Tại sao Galaxy S23 Ultra bị chiếm dụng tới 60GB dữ liệu hệ thống?

Quang Phúc Trương

Well-known member
Gần đây, nhiều trang tin phản ánh chiếc Galaxy S23 Ultra của họ bị chiếm dụng tới 60GB dữ liệu cho phân vùng hệ thống. Con số này cao hơn rất nhiều so với những Pixel 7 Pro hay iPhone 14 Pro Max, thậm chí ngang bằng so với dữ liệu hệ thống của Windows 11. Vậy, thực hư câu chuyện này là như thế nào? Và liệu người dùng có bị ảnh hưởng bởi sự hao hụt này hay không?

Lý do S23 Ultra tốn nhiều bộ nhớ đến vậy
Để kiểm chứng, mình đã thử đo và so sánh dữ liệu phân vùng hệ thống trên Galaxy S23 Ultra với các thế hệ tiền nhiệm, bao gồm S22 Ultra, S21 Ultra và S20 Ultra. Cả ba mẫu máy đều có ROM 256GB, được cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất và điều chỉnh các cài đặt về mặc định.

Dung lượng phân vùng hệ thống trên một số mẫu máy Samsung

S23 Ultra41,26 GB
S22 Ultra32,72 GB
S21 Ultra32,74 GB
S20 Ultra32,74 GB
Kết quả, phân vùng hệ thống chiếm tới hơn 41GB dữ liệu trên Galaxy S23 Ultra. Con số này cao hơn gần 25% so với ba mẫu máy còn lại, khi chỉ chiếm dụng xung quanh mức 32,7GB. Vậy, do đâu mà chúng ta lại có sự chênh lệch này?


Trước khi đề cập về S23 Ultra, hãy cùng nói về một vấn đề phổ biến trên máy tính. Đã bao giờ bạn mua một chiếc laptop hay PC chạy Windows và nhận ra, tổng dung lượng trong tất cả phân vùng luôn nhỏ hơn thông số hãng đưa ra hay không? Chẳng hạn, bạn mua SSD 256GB nhưng hệ thống chỉ báo khoảng 240GB, hay một chiếc HDD 1TB nhưng thực tế, Windows chỉ báo khoảng 930 – 940GB thôi.

Lý do dẫn tới việc này là do sự chênh lệch giữa cách tính toán dữ liệu giữa con người và máy tính. Khi các nhà sản xuất thiết kế ổ cứng, họ tính toán dữ liệu theo hệ thập phân (cơ số 10), chẳng hạn như 1GB sẽ bằng 10^3 hay 1000MB. Tuy nhiên, máy tính lại xử lý chúng dưới dữ liệu dạng nhị phân (cơ số 2), khi này 1GB dữ liệu sẽ bằng 2^10 hay 1024MB bộ nhớ.

Máy tính bạn có SSD 256GB nhưng thực chất, Windows chỉ nhận khoảng 240GB dữ liệu
Thoạt nhìn, 24MB bộ nhớ có vẻ không quá nhiều, nhưng nếu nhân với con số hàng trăm gigibyte dung lượng của ổ cứng, con số chênh lệch có thể đạt rất lớn. Theo tính toán, lượng dữ liệu chênh lệch khi chuyển đổi hệ tính toán sẽ rơi vào khoảng 7%. Tức là, một ổ cứng 256GB thực chất chỉ có khoảng 237, 238GB dung lượng, trong khi SSD 1TB sẽ bị hao hụt khoảng 70GB dữ liệu.

Điều này xảy ra tương tự trên điện thoại, khi mà dung lượng lưu trữ thực tế luôn thấp hơn một chút so với công suất thiết kế.

Tuy nhiên, trên Galaxy S23 Ultra, Samsung đã quyết định “gộp” phần dung lượng chênh lệch trên vào chính phân vùng hệ thống. Điều này khiến dung lượng hệ thống bị tăng lên đáng kể, trong khi thực chất lượng dữ liệu được nạp vào là không đổi.

Để dễ hình dung, chúng ta xét một ví dụ dưới đây. Galaxy S23 Ultra được Samsung công bố với ROM tiêu chuẩn là 256GB. Giả sử, phân vùng hệ thống trên Galaxy S23 Ultra có dung lượng là 40GB / 256GB. Từ tỷ lệ hao hụt 7% phía trên, ta suy ra phần dung lượng mất đi rơi vào khoảng 18GB. Cộng con số này với dung lượng hệ thống, chúng ta có con số gần 60GB.

(Số liệu có chỉ mang tính chất tham khảo và có thể không đúng so với thực tế)

Dung lượng trên thực tế40GB / 238GB
Dung lượng sau khi được điều chỉnh58GB / 256GB
Đây chính là lý do vì sao bộ nhớ hệ thống trên Galaxy S23 Ultra lại cao đến như vậy.

Người dùng liệu có bị ảnh hưởng?
Về bản chất, lượng dữ liệu mà ta nhận được trên Galaxy S23 series là không đổi. Chúng chỉ là những sai số về tính toán và hoàn toàn có thể được Samsung cập nhật trong các bản vá lỗi tương lai. Chưa kể, thế hệ Galaxy S23 Ultra năm nay đã được nâng cấp dung lượng bộ nhớ trong từ 128GB lên tới 256GB, do đó lượng dữ liệu hệ thống chênh lệch dường như không ảnh hưởng quá nhiều tới trải nghiệm sử dụng của người dùng.

Thêm vào đó, Galaxy S23 series cũng cung cấp rất nhiều tuỳ chọn bộ nhớ ROM, với tối đa có thể lên đến 1TB. Người dùng có thể tuỳ biến lựa chọn phiên bản ROM sao cho phù hợp với mình, tất nhiên là đi kèm mức giá sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, họ hoàn toàn có thể lựa chọn các phương pháp lưu trữ trên đám mây, chẳng hạn như Samsung Cloud hay Google One, đảm bảo, an toàn mà dễ dàng chia sẻ hơn.
 
Bên trên