Tác hại của ngủ quá nhiều

linh_449

Linh Linhh
Ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, béo phì và tử vong.

Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ, ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống. Ngủ đủ giấc (7-9 giờ mỗi đêm) không chỉ giúp bạn cảm thấy sảng khoái và sẵn sàng cho một ngày mới mà còn cải thiện khả năng học tập, tốt cho tim và hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, thời gian ngủ quá nhiều (hơn 9-12 giờ mỗi đêm) có thể gây hại cho sức khỏe.

Thời gian ngủ quá dài tăng mệt mỏi và năng lượng thấp, suy giảm chức năng miễn dịch, thay đổi trong phản ứng căng thẳng. Ngủ quá nhiều còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, béo phì và tăng nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân gây ngủ nhiều thường đến từ các tình trạng sức khỏe như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, hội chứng chân không yên, nghiến răng, đau mạn tính. Người bị rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ (buồn ngủ ban ngày quá mức) cũng gây ngủ nhiều. Bệnh suy giáp, bệnh Parkinson, trầm cảm hoặc lo lắng, mất cân bằng hormone... cũng khiến bạn ngủ nhiều hơn.

Thời gian ngủ dài mỗi đêm từ 9-12 giờ gây hại sức khỏe. Ảnh: Freepik

Thời gian ngủ dài mỗi đêm từ 9-12 giờ gây hại sức khỏe

Nghiên cứu của Viện Khoa học y khoa Trung Quốc (khảo sát trên hơn 116.000 người trưởng thành từ 21 quốc gia) cũng chỉ ra, ngủ hơn 8 giờ mỗi ngày (bao gồm cả ngủ trưa) có thể làm nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn. Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học giấc ngủ Stanford, Đại học Y Stanford (Mỹ) trên 20.000 người cho thấy, 8,4% người ngủ từ 9 tiếng trở lên mỗi ngày bị rối loạn tâm trạng và có nguy cơ ngủ quên cao gấp 3-12 lần. Những người có chất lượng cuộc sống kém hơn từ 2-4 lần so với người ngủ ít hơn, đủ giấc và đúng cách (5-7 giờ mỗi đêm).

Theo Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ, chăm sóc chất lượng giấc ngủ và điều chỉnh thời gian ngủ đúng cách giúp tránh nhiều bệnh mạn tính. Mọi người có thể áp dụng các mẹo để hạn chế ngủ quá dài như thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày (cả cuối tuần), tránh để ánh sáng khi ngủ và thức dậy với ánh sáng tự nhiên (ánh nắng mặt trời)...

Nếu bạn vẫn thấy mình thường xuyên ngủ quên (ngủ kéo dài) sau khi thực hiện những thay đổi này, hãy kiểm tra sức khỏe để loại trừ các bệnh tiềm ẩn như tiểu đường, rối loạn giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ...
 
Bên trên