Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Giờ đây, camera của điện thoại thông minh đã chính thức nằm ngoài tầm kiểm soát, khiến nhiều người dùng choáng ngợp.
Camera điện thoại đang có thiết kế “khổng lồ”
Trong cả thập kỷ qua, điện thoại thông minh không phát triển nhiều ngoài thiết kế cốt lõi: “hình chữ nhật với 2 mặt kính” phổ biến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thiết kế của chúng không thực sự thay đổi. Trên thực tế, nhiều khía cạnh khác nhau của thiết kế điện thoại đã thay đổi, bao gồm: màn hình gần như không viền, vật liệu chắc chắn hơn hay điện thoại màn hình gập lại.
Cụm camera siêu lớn của OnePlus 11.
Rõ ràng, không phải mọi thay đổi đó đều tốt hơn. Vài năm qua, công chúng đã chứng kiến thiết kế camera điện thoại vượt quá tầm kiểm soát trong “cuộc chiến” điện thoại chụp ảnh tốt nhất. Thực tế, bản thân các máy ảnh này đã quá lớn.
Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng đó sẽ không sớm chậm lại.
Tại sao camera điện thoại lại lớn đến vậy?
Có rất nhiều lý do khiến camera điện thoại trở nên lớn và cồng kềnh. Một trong những lý do quan trọng là camera nhỏ hơn sẽ khó có thể chụp ảnh đẹp và có chất lượng cao.
Người dùng sẽ không thể chụp được những hình ảnh tốt nhất trừ nếu điện thoại không được trang bị phần cứng phù hợp. Và phần cứng đó cần không gian.
Xiaomi 13 Ultra và cụm camera sau.
Hai trong số những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới điều này là cảm biến hình ảnh lớn hơn và khả năng zoom quang học tốt hơn. Cảm biến lớn hơn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, có tác động tích cực đến chất lượng ảnh, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra, độ zoom quang học cao hơn cũng cần nhiều không gian hơn. Đó là lý do các tay săn ảnh thường mang theo các ống kính cực lớn.
Trong những năm trước, đa số các bức ảnh đều có chất lượng khá tệ — đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.
Dải camera sau của điện thoại Google.
Vấn đề là không gian bên trong điện thoại thông minh quá hạn chế, điều này có thể gây khó khăn cho việc lắp tất cả các thành phần phù hợp vào bên trong. Không gian là lý do chính khiến Apple bỏ giắc cắm tai nghe và OnePlus bỏ thanh trượt cảnh báo được người hâm mộ yêu thích.
Các phần cứng đó chiếm không gian cần thiết cho các thành phần cao cấp hơn và việc tăng độ dày của điện thoại không phải là một lựa chọn. Đây cũng là điều cấm kỵ đối với hầu hết các nhà sản xuất điện thoại cao cấp.
Vấn đề là việc cân bằng độ dày của thiết bị với nhu cầu ngày càng tăng về phần cứng máy ảnh chất lượng cao sẽ khiến phần lồi camera trở nên quá khổ.
Camera càng lớn, càng có nhiều vấn đề
Khi camera của iPhone 6 bắt đầu nhô ra khỏi thân máy, nhiều người dùng đã bối rối. Không ít người dùng sợ sự thay đổi, đặc biệt là khi sự thay đổi đó khiến một chiếc điện thoại trở nên gồ ghề hơn khi đặt lên mặt bàn.
Hạn chế của camera sau lồi trên smartphone.
Điều “điên rồ” hơn là dòng iPhone 15 còn có độ lồi camera sau lớn hơn. Nhưng ngày nay, mọi người đã quen hơn với điều này.
Thực tế, cụm camera lớn có thể là một điểm yếu, khiến ống kính bên ngoài dễ bị hỏng hơn.
Chiếc smartphone cao cấp Xiaomi 13 Ultra là 1 ví dụ tiêu biểu. Điện thoại có cụm camera lồi hình tròn với mặt kính lớn nổi bật. Với những người dùng bất cẩn, chúng rất dễ hỏng. Khi mặt sau của một chiếc điện thoại bị hỏng, điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại hàng ngày nhưng sẽ khiến thiết bị kém thẩm mỹ hơn.
Camera sau của flagship đang lớn khủng khiếp
Để hoàn thiện thiết kế, điện thoại Pixel vẫn có thanh camera dài nhưng không dày. Google đã tận dụng điều này khi kết hợp cho máy thiết kế hai tông màu, xu hướng này đã tiếp tục với dòng Pixel 8.
Vấn đề là những chiếc smartphone có camera lớn vẫn không đẹp, ví dụ như OnePlus Open hoặc thậm chí là OnePlus 11. Cả hai điện thoại đều có camera hình tròn khổng lồ được đặt ở mặt sau của điện thoại.
Nhiều smartphone cao cấp có camera sau lồi.
Trong thời đại khi mọi điện thoại, đặc biệt là điện thoại Android rất giống nhau từ góc độ phần cứng, thiết kế là một trong số ít những thứ giúp chúng trở nên khác biệt. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng đang cố gắng làm cho điện thoại của mình trở nên đẹp mắt hơn, đặc biệt là khi một số người coi điện thoại là một phụ kiện thời trang hơn là một công cụ thiết thực.
Thiết kế camera ba ống kính của iPhone 15 Pro cũng gợi lên một số ký ức về những chiếc máy quay video ngày xưa.
Tuy nhiên, cả hai đều lớn hơn nhiều so với thực tế và khiến smartphone nặng nề hơn, khó sử dụng bằng 1 tay.
Tạm kết
Camera lồi đã xuất hiện được một thời gian và chúng sẽ không sớm biến mất. Bằng việc được những nhà sản xuất liên tục tích hợp những phần cứng cao cấp hơn, smartphone sẽ chạm tới đỉnh cao của nhiếp ảnh. Những chiếc camera hoạt động tốt hơn sẽ luôn giành chiến thắng.
iPhone cũng có camera sau ngày càng dày.
Nhưng sẽ thật tuyệt nếu các công ty điện thoại có thể cố gắng giữ cấu hình camera nhỏ nhất có thể (thay vì gắn một chiếc camera quái dị vào mặt sau của điện thoại). Việc này sẽ giúp người dùng hạn chế được tối đa những tổn thất khi sử dụng thực tế.
Camera điện thoại đang có thiết kế “khổng lồ”
Trong cả thập kỷ qua, điện thoại thông minh không phát triển nhiều ngoài thiết kế cốt lõi: “hình chữ nhật với 2 mặt kính” phổ biến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thiết kế của chúng không thực sự thay đổi. Trên thực tế, nhiều khía cạnh khác nhau của thiết kế điện thoại đã thay đổi, bao gồm: màn hình gần như không viền, vật liệu chắc chắn hơn hay điện thoại màn hình gập lại.
Cụm camera siêu lớn của OnePlus 11.
Rõ ràng, không phải mọi thay đổi đó đều tốt hơn. Vài năm qua, công chúng đã chứng kiến thiết kế camera điện thoại vượt quá tầm kiểm soát trong “cuộc chiến” điện thoại chụp ảnh tốt nhất. Thực tế, bản thân các máy ảnh này đã quá lớn.
Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng đó sẽ không sớm chậm lại.
Tại sao camera điện thoại lại lớn đến vậy?
Có rất nhiều lý do khiến camera điện thoại trở nên lớn và cồng kềnh. Một trong những lý do quan trọng là camera nhỏ hơn sẽ khó có thể chụp ảnh đẹp và có chất lượng cao.
Người dùng sẽ không thể chụp được những hình ảnh tốt nhất trừ nếu điện thoại không được trang bị phần cứng phù hợp. Và phần cứng đó cần không gian.
Xiaomi 13 Ultra và cụm camera sau.
Hai trong số những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới điều này là cảm biến hình ảnh lớn hơn và khả năng zoom quang học tốt hơn. Cảm biến lớn hơn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, có tác động tích cực đến chất lượng ảnh, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra, độ zoom quang học cao hơn cũng cần nhiều không gian hơn. Đó là lý do các tay săn ảnh thường mang theo các ống kính cực lớn.
Trong những năm trước, đa số các bức ảnh đều có chất lượng khá tệ — đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.
Dải camera sau của điện thoại Google.
Vấn đề là không gian bên trong điện thoại thông minh quá hạn chế, điều này có thể gây khó khăn cho việc lắp tất cả các thành phần phù hợp vào bên trong. Không gian là lý do chính khiến Apple bỏ giắc cắm tai nghe và OnePlus bỏ thanh trượt cảnh báo được người hâm mộ yêu thích.
Các phần cứng đó chiếm không gian cần thiết cho các thành phần cao cấp hơn và việc tăng độ dày của điện thoại không phải là một lựa chọn. Đây cũng là điều cấm kỵ đối với hầu hết các nhà sản xuất điện thoại cao cấp.
Vấn đề là việc cân bằng độ dày của thiết bị với nhu cầu ngày càng tăng về phần cứng máy ảnh chất lượng cao sẽ khiến phần lồi camera trở nên quá khổ.
Camera càng lớn, càng có nhiều vấn đề
Khi camera của iPhone 6 bắt đầu nhô ra khỏi thân máy, nhiều người dùng đã bối rối. Không ít người dùng sợ sự thay đổi, đặc biệt là khi sự thay đổi đó khiến một chiếc điện thoại trở nên gồ ghề hơn khi đặt lên mặt bàn.
Hạn chế của camera sau lồi trên smartphone.
Điều “điên rồ” hơn là dòng iPhone 15 còn có độ lồi camera sau lớn hơn. Nhưng ngày nay, mọi người đã quen hơn với điều này.
Thực tế, cụm camera lớn có thể là một điểm yếu, khiến ống kính bên ngoài dễ bị hỏng hơn.
Chiếc smartphone cao cấp Xiaomi 13 Ultra là 1 ví dụ tiêu biểu. Điện thoại có cụm camera lồi hình tròn với mặt kính lớn nổi bật. Với những người dùng bất cẩn, chúng rất dễ hỏng. Khi mặt sau của một chiếc điện thoại bị hỏng, điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại hàng ngày nhưng sẽ khiến thiết bị kém thẩm mỹ hơn.
Camera sau của flagship đang lớn khủng khiếp
Để hoàn thiện thiết kế, điện thoại Pixel vẫn có thanh camera dài nhưng không dày. Google đã tận dụng điều này khi kết hợp cho máy thiết kế hai tông màu, xu hướng này đã tiếp tục với dòng Pixel 8.
Vấn đề là những chiếc smartphone có camera lớn vẫn không đẹp, ví dụ như OnePlus Open hoặc thậm chí là OnePlus 11. Cả hai điện thoại đều có camera hình tròn khổng lồ được đặt ở mặt sau của điện thoại.
Nhiều smartphone cao cấp có camera sau lồi.
Trong thời đại khi mọi điện thoại, đặc biệt là điện thoại Android rất giống nhau từ góc độ phần cứng, thiết kế là một trong số ít những thứ giúp chúng trở nên khác biệt. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng đang cố gắng làm cho điện thoại của mình trở nên đẹp mắt hơn, đặc biệt là khi một số người coi điện thoại là một phụ kiện thời trang hơn là một công cụ thiết thực.
Thiết kế camera ba ống kính của iPhone 15 Pro cũng gợi lên một số ký ức về những chiếc máy quay video ngày xưa.
Tuy nhiên, cả hai đều lớn hơn nhiều so với thực tế và khiến smartphone nặng nề hơn, khó sử dụng bằng 1 tay.
Tạm kết
Camera lồi đã xuất hiện được một thời gian và chúng sẽ không sớm biến mất. Bằng việc được những nhà sản xuất liên tục tích hợp những phần cứng cao cấp hơn, smartphone sẽ chạm tới đỉnh cao của nhiếp ảnh. Những chiếc camera hoạt động tốt hơn sẽ luôn giành chiến thắng.
iPhone cũng có camera sau ngày càng dày.
Nhưng sẽ thật tuyệt nếu các công ty điện thoại có thể cố gắng giữ cấu hình camera nhỏ nhất có thể (thay vì gắn một chiếc camera quái dị vào mặt sau của điện thoại). Việc này sẽ giúp người dùng hạn chế được tối đa những tổn thất khi sử dụng thực tế.