Vài năm qua, Android và iOS ngày một giống nhau ở cả thiết kế và tính năng, tuy nhiên nó vẫn khác ở bản chất. Một bên là hệ điều hành mở và một bên là hệ điều hành khép kín. Chính sự khác biệt đó đã cho iPhone một bức tường bảo mật chắc chắn hơn khỏi xâm nhập, đánh cắp dữ liệu vi được cách ly tốt hơn với thế giới bên ngoài. Trong khi đó, Android lại chọn cho mình một hướng đi khác, cho phép người dùng thoải mái trong việc tùy biến, tải ứng dụng.
Cởi mở hơn là sướng hơn nhưng cũng phải đánh đổi với nguy cơ cao hơn trong việc bị hack, ăn cắp thông tin. Không có bất kì sản phẩm nào là hoàn hảo, chính vì thế chỉ có hệ điều hành phù hợp dành cho bạn thôi, có người chấp nhận sự tù túng của iOS để có sự bảo mật, có người chọn sự thoải mái tự do của Android và chấp nhận rủi ro của nó.Vậy thì Apple đã làm cụ thể những gì để có được một hệ điều hành an toàn hơn, bảo mật hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong video ngày hôm nay nhé!
Một hệ sinh thái khép kín
Đầu tiên, Apple có một hệ sinh thái khép kín hoàn toàn, do đó hãng có quyền kiểm soát mọi thứ từ phần cứng đến phần mềm. Anh em có thể không thích iOS vì nó bí bách, nhưng rõ ràng là nó giúp việc kiểm soát thông tin, truy cập một cách cực kỳ dễ dàng. Android lại hoàn toàn khác. Đây là một hệ điều hành mở, được các thương hiệu sử dụng và tùy biến sao cho có được nét riêng của từng hãng, như OneUI của Samsung, ColorOS của OPPO,…
Không phải ngẫu nhiên mà Apple giữ iOS cho riêng mình. Nó là con bài chiến lược để thu hút người dùng vì sự độc quyền, và cũng dễ dàng kiểm soát mọi thứ. Dễ thấy nhất là cách sử dụng kho ứng dụng Apple Store. Người dùng sẽ chỉ được tải xuống từ App Store và không thể tùy tiện tải ứng dụng ngoài. Trong khi Android có rất nhiều cách để tải và cài đặt một ứng dụng.
Apple là khép kín, là chơi một mình một sân. Tưởng tượng những iPhone, iMac, iPad,… là một gia đình và bị cách ly hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài đầy virus corona. Các thành viên trong gia đình đó đều bị kiểm soát cực kỳ chặt chẽ thì sẽ không có bất kỳ con COVID nào có thể lọt được vào gia đình đó. Với Apple, cách ly là an toàn! Có thể là không tuyệt đối nhưng cũng hạn chế được tối đa khả năng bị xâm nhập. Vậy nên đến thời điểm hiện tại để nói về hệ sinh thái thì Apple đang đứng đầu, và anh em có thể dễ dàng lựa chọn 1 sản phẩm trong hệ sinh thái, như điện thoại muốn nhiều màu sắc, giá “rẻ” thì chọn iPhone 12 như mình tham khảo tại Shopdunk, chuỗi đại lý ủy quyền chính thức của Apple thì sẽ là 18,990,000, thích một chiếc iPad để đọc báo, giải trí mà muốn bỏ ra 14 triệu thôi thì mua iPad Air 4, hay mua đồng hồ thông minh để nhận thông báo thì series 6 luôn, chỉ có 9.290.000đ, chỉ cần anh em có nhu cầu thôi Apple sẽ đáp ứng hết, link thì mình sẽ để bên dưới mô tả video, anh em tham khảo ngay đi vì từ 21-27/06 đang có chương trình bán hàng không lợi nhuận của Shopdunk.
Cập nhật phần mềm nhanh chóng, thường xuyên và kịp thời hơn Android
Không biết anh em thế nào chứ mình đọc báo công nghệ thì cứ suốt ngày thấy tin Apple có cập nhật iOS mới. Phải công nhận rằng, Apple rất chăm cập nhật phần mềm và những bản cập nhật đó cũng rất kịp thời, khắc phục được lỗi và lỗ hổng gặp phải. Đơn cử như bản cập nhật iOS 14.5.1 vừa rồi mắc phải lỗi giảm hiệu năng và Apple đã ngay lập tức khắc phục nó trong khoảng 20 ngày. Tốc độ này là thực sự đáng nể khi so sánh với Android.
Các hãng Android vẫn đang sử dụng hệ điều hành mở, do đó các bản cập nhật lớn luôn phải chờ Google phát hành. Các bản cập nhật bảo mật, hàng tháng, hàng quý cũng không thường xuyên khiến việc xâm nhập vào các lỗ hổng cũng diễn ra một cách dễ dàng hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà anh em trêu rằng: người dùng iOS chê update còn Android thì thèm khát mãi mà không có. Nó có thể nặng, có thể lag nhưng rõ ràng là đã liên tục khắc phục các lỗ hổng gặp phải.
Thêm nữa, iPhone luôn được Apple bao bọc, kể cả những đứa con đã được sinh ra gần 10 năm như iPhone 6s. Bảo vệ được càng nhiều thiết bị thì cả hệ sinh thái sẽ an toàn. Chỉ trong hơn sáu tháng, iOS 14 đã được cài đặt trên hơn 90% thiết bị. Trong khi đó, Android 11 được phát hành cùng lúc tại iOS 14, nhưng ước tính cho thấy chỉ có 25% điện thoại Android đang sử dụng nó trong vòng 6 tháng kể từ khi phát hành.
Sandboxing tất cả các ứng dụng
Trên iPhone, Apple đang sử dụng công nghệ “Sandboxing”. Nó được thiết kế để ngăn các ứng dụng thu thập hoặc sửa đổi thông tin do các ứng dụng khác lưu trữ. Khi một ứng dụng sử dụng được bật, Sandboxing sẽ tạo một bức tường để cách ly ứng dụng với phần còn lại của hệ điều hành như hình ảnh, các tệp thư mục, mạng, danh bạ, vị trí,… Mỗi ứng dụng sẽ có một thư mục chính duy nhất cho các tệp mà nó sử dụng, thư mục này được chỉ định ngẫu nhiên khi ứng dụng được cài đặt.
Cởi mở hơn là sướng hơn nhưng cũng phải đánh đổi với nguy cơ cao hơn trong việc bị hack, ăn cắp thông tin. Không có bất kì sản phẩm nào là hoàn hảo, chính vì thế chỉ có hệ điều hành phù hợp dành cho bạn thôi, có người chấp nhận sự tù túng của iOS để có sự bảo mật, có người chọn sự thoải mái tự do của Android và chấp nhận rủi ro của nó.Vậy thì Apple đã làm cụ thể những gì để có được một hệ điều hành an toàn hơn, bảo mật hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong video ngày hôm nay nhé!
Một hệ sinh thái khép kín
Đầu tiên, Apple có một hệ sinh thái khép kín hoàn toàn, do đó hãng có quyền kiểm soát mọi thứ từ phần cứng đến phần mềm. Anh em có thể không thích iOS vì nó bí bách, nhưng rõ ràng là nó giúp việc kiểm soát thông tin, truy cập một cách cực kỳ dễ dàng. Android lại hoàn toàn khác. Đây là một hệ điều hành mở, được các thương hiệu sử dụng và tùy biến sao cho có được nét riêng của từng hãng, như OneUI của Samsung, ColorOS của OPPO,…
Không phải ngẫu nhiên mà Apple giữ iOS cho riêng mình. Nó là con bài chiến lược để thu hút người dùng vì sự độc quyền, và cũng dễ dàng kiểm soát mọi thứ. Dễ thấy nhất là cách sử dụng kho ứng dụng Apple Store. Người dùng sẽ chỉ được tải xuống từ App Store và không thể tùy tiện tải ứng dụng ngoài. Trong khi Android có rất nhiều cách để tải và cài đặt một ứng dụng.
Apple là khép kín, là chơi một mình một sân. Tưởng tượng những iPhone, iMac, iPad,… là một gia đình và bị cách ly hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài đầy virus corona. Các thành viên trong gia đình đó đều bị kiểm soát cực kỳ chặt chẽ thì sẽ không có bất kỳ con COVID nào có thể lọt được vào gia đình đó. Với Apple, cách ly là an toàn! Có thể là không tuyệt đối nhưng cũng hạn chế được tối đa khả năng bị xâm nhập. Vậy nên đến thời điểm hiện tại để nói về hệ sinh thái thì Apple đang đứng đầu, và anh em có thể dễ dàng lựa chọn 1 sản phẩm trong hệ sinh thái, như điện thoại muốn nhiều màu sắc, giá “rẻ” thì chọn iPhone 12 như mình tham khảo tại Shopdunk, chuỗi đại lý ủy quyền chính thức của Apple thì sẽ là 18,990,000, thích một chiếc iPad để đọc báo, giải trí mà muốn bỏ ra 14 triệu thôi thì mua iPad Air 4, hay mua đồng hồ thông minh để nhận thông báo thì series 6 luôn, chỉ có 9.290.000đ, chỉ cần anh em có nhu cầu thôi Apple sẽ đáp ứng hết, link thì mình sẽ để bên dưới mô tả video, anh em tham khảo ngay đi vì từ 21-27/06 đang có chương trình bán hàng không lợi nhuận của Shopdunk.
Cập nhật phần mềm nhanh chóng, thường xuyên và kịp thời hơn Android
Không biết anh em thế nào chứ mình đọc báo công nghệ thì cứ suốt ngày thấy tin Apple có cập nhật iOS mới. Phải công nhận rằng, Apple rất chăm cập nhật phần mềm và những bản cập nhật đó cũng rất kịp thời, khắc phục được lỗi và lỗ hổng gặp phải. Đơn cử như bản cập nhật iOS 14.5.1 vừa rồi mắc phải lỗi giảm hiệu năng và Apple đã ngay lập tức khắc phục nó trong khoảng 20 ngày. Tốc độ này là thực sự đáng nể khi so sánh với Android.
Các hãng Android vẫn đang sử dụng hệ điều hành mở, do đó các bản cập nhật lớn luôn phải chờ Google phát hành. Các bản cập nhật bảo mật, hàng tháng, hàng quý cũng không thường xuyên khiến việc xâm nhập vào các lỗ hổng cũng diễn ra một cách dễ dàng hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà anh em trêu rằng: người dùng iOS chê update còn Android thì thèm khát mãi mà không có. Nó có thể nặng, có thể lag nhưng rõ ràng là đã liên tục khắc phục các lỗ hổng gặp phải.
Thêm nữa, iPhone luôn được Apple bao bọc, kể cả những đứa con đã được sinh ra gần 10 năm như iPhone 6s. Bảo vệ được càng nhiều thiết bị thì cả hệ sinh thái sẽ an toàn. Chỉ trong hơn sáu tháng, iOS 14 đã được cài đặt trên hơn 90% thiết bị. Trong khi đó, Android 11 được phát hành cùng lúc tại iOS 14, nhưng ước tính cho thấy chỉ có 25% điện thoại Android đang sử dụng nó trong vòng 6 tháng kể từ khi phát hành.
Sandboxing tất cả các ứng dụng
Trên iPhone, Apple đang sử dụng công nghệ “Sandboxing”. Nó được thiết kế để ngăn các ứng dụng thu thập hoặc sửa đổi thông tin do các ứng dụng khác lưu trữ. Khi một ứng dụng sử dụng được bật, Sandboxing sẽ tạo một bức tường để cách ly ứng dụng với phần còn lại của hệ điều hành như hình ảnh, các tệp thư mục, mạng, danh bạ, vị trí,… Mỗi ứng dụng sẽ có một thư mục chính duy nhất cho các tệp mà nó sử dụng, thư mục này được chỉ định ngẫu nhiên khi ứng dụng được cài đặt.