Tại sao iPhone gốc tiếp tục được bán với giá quá cao?

VTTH.

Well-known member
iPhone luôn là một mặt hàng xa xỉ với nhiều người, đặc biệt chúng thường là kim chỉ nan cho việc định giá điện thoại cao cấp trên thị trường.
Đó thực sự là một điều bí ẩn từ iPhone. Nó tạo ra xu hướng, đỉnh cao của thiết kế và chức năng. Đối với người hâm mộ Apple, việc sở hữu một sản phẩm như vậy thường có giá trị 1.000 USD (23,5 triệu đồng) trở lên. Tuyy nhiên, hơn 63.000 USD (1,48 tỷ đồng) cho một iPhone gốc có phải là quá mức?



Những chiếc iPhone gốc đang được bán đấu giá hàng tỷ đồng.




Những chiếc iPhone gốc đang được bán đấu giá hàng tỷ đồng.

Đó không phải là giá bán lẻ của iPhone, thay vào đó, đó là những gì mà LCG Auctions đã mang lại cho chủ nhân của một chiếc iPhone thế hệ đầu tiên vẫn còn niêm phong trong hộp tại phiên đấu giá tháng 2/2023. RR Auctions cũng làm được điều tương tự trong phiên đấu giá kết thúc vào ngày 16/3, thu được gần 55.000 USD (khoảng 1,29 tỷ đồng).

Nhưng tại sao giá cao như vậy, đặc biệt khi iPhone gốc không làm việc với hệ sinh thái hiện đại của Apple. Khi một khách hàng bán lẻ trả 1.100 USD cho một chiếc iPhone 14 Pro, họ đang mua một công cụ kỹ thuật số hàng đầu. Về cơ bản, khi một khách hàng đấu giá mua một chiếc iPhone gốc được niêm phong, nó giống như việc họ nhận một cái chặn giấy đắt tiền.

Vậy nguyên nhân là gì? Câu trả lời liên quan đến lịch sử công nghệ và ý nghĩa của iPhone đối với thị trường nói chung. Những đợt bán đấu giá iPhone gốc giá cao thường coi trọng công nghệ dựa trên tuổi tác và tác động lịch sử hơn là chức năng sau khi mua. Xét cho cùng, chúng quy về một từ duy nhất: “đồ cổ”. Các nhà đấu giá và bên bán lại khác đã đánh giá lại công nghệ cũ giống với cách các nhà sưu tập xe hơi định giá xe cổ và những người hâm mộ nghệ thuật thẩm định tác phẩm nghệ thuật, định giá dựa trên tuổi tác và ý nghĩa lịch sử hơn là tiện ích thực tế cho người dùng cuối.

iPhone gốc là một phần quan trọng của lịch sử smartphone.


iPhone gốc là một phần quan trọng của lịch sử smartphone.

Nói tóm lại, khi Bảo tàng Henry Ford chi gần 1 triệu USD cho một chiếc máy tính cổ Apple 1, họ không định chạy “Doom” trên đó mà chỉ vì mục đích cung cấp “Trải nghiệm những bước tiến của những bộ óc vĩ đại nhất nước Mỹ trong khi đắm mình hoàn toàn vào những câu chuyện của họ”. Xét cho cùng, Apple 1 không còn là một công cụ, mà nó là một hiện vật.

Thời gian trôi qua và thị trường của người sưu tập phát triển, ngày càng nhiều công nghệ sẽ vượt qua ranh giới vô hình giữa “công cụ lỗi thời” và “phần lịch sử vô giá”. Vẫn còn phải xem người mua và nhà sản xuất thị hiếu sẽ xác định vị trí của dòng đó như thế nào. Tất cả những gì chúng ta biết là iPhone thế hệ đầu tiên chính thức là một phần của hậu thế.
 
Bên trên