năm.