Tác dụng phụ tiềm ẩn của matcha và 3 nhóm người không nên uống

Thanh Thúy

Well-known member
Mặc dù matcha có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng đồ uống này cũng giống như nhiều sản phẩm tự nhiên khác có thể gây ra tác dụng phụ. Vậy cần lưu ý gì khi uống matcha?

Matcha là một loại trà xanh dạng bột được sản xuất theo các quy tắc nghiêm ngặt từ cây trà C. sinensis. Nó có tiềm năng sử dụng để hỗ trợ sức khỏe não bộ nhưng giống như nhiều loại thuốc và sản phẩm tự nhiên, tác dụng phụ, tương tác thuốc có thể xảy ra. Do đó, trước khi dùng matcha thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ để đạt được mục tiêu sức khỏe một cách an toàn.


1733025292170.png

Trà matcha có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên uống quá nhiều mỗi ngày.
1. Tác dụng phụ thường gặp của matcha


Matcha thường an toàn khi dùng với lượng nhỏ và vừa phải, tuy nhiên như nhiều đồ uống khác đều không nên lạm dụng. Nếu uống quá nhiều matcha có thể cảm thấy buồn nôn. Ngoài ra, theo một đánh giá dựa trên một số nghiên cứu, matcha có những tác dụng phụ phổ biến như tác dụng lên huyết áp, gây phát ban và đau bụng. Thông tin về tính an toàn của matcha còn hạn chế nhưng các tác dụng phụ còn có thể bao gồm:

Phản ứng dị ứng: Người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với matcha sẽ gặp các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, ngứa và phát ban. Vì vậy, tránh dùng matcha nếu bị dị ứng với cây trà hoặc các thành phần của nó. Nếu không chắc chắn, hãy hỏi dược sĩ hoặc nhà cung cấp để biết danh sách đầy đủ các thành phần.

Tăng huyết áp: Trà xanh làm tăng huyết áp. Theo lương y Trần Đăng Tài, Hội Đông y thị xã Thái Hoà, Nghệ An, đối với người bệnh tăng huyết áp, chất caffeine trong trà xanh có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng nhịp tim và huyết áp.

Các vấn đề về gan: Với số lượng lớn, trà xanh (800 mg EGCG hoặc cao hơn) có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan.

Giảm hấp thụ sắt: Ở hàm lượng cao, catechin trong trà có thể làm giảm hấp thụ sắt.

2. Tương tác thuốc có thể xảy ra với matcha
Thông tin về các tương tác thuốc có thể xảy ra với matcha còn hạn chế. Các tương tác có thể xảy ra dựa trên các công dụng tiềm ẩn hoặc tác dụng phụ của matcha. Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng matcha cùng với những loại thuốc sau:

Thuốc huyết áp: Trà xanh có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, matcha có thể có tác dụng ngược lại với thuốc huyết áp, chẳng hạn như Zestril (lisinopril).

Thuốc gây ngủ: Matcha có chứa caffeine. Vì vậy, matcha có thể có tác dụng chống lại các loại thuốc gây ngủ như Ambien (zolpidem).

Thuốc kích thích: Matcha có thể có tác dụng cộng hợp và làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của các loại thuốc kích thích khác, chẳng hạn như đơn thuốc điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) như Ritalin (methylphenidate).

3. Những trường hợp nên hạn chế dùng matcha

Mang thai và cho con bú: Nhìn chung, ít thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu trà xanh ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Nhưng ở Italia, lượng tối đa được phép (đã được chấp thuận) hàng ngày là 120 mg epigallocatechin gallate (EGCG) trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. EGCG là một hoạt chất trong matcha với hàm lượng cao. Vì có ít thông tin về tác dụng và độ an toàn của matcha trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, hãy hỏi bác sĩ về lợi ích và rủi ro.

1733025316262.png

Người lớn trên 65 tuổi: Một số người lớn tuổi có thể có khả năng gặp tác dụng phụ của thuốc cao hơn. Vì lý do này, hãy thận trọng khi dùng matcha.

Trẻ em: Trong một nghiên cứu, "lượng tiếp xúc" trung bình với EGCG dao động từ 5 đến 87 mg mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Vì có ít thông tin về tác dụng và tính an toàn của matcha ở trẻ em, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang cân nhắc dùng matcha cho em bé.

Ngoài ra những người bị tăng huyết áp, người gặp các vấn đề về gan nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của mình có thể dùng matcha thường xuyên không.
 
Bên trên