Tại sao vua chúa Trung Quốc cổ đại dùng áo quan ngọc bích

THANHLINH

Well-known member
Do tin vào công dụng kỳ diệu của ngọc bích, tầng lớp quý tộc Trung Quốc cổ đại thường được chôn cất cùng áo quan ngọc bích may bằng chỉ vàng hoặc bạc.

Một bộ áo quan ngọc bích còn nguyên vẹn. Ảnh: Maksim Gulyachik

Một bộ áo quan ngọc bích còn nguyên vẹnMaksim Gulyachik

Cách đây 2.000 năm, dưới thời nhà Hán, những thành viên hoàng tộc ở Trung Quốc cổ đại được chôn cất với áo quan làm từ ngọc bích khâu tay. Các khối ngọc cắt gọt tỉ mỉ được nối liền với nhau bằng sợi chỉ vàng và bạc. Đó là một tập tục chỉ dành cho người giàu có và có tầm ảnh hưởng chính trị nhất đương thời, theo IFL Science.

Ngọc bích có một vị trí nổi bật trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Loại ngọc này được ưu ái bởi độ bền và độ cứng từ thời Đồ đá mới (khoảng 3500 - 2000 năm trước Công nguyên), người nguyên thủy dùng nó làm công cụ và vũ khí. Trải qua nhiều thế kỷ, người xưa cho rằng ngọc bích có những công dụng thần kỳ nên ngày càng ưa chuộng. Do đó, ngọc bích xuất hiện trong các nghi thức, dùng làm đồ trang trí cũng như trang sức. Khi nhà Hán trị vì (từ năm 202 trước Công nguyên), đồ bằng ngọc bích thường trang trí theo mô típ động vật và là vật trang trí của tầng lớp thượng lưu.

Nhờ độ bền và vẻ đẹp thẩm mỹ (đặc biệt là màu sắc trong suốt), ngọc bích trở thành biểu tượng của sự thuần khiết, sự liêm chính và bất tử. Đối với người thời Hán, con người có phần hồn và phần xác. Phần hồn đi tới thế giới bên kia sau khi chết, tồn tại cùng những người bất tử. Trong khi đó, phần xác nằm trong mộ và chỉ có thể hợp nhất với phần hồn thông qua nghi lễ. Ngọc bích đóng vai trò quan trọng trong nghi lễ này, bởi những công dụng thần kỳ của nó được cho là giúp bảo vệ cơ thể và linh hồn trong mộ.

Sử gia người Trung Quốc Tư Mã Thiên (năm 145 - 86 trước Công nguyên) từng viết Hán Vũ Đế (năm 157 - 87 trước Công nguyên) có một chiếc cốc ngọc bích khắc chữ. Hán Vũ Đến cũng uống thuốc trường sinh từ bột ngọc bích trộn với sương sớm lấy trên một chiếc đĩa đồng nhằm kéo dài tuổi thọ nhưng không hiệu quả.

Do tầm quan trọng của ngọc bích đối với linh hồn, người nhà Hán sẽ sử dụng ngọc bích nhiều hết mức có thể cho người chết có địa vị đặc biệt. Tập tục làm áo quan bằng ngọc bích để bảo vệ cơ thể bất tử là bước tiếp theo. Áo quan ngọc bích được đề cập lần đầu tiên trong sử sách Trung Quốc vào năm 320 nhưng vẫn là một bí ẩn cho tới cuối thế kỷ 20. Vào năm 1968, các nhà nghiên cứu phát hiện hai bộ áo quan ngọc bích hoàn chỉnh làm từ hàng nghìn khối ngọc nhỏ khâu bằng chỉ vàng. Bộ áo quan nằm trong mộ Trung Sơn Vương Lưu Thắng và vợ ông là Vương phi Đậu Thị. Trước đó, ngôi mộ chưa bị kẻ trộm xáo trộn.

Theo Hậu Hán Thư, loại chỉ dùng may áo quan ngọc bích phụ thuộc vào thân phận của người chết và không phải ai cũng được dùng chỉ vàng. Chỉ có các hoàng đế được sử dụng loại chỉ này trong khi hoàng tử, công chúa, vương gia và hầu tước dùng chỉ bạc. Con trai và con gái của những quý tộc trên sẽ dùng chỉ đồng còn tầng lớp quý tộc nhỏ dùng tơ lụa. Những người thuộc tầng lớp thấp hơn bị cấm chôn áo quan ngọc bích trong mộ.

Tập tục trên dường như kết thúc dưới thời trị vì của hoàng đế đầu tiên của nước Ngụy do lo sợ đồ vật sang trọng như vậy sẽ thu hút những kẻ trộm mộ tìm cách đốt áo quan để lấy chỉ vàng và bạc.
 
Bên trên