Tác dụng của gạo lứt là gì?

Quang Phúc Trương

Well-known member
Các loại gạo lứt

các loại gạo lứt

Phân theo chất gạo
  • Lứt tẻ
Gạo lứt tẻ hay còn gọi là gạo lứt trắng. Loại gạo này phổ biến để nấu cơm và là nguyên liệu chính để làm bún gạo lứt, cơm cốm, xôi hoặc cơm gạo lứt cuộn rong biển.

  • Lứt nếp
Gạo lứt nếp là nguyên liệu chính để nấu rượu nếp cái.

Phân theo màu gạo
  • Lứt đỏ
Đây là loại gạo có màu hồng đậm, không dùng thuốc trừ sâu và chủ yếu được sản xuất hữu cơ. Loại gạo này tốt cho người ăn chay, người muốn giảm cân, người cao tuổi, người muốn làm đẹp, trẻ em, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp,..

  • Lứt đen
Loại gạo này là loại gạo hạt nguyên cám màu đen, giá trị dinh dưỡng rất cao và hàm lượng đường thấp. Loại gạo này cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng như: chất xơ, carbohydrate, protein, sắt,..

Tác dụng của gạo lứt

Tác dụng của gạo lứt


Gạo lứt được xem là ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết về tác dụng và lợi ích của nó. Dưới đây là một số tác dụng chính:

Giảm cân

Thành phần trong loại gạo này chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giúp bạn no lâu, ức chế sự thèm ăn. Ngoài ra, gạo còn cung cấp rất ít calo tốt cho người giảm cân.

Tốt cho tim mạch

Nếu sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch, tốt cho quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc bệnh về tim.

Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Loại gạo này có chỉ số đường huyết thấp nên ăn nhiều sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra thành phần trong gạo này giàu chất xơ, axit phytic, polyphenol và dầu, tốt cho người tiểu đường.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Thành phần trong loại gạo này chứa chất chống oxy hóa. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, ung thư, bệnh truyền nhiễm, hô hấp, tiểu đường.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ trong gạo lứt giúp điều hòa nhu động ruột, lớp cám trên gạo lứt giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Thành phần trong gạo này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hợp chất phenolic tốt cho hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống lại hiện tượng nhiễm trùng

Tốt cho xương

Hàm lượng canxi trong gạo này rất nhiều, do đó tốt cho hệ thống xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương và các bệnh về xương.

Tốt cho hệ thần kinh

Gạo lứt chứa một hàm lượng sắt cần thiết cho hệ thần kinh, giúp ngăn ngừa các bệnh về não bộ.

Giảm chứng trầm cảm sau sinh

Loai gạo này còn có khả năng giúp mẹ sau sinh giảm chứng trầm cảm, tức giận, mệt mỏi. Đồng thời tốt cho hệ miễn dịch của các mẹ đang cho con bú.

Ngăn sự phát triển của tế bào ung thư

Gạo lứt chứa nồng độ cao chất Axit gamma-aminobutyric (GABA) giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu và tế bào ung thư vú.

Cách nấu cơm gạo lứt

Cách nấu cơm gạo lứt

Cách nấu cơm gạo lứt chỉ khác so với nấu gạo thường ở chỗ nên ngâm gạo với nước ấm để gạo được mềm và dẻo.

  • Vo gạo, ngâm gạo với nước ấm khoảng 45 phút.
  • Cho cả gạo và nước ngâm vào nồi cơm điện và bấm nút nấu.
  • Khi nồi chuyển sang chế độ hâm là cơm chín.
  • Ủ thêm 10 – 15 phút để cơm mềm, dẻo đều.
Mặc dù gạo lứt tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên dùng. Dưới đây là một số trường hợp không nên uống nước gạo lứt rang thường xuyên.

  • Những người đang bị thiếu Canxi, sắt.
  • Những vận động viên thường xuyên hoạt động thể lực nặng.
  • Người đang bệnh, mới ốm dậy.
  • Những trường hợp đang mắc bệnh về tiêu hóa.
  • Ai đang bị lạnh bụng, đi tiểu lỏng.
  • Những thanh thiếu niên đang tuổi dậy thì.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người già và trẻ em, người sức khỏe yếu.
 
Bên trên